cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 45/TC-CĐKT ngày 30/05/1994 Quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 45/TC-CĐKT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 30-05-1994
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1994
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-08-2001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2784 ngày (7 năm 7 tháng 19 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-08-2001
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-08-2001, Thông tư số 45/TC-CĐKT ngày 30/05/1994 Quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/08/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hưóng dẫn Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với Doanh nghiệp bảo hiểm và Doanh nghiệp môi giớí bảo hiểm (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45/TC-CĐKT

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 1994

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 45/TC-CĐKT NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 1994 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Thi hành Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ "Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ", Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/1/1988 của Hội đồng Bộ trưởng "Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính", các Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức được Quốc hội thông qua ngày 05/7/1993. Nghị định số 55/CP, số 57/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật thuế và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế;
Căn cứ Pháp lệnh kế toán, thống kê do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10/5/1988 và Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm;
Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng thực hiện Thông tư này được hiểu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm và bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm,

- Công ty cổ phần bảo hiểm,

- Công ty bảo hiểm tương hỗ,

- Công ty liên doanh bảo hiểm,

- Chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài,

- Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài.

Riêng đối với tổ chức môi giới bảo hiểm sẽ áp dụng chế độ quản lý tài chính hiện hành như các công ty dịch vụ khác.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm vật chất về kết quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo luật định.

3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải thực hiện các chế độ tài chính do Nhà nước quy định chung cho các doanh nghiệp nhà nước khác như chế độ bảo toàn và phát triển vốn, chế độ xây dựng kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính doanh nghiệp... và các quy định tại Thông tư này.

II. VỐN, KÝ QUỸ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1. Vốn

1.1. Mức vốn pháp định áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 22 Nghị định về kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể quy định mức vốn điều lệ của mình cao hơn mức vốn pháp định và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động.

1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo quy định chung cho các doanh nghiệp nhà nước.

2. Ký quỹ

2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ và được hưởng lãi trên số tiền ký quỹ như quy định tại Điều 9 Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Mức ký quỹ quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm.

2.2. Trường hợp khả năng thanh toán bị thiếu hụt, doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng yêu cầu thanh toán phát sinh. Trong vòng 90 ngày kể từ khi sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung phần thiếu hụt số tiền ký quỹ so với quy định và báo cáo Bộ Tài chính.

2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.

2.4. Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi nộp tiền ký quỹ báo cáo Bộ Tài chính. Mọi trường hợp sử dụng tiền ký quỹ phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

3. Khả năng thanh toán

3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động của mình.

3.2.

a. Một doanh nghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi tổng các nguồn vốn sau đây lớn hơn hoặc bằng mức đảm bảo khả năng thanh toán.

- Vốn điều lệ đã đóng.

- Quỹ dự trữ bắt buộc (theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm).

- Lãi của các năm trước chưa sử dụng.

b. Mức đảm bảo khả năng thanh toán được quy định như sau:

b.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phí nhân thọ: 20% tổng phí thực giữ lại trong năm tài chính trước.

b.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: 0,1% tổng số tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trong năm tài chính trước.

b.3. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành đồng thời bảo hiểm nhân thọ và phí nhân thọ: bằng kết quả mục b.1 cộng b.2 nêu trên.

3.3. Khi khả năng thanh toán không được bảo đảm, doanh nghiệp bảo hiểm phải lập phương án tài chính để bổ sung phần thiếu hụt và báo cáo Bộ Tài chính. Phương án tài chính phải được thực hiện trong thời gian không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày phát hiện có sự thiếu hụt khả năng thanh toán.

- Trường hợp khả năng thanh toán không được khôi phục đủ theo quy định trên, Bộ Tài chính sẽ ra quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm cho đến khi khả năng thanh toán được bảo đảm theo quy định.

- Trường hợp khả năng thanh toán bị thiếu hụt nghiêm trọng đến mức tổng các nguồn vốn quy định tại điểm 3.2 (a) nêu trên nhỏ hơn 1/3 mức đảm bảo khả năng thanh toán. Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định về kinh doanh bảo hiểm.

III. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm. Được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được lập riêng cho từng loại nghiệp vụ và chỉ lập cho phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm. Số dư của dự phòng nghiệp vụ cuối năm tài chính được chuyển thành số dư đầu kỳ của dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính sau.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập các khoản dự phòng nghiệp vụ sau:

3.1. Dự phòng phí cho các trách nhiệm chưa hoàn thành (gọi là dự phòng phí):

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm phí nhân thọ: Dự phòng phí bao gồm tất cả các khoản phí đã thu được trong năm tài chính nhưng phải để lại để thanh toán các trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn lại của 2 tháng cuối đối với nghiệp vụ bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không và 40% tổng phí giữ lại của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại thuộc năm tài chính trước. Trường hợp muốn áp dụng khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. - Đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ: Dự phòng phí bao gồm phần phí tiết kiệm nhằm tích luỹ lại để lập số dư tiền gửi cho người được bảo hiểm. Cách tính dự phòng phí được áp dụng theo các phương pháp toán học phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2. Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (gọi là dự phòng bồi thường): dự phòng này để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm, đã khiếu nại hoặc chưa khiếu nại, nhưng tính đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết. Cách tính mức trích lập dự phòng bồi thường được áp dụng theo phương pháp thống kê.

3.3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (gọi là dự phòng dao động lớn): Dự phòng này dùng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí và dự phòng bồi thường, không đủ để chi trả bồi thường phần trách nhiệm giữ lại. Cách tính mức trích lập dự phòng dao động lớn được áp dụng theo phương pháp thống kê và được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng dao động lớn bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính.

IV. NỘI DUNG THU CHI

1. Thu

1.1. Thu kinh doanh bảo hiểm gồm:

a. Thu phí bảo hiểm gốc

b. Thu phí nhận tái bảo hiểm gồm:

- Thu phí nhận tái bảo hiểm

- Thu khác

c. Thu nhượng tái bảo hiểm gồm:

- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

- Thu bồi thường phần nhượng tái bảo hiểm

- Thu khác

d. Kết dư dự phòng nghiệp vụ năm trước chuyển sang gồm:

- Dự phòng phí

- Dự phòng bồi thường

e. Thu đòi người thứ ba

f. Thu khác: thu giám định, xử lý hàng bồi thường 100%...

1.2. Thu hoạt động đầu tư và các hoạt động khác gồm:

a. Lãi thu được từ hoạt động đầu tư.

b. Thu từ các hoạt động khác gồm:

- Thu lãi từ tiền gửi ngân hàng (phần vốn không đem đầu tư)

- Thu phí đại lý giám định, xét bồi thường, đòi người thứ ba.

- Thu khác.

2. Chi

2.1. Chi kinh doanh bảo hiểm gồm:

a. Chi hoàn phí bảo hiểm gốc

b. Chi bồi thường bảo hiểm gốc gồm:

- Chi bồi thường phần trách nhiệm giữ lại

- Chi bồi thường phần trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.

c. Chi nhận tái bảo hiểm gồm:

- Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

- Chi khác

d. Chi nhượng tái bảo hiểm gồm:

- Phí nhượng tái bảo hiểm

- Chi khác

e. Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ gồm:

- Dự phòng phí

- Dự phòng bồi thường

- Dự phòng dao động lớn

g. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm:

- Chi khấu hao tài sản cố định

- Chi trả tiền lương, tiền công và các khoản chi khác theo quy định cho người lao động

- Chi các loại thuế và lệ phí theo quy định của Nhà nước

- Chi bảo toàn và phát triển vốn (đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm).

- Chi quản lý khác.

h. Chi hoa hồng bảo hiểm gốc.

i. Chi khác: giám định, chi xử lý hàng bồi thường 100%...

2.2. Chi hoạt động đầu tư và các hoạt động khác:

a. Chi phí cho hoạt động đầu tư (không bao gồm tiền vốn gốc đem đầu tư)

b. Chi phí cho các hoạt động khác gồm:

- Chi thủ tục phí ngân hàng

- Chi phí đại lý giám định, xét bồi thường, đòi người thứ ba

- Chi các loại thuế và lệ phí theo quy định của Nhà nước

- Chi khác

3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được hạch toán vào phần chi các khoản sau đây:

a. Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Nghị định về kinh doanh bảo hiểm.

b. Tiền phạt các loại do vi phạm luật lệ Nhà nước, hợp đồng kinh tế, nợ quá hạn...

c. Thiệt hại về tài sản nhà nước do cá nhân, tập thể doanh nghiệp bảo hiểm gây ra.

d. Các khoản mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản (đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm).

e. Các khoản chi thuộc nguồn vốn khác đài thọ.

V. ĐẦU TƯ VỐN

1. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để đầu tư. Các nguồn vốn có thể được đầu tư là:

- Vốn điều lệ

- Quỹ dự trữ bắt buộc

- Các khoản dự phòng nghiệp vụ...

2. Việc đầu tư nguồn vốn từ các khoản dự phòng nghiệp vụ (tức là phần vốn tương ứng với các cam kết giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm) chỉ được tiến hành ở Việt Nam theo các danh mục sau:

a. Mua công trái, tín phiếu kho bạc Nhà nước;

b. Kinh doanh bất động sản;

c. Mua chứng khoản (cổ phiếu, trái phiếu...);

d. Góp vốn liên doanh;

e. Cho vay theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990;

f. Gửi tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc kho bạc Nhà nước để thu lãi.

Số vốn đầu tư vào mỗi danh mục nêu trên (từ mục 1) không được phép vượt quá 25% tổng số vốn từ khoản dự phòng nghiệp vụ.

3. Việc đầu tư các nguồn vốn trên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Có sự đảm bảo chắc chắn nhất.

- Đáp ứng được yêu cầu thanh toán thường xuyên.

VI. NGHĨA VỤ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp đầy đủ và đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước các khoản sau đây:

- Thuế doanh thu, lợi tức, môn bài, nhà đất và thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm).

- Khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định của Nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm);

- Các khoản nộp khác theo quy định hiện hành.

- Nghĩa vụ nộp thuế được quy định như sau:

1. Thuế doanh thu

1.1. Doanh thu tính thuế được xác định như sau:

- Phí bảo hiểm gốc thu được từ các tổ chức, cá nhận tham gia bảo hiểm.

- Phí nhận tái bảo hiểm.

- Thu về kinh doanh bất động sản, cho vay theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính...

- Phí đại lý giám định, xét bồi thường đòi người thứ ba.

- Thu từ các hoạt động khác.

1.2. Thuế suất được áp dụng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 55/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ và biểu thuế doanh thu đính kèm.

2. Thuế lợi tức

2.1. Lợi tức chịu thuế bao gồm lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác, được xác định như sau:

Lợi tức chịu thuế


=

Thu kinh doanh bảo hiểm


-

Chi kinh doanh bảo hiểm


+

Thu từ các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác


-

Chi hoạt động đầu tư và các hoạt động khác

Các khoản thu, chi nêu trên được xác định như sau:

- Thu kinh doanh bảo hiểm: gồm mục 1.1 trừ thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm trong mục 1.1 (c) thuộc phần IV của Thông tư này.

- Chi kinh doanh bảo hiểm: gồm mục 2.1 trừ chi bồi thường phàn trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm trong mục 2.1 (b) và chi nộp thuế lợi tức trong mục 2.1 (g) thuộc phần IV của Thông tư này.

- Thu từ hoạt động đầu tư và các hoạt động khác: gồm mục 2.2 trừ chi nộp thuế lợi tức trong mục 2.2 (b) thuộc phần IV của Thông tư này.

2.2. Thuế suất được xác định như sau:

- Đối với công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài áp dụng theo quy định tại Điều 26 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Đối với Công ty cổ phần bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm: áp dụng theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 57/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ.

Các quy định về thủ tục nộp thuế, thời hạn nộp thuế, miễn giảm thuế và các quy định khác được áp dụng theo Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước.

3. Thuế môn bài

Thực hiện theo Nghị quyết số 226/HĐBT ngày 19/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 64/TC-TCT ngày 28/02/1991 của Bộ Tài chính.

4. Thuế nhà, đất: Thực hiện theo Pháp lệnh về thuế nhà, đất ngày 31/7/1992, Nghị định số 339/HĐBT ngày 22/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản pháp quy hiện hành.

5. Thu về sử dụng vốn ngân sách: Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm và thực hiện theo Nghị định số 22/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư số 13/TCT ngày 28/02/1991 và Thông tư số 89/TC-TCT ngày 31/12/1992 của Bộ Tài chính.

VII. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG LỢI TỨC

Lợi tức của doanh nghiệp bảo hiểm, sau khi đã nộp thuế lợi tức, số còn lại (coi như 100%) được sử dụng như sau:

1. Trích 5% lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm.

2. 95% còn lại, trước hết phải dùng để nộp phạt cho ngân sách nhà nước và khách hàng (nếu có), sau đó mới được sử dụng theo quy định của đại hội cổ đông.

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước bảo hiểm, việc sử dụng số lãi còn lại tại mục (2) trên để trích lập quỹ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của Pháp lệnh kế toán - thống kê của Việt Nam, Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 và Thông tư số 03/TC-VKH ngày 27/2/1992 của Bộ Tài chính. Ngoài ra:

1. Hàng quý, chậm nhất vào ngày thứ 40 của quý sau, doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi cho Bộ Tài chính các loại báo cáo (theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính quy định) như sau:

- Báo cáo thu phí bảo hiểm;

- Báo cáo chi bồi thường bảo hiểm;

2. Hàng năm, chậm nhất vào ngày 1 tháng 3 năm sau, doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo (theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính quy định) như sau:

- Báo cáo thu phí bảo hiểm và dự phòng phí bảo hiểm;

- Báo cáo chi bồi thường và dự phòng bồi thường;

- Báo cáo trích lập dự phòng dao động lớn;

- Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

- Báo cáo lãi, lỗ hoạt động kinh doanh;

- Báo cáo khả năng thanh toán;

- Báo cáo cân đối tài sản.

IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi trách nhiệm cam kết trong hợp đồng bảo hiểm và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước Việt Nam theo luật định.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý, kiểm tra và thanh tra của Bộ Tài chính theo quy định của Luật thuế, Pháp lệnh kế toán - thông kê, Pháp lệnh Thanh tra, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm.

3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 và thay thế Thông tư số 26/CT-TCĐN ngày 14/7/1980 của Bộ Tài chính.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gửi các văn bản hướng dẫn nội bộ thực hiện Thông tư này cho Bộ Tài chính để theo dõi thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời.

 

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã Ký)

 

MẪU 1

BÁO CÁO

THU PHÍ BẢO HIỂM (NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Quý báo cáo từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm trực tiếp

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Phí bảo hiểm gốc

Phí tái bảo hiểm tại Việt Nam

Phí tái bảo hiểm ngoài Việt Nam

Phí giữ lại

1

2

3

4

5

6=3-4-5

1

.

.

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Các loại nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Phí bảo hiểm gốc

Phí tái bảo hiểm tại
Việt Nam

Phí tái bảo hiểm ngoài Việt Nam

Phí giữ lại

1

2

3

4

5

6=3-4-5

1

.

.

 

 

 

 

 

 

- HĐ không theo tỷ lệ

- HĐ theo tỷ lệ

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 2

BÁO CÁO

BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM (NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Quý báo cáo từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

Nghiệp vụ bảo hiểm trực tiếp

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tổng bồi thường gốc trừ giá trị thu hồi

Bồi thường đòi từ HĐ TBH tại VN và nguồn khác

Bồi thường đòi từ HĐ TBH ngoài Việt Nam và nguồn khác

Số tiền bồi thường thực trả

1

2

3

4

5

6=3-4-5

1

.

.

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tổng bồi thường gốc trừ giá trị thu hồi

Bồi thường đòi từ HĐ TBH tại VN và nguồn khác

Bồi thường đòi từ HĐ TBH ngoài Việt Nam và nguồn khác

Số tiền bồi thường thực trả

1

2

3

4

5

6=3-4-5

1

.

.

 

 

 

 

 

 

- HĐ không theo tỷ lệ

- HĐ theo tỷ lệ

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 3

BÁO CÁO

THU NHẬP PHÍ VÀ DỰ PHÒNG PHÍ BẢO HIỂM (NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT


Nghiệp vụ bảo hiểm

Dự phòng phí năm trước chuyển sang

Dự phòng phí cho năm tài chính sau

Phí giữ lại

Tổng thu nhập phí

1

2

3

4

5

6=(3+5-4)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 4

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH BỒI THƯỜNG VÀ DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

S

 

Số tiền bồi

Dự phòng bồi thường

Số phải bồi

TT

Nghiệp vụ bảo hiểm

thường thực trả

Năm trước chuyển sang

Phát sinh trong năm

thường trong năm

1

2

3

4

5

6=(3+5-4)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 5

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ (NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ)

- Tên doanh nghiệp:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT


Danh mục đầu tư

Năm tài chính

Tăng/(giảm) so với năm trước

 

 

Số tiền đầu tư

Tỷ lệ % trên số vốn dự phòng nghiệp vụ đầu tư

Số tiền

Tỷ lệ %

1

- Mua công trái, tín phiếu kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản

 

 

 

 

 

- Mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu...)

 

 

 

 

 

- Góp vốn liên doanh

 

 

 

 

 

- Cho vay theo quy định

 

 

 

 

 

- Gửi tiền lấy lãi

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 6

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM (NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ)

- Tên doanh nghiệp:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

Tiêu thức

Loại nghiệp vụ bảo hiểm

Tổng

 

H.Hóa

T.Biển

...

...

cộng

Tổng phí thu được

 

 

 

 

 

1. Phí bảo hiểm gốc

 

 

 

 

 

2. Phí nhận tái bảo hiểm

 

 

 

 

 

3. Phí nhượng tái bảo hiểm

 

 

 

 

 

Tổng phí giữ lại

 

 

 

 

 

4. Phí giữ lại (1+2-3)

 

 

 

 

 

5. Tăng/(giảm) dự phòng phí

 

 

 

 

 

6. Thu nhập phí (4-5)

 

 

 

 

 

Chi phí

 

 

 

 

 

7. Hoa hồng bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm

 

 

 

 

 

8. Chi phí hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

 

9. Tổng chi phí (7+8)

 

 

 

 

 

10. Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

 

 

 

 

 

11. Tổng thực chi phí (9-10)

 

 

 

 

 

Bồi thường (kể cả chi phí giải quyết bồi thường)

 

 

 

 

 

12. Bồi thường gốc đã trả

 

 

 

 

 

13. Bồi thường tái bảo hiểm đã trả

 

 

 

 

 

14. Bồi thường nhận được từ:

 

 

 

 

 

+ HĐ nhượng tái bảo hiểm

 

 

 

 

 

+ Người thứ ba

 

 

 

 

 

+ Nguồn khác

 

 

 

 

 

15. Bồi thường thực trả (12+13-14)

 

 

 

 

 

16. Tăng/(giảm) dự phòng bồi thường

 

 

 

 

 

17. Dự phòng dao động lớn

 

 

 

 

 

18. Tổng bồi thường thực trả (15+16+17)

 

 

 

 

 

Kết quả kinh doanh

 

 

 

 

 

19. Lãi/(lỗ) (6-11-18)

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 7

BÁO CÁO

BỔ SUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

- Tên doanh nghiệp:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

Tiêu thức

Loại nghiệp vụ bảo hiểm

Tổng

 

H.Hóa

T.Biển

...

...

cộng

5. Tăng/(giảm) dự phòng phí

 

 

 

 

 

a. Dự phòng cho năm tài chính

 

 

 

 

 

b. Dự phòng tồn đầu năm tài chính

 

 

 

 

 

c. Tăng/(giảm) dự phòng bồi thường

 

 

 

 

 

A- Khiếu nại chưa giải quyết:

 

 

 

 

 

a. Khiếu nại BH gốc, nhận TBH chưa giải quyết

 

 

 

 

 

b. Khiếu nại có thể đòi được từ:

 

 

 

 

 

+ HĐ nhượng TBH

 

 

 

 

 

+ Người thứ ba

 

 

 

 

 

+ Nguồn khác

 

 

 

 

 

c. Tổng khiếu nại thực chưa giải quyết (a-b)

 

 

 

 

 

B- Tổn thất đã xảy ra nhưng chưa khiếu nại

 

 

 

 

 

C- Dự phòng cho năm tài chính bao gồm cả khiếu nại chưa giải quyết và tổn thất đã xảy ra nhưng chưa khiếu nại (A+B)

 

 

 

 

 

D- Dự phòng tồn đầu năm tài chính bao gồm cả khiếu nại chưa giải quyết và tổn thất đã xảy ra nhưng chưa khiếu nại

 

 

 

 

 

E- Tăng/(giảm) (C-D)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 8

BÁO CÁO

LÃI, LỖ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

Tiêu thức

Số tiền

I. Kinh doanh bảo hiểm

 

1. Phí giữ lại

 

2. Tăng/(giảm) dự phòng phí

 

3. Thu nhập phí (1-2)

 

4. Bồi thường thực đã trả

 

5. Tăng/(giảm) dự phòng bồi thường

 

6. Dự phòng dao động lớn

 

7. Chi phí hoạt động kinh doanh

 

8. Chi hoa hồng

 

9. Tổng chi phí (4+5+6+7+8)

 

10. Lãi/(lỗ) (3-9)

 

II. Hoạt động đầu tư và các hoạt động khác

 

11. Thực thu từ hoạt động đầu tư

 

12. Thu từ hoạt động khác

 

13. Chi cho hoạt động khác

 

14. Lãi/(lỗ) từ toàn bộ các hoạt động (10+11+12+13)

 

15. Thuế lợi tức

 

16. Lãi/(lỗ) thực sau khi nộp thuế (14+15)

 

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 9

BÁO CÁO

TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG DAO ĐỘNG LỚN

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

S TT

Loại nghiệp vụ

Số dư đầu năm

Số b.thường trong năm

Số trích lập dự kiến trong năm

Số dư cuối năm

Số phí thực giữ lại trong năm

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

- So sánh cột 6 và cột 7: * 6 = 7

* 6 < 7

* 6 > 7

- Số trích lập trong năm: 5 (trường hợp 6 = 7)

5 (trường hợp 6 < 7)

5-6+7 (trường hợp 6 > 7)

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 10

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN

- Tên doanh nghiệp:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

(Đơn vị: triệu đồng)

Tài sản có

Tài sản nợ

1. Tiền ký quỹ

1. Vốn tự có

2. Vốn điều lệ chưa đóng

1.1. Vốn điều lệ

3. Tài sản cố định:

1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc

3.1. Nhà cửa

1.3. Ký quỹ

3.2. Bất động sản khác

1.4. Lãi các năm trước giữ lại

4. Đầu tư:

2. Vốn đi vay

4.1. Công trái, tín phiếu Nhà nước

2.1. Dự phòng phí

4.2. Kinh doanh bất động sản

2.2. Dự phòng bồi thường

4.3. Mua chứng khoan (cổ phiếu...)

2.3. Dự phòng dao động lớn

4.4. Góp vốn liên doanh

2.4. Tiền vay nợ ngân hàng

4.5. Cho vay theo quy định

2.5. Các khoản nợ khác

4.6. Gửi tiền lấy lãi

 

5. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

 

6. Phí chưa thu được

 

7. Tài sản khác

 

Tổng tài sản có

Tổng tài sản nợ

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)

MẪU 11

BÁO CÁO

KHẢ NĂNG THANH TOÁN

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Năm báo cáo: Từ ngày....... đến ngày...... năm 199...

I. Tổng các nguồn vốn để chứng minh khả năng thanh toán (kết quả 1):

1.1. Vốn điều lệ đã đóng: (mục 1.1 Tài sản nợ - mục 2 Tài sản có Bảng CĐTS)

1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: (mục 1.2 Tài sản nợ Bảng CĐT)

1.3. Lãi của các năm trước chưa sử dụng: (mục 1.4 Tài sản nợ Bảng CĐTS)

II. Mức đảm bảo khả năng thanh toán (kết quả 2):

2.1. Đối với loại hình bảo hiểm phí nhân thọ:

Tổng phí thực giữ lại trong năm tài chính trước x 20%

2.2. Đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ:

Tổng số tiền bảo hiểm theo các hợp đồng.

Bảo hiểm có hiệu lực trong năm tài chính trước x 0,1%

III. So sánh kết quả 1 và kết quả 2:

Kết luận

Chúng tôi xin đảm bảo rằng các thông tin trên đây là đúng sự thật.

Ngày.... tháng.... năm 199....

Người làm báo cáo (Tên và chữ ký của Giám đốc)