cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 81/TC-CN ngày 31/12/1991 Hướng dẫn Quyết định 330/HĐBT về giải thể doanh nghiệp Nhà nước (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 81/TC-CN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 31-12-1991
  • Ngày có hiệu lực: 31-12-1991
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-10-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2846 ngày (7 năm 9 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-10-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-10-1999, Thông tư số 81/TC-CN ngày 31/12/1991 Hướng dẫn Quyết định 330/HĐBT về giải thể doanh nghiệp Nhà nước (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 121/1999/QĐ-BTC ngày 01/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/TC-CN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 81/TC-CN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 330/HĐBT NGÀY 23/10/1991 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I. Thi hành Quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Bộ Tài chính đã có Thông tư số 64/TC-CN ngày 13/11/1990 hướng dẫn xử lý tài chính khi giải thể xí nghiệp quốc doanh. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Quyết định 330/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung sửa đổi Quyết định số 315 nói trên với nội dung quy định lại việc sử dụng các khoản tiền thu được do thanh lý tài sản, thu hồi công nợ các loại vốn và quỹ xí nghiệp (còn dư)... khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo trình tự dưới đây:

1. Trả lương và tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ cán bộ công nhân viên.

2. Trợ cấp thôi việc cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp (theo Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989).

3. Trả nợ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khi cho doanh nghiệp vay có đòi thế chấp tài sản.

4. Trả nợ cho các tổ chức kinh tế khác.

5. Trả nợ gốc vay ngân hàng.

6. Trả nợ và hoàn vốn ngân sách, bao gồm các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản vốn do ngân sách nhà nước cấp. Vốn cố định và vốn lưu động thuộc nguồn tự bổ sung "đều là sở hữu" toàn dân, các doanh nghiệp không được ăn chia vào vốn tự bổ sung, mà phải nộp ngân sách nhà nước (nếu còn dư sau khi xử lý theo các trình tự trên).

Nếu tiền thu về thanh lý tài sản, thu hồi công nợ... không đủ bù đắp thì ưu tiên giải quyết các khoản (1, 2), còn các khoản (3, 4, 5) được hoãn nợ và xử lý theo từng trường hợp cụ thể. Khoản (6) được miễn nộp ngân sách.

Trường hợp phải khoanh nợ khi giải thể xí nghiệp thì không xử lý cho chuyển công tác hoặc nghỉ việc đối với Giám đốc và các Phó giám đốc có liên quan, Kế toán trưởng và những người liên quan đến các khoản công nợ đó cho đến khi giải quyết xong.

Cơ quan tài chính xem xét có ý kiến quyết định về những trường hợp phải miễn nộp ngân sách theo quy định trên. Theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương chỉ đạo các Ban thanh toán nợ ở các Bộ, các địa phương phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan tổng hợp Nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc thanh toán công nợ theo các quy định trên.

II. Thông tư này có hiệu lực thi hành tư ngày ký. Những điều quy định trong Thông tư số 54/TC-CN ngày 13/11/1990 trái với Thông tư này thì bãi bỏ. Những quy định khác không trái với Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành.

 

Hồ Tế

(Đã ký)