cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 3-BYT/TT ngày 04/02/1987 của Bộ trưởng Bộ Y tế Sửa đổi các mức phụ cấp đối với cán bộ nhân viên ngành y tế làm công tác phẫu thuật, thường trực và chống dịch (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 3-BYT/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 04-02-1987
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1987
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 25-08-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4619 ngày (12 năm 7 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 25-08-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 25-08-1999, Thông tư số 3-BYT/TT ngày 04/02/1987 của Bộ trưởng Bộ Y tế Sửa đổi các mức phụ cấp đối với cán bộ nhân viên ngành y tế làm công tác phẫu thuật, thường trực và chống dịch (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2398/QĐ-BYT ngày 10/08/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bãi bỏ 120 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3-BYT/TT

Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 1987

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 3-BYT/TT NGÀY 4-2-1987 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI CÁC MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN NGÀNH Y TẾ LÀM CÔNG TÁC PHẪU THUẬT,THƯỜNG TRỰC VÀ CHỐNG DỊCH

Để phù hợp với tình hình giá cả hiện nay. Sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động (công văn số 69-LĐ/CN5 ngày 15-1-1987) và Bộ Tài chính (công văn số 64-TC/HCVX ngày 26-1-1987, Bộ Y tế sửa lại các mức phụ cấp đối với cán bộ nhân viên y tế làm công tác phẫu thuật, thường trực và chống dịch quy định tại mục V thông tư số 5-TT/LB ngày 30-1-1986 của Liên Bộ Y tế - Lao động như sau:

1. Phụ cấp phẫu thuật:

Đối tượng được hưởng phụ cấp phẫu thuật vẫn thi hành như cũ và được hưởng mức phụ cấp theo ca mổ như sau:

Chức danh

Mức phụ cấp

 

Ca mổ loại 1

Ca mổ loại 2

Ca mổ loại 3

- Người mổ chính và người gây mê, châm tê (đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp như người mổ chính).

36 đ

24 đ

18 đ

- Người phụ mổ và người gây mê, châm tê (đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp như người phụ mổ)

18 đ

14 đ

10 đ

- Người giúp việc

8 đ

7 đ

6 đ

2. Phụ cấp thường trực:

a) Ở các cơ sở điều trị, nhà hộ sinh:

- Cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên: 50 đồng

- Cán bộ y tế có trình độ trung học và sơ học: 40 đồng

b) Ở các cơ sở điều dưỡng:

- Cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên: 40 đồng

- Cán bộ y tế có trình độ trung học và sơ học: 30 đồng.

c) Ở các trạm y tế cơ sở (xã, phường, công, nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học) cán bộ y tế được tuyển dụng vào biên chế:

- Cán bộ có trình độ đại học trở lên: 30 đồng

- Cán bộ y tế có trình độ trung học và sơ học: 20 đồng.

d) Khi có dịch, cán bộ nhân viên y tế làm nhiệm vụ thường trực chuyên môn ngày đêm tại ổ dịch thì được hưởng phụ cấp thường trực như ở các cơ sở điều trị.

Việc tổ chức thường trực, chế độ nghỉ bù tạm thời thực hiện như thông tư số 31-TT/LB ngày 15-9-1981 của Liên Bộ Y tế - Lao động - Tài chính.

3. Phụ cấp chống dịch:

Trong những ngày chống dịch tại ổ dịch được hưởng phụ cấp như sau:

a) Mức 40 đồng/ngày áp dụng đối với:

- Dịch tối nguy hiểm như tả, dịch hạch, dịch lạ (chưa xác định được nhưng thuộc bệnh dịch).

- Trong những ngày đi săn bắt thú rừng để bắt sinh vật trung gian, truyền bệnh để nghiên cứu và trong những ngày đi bắt muỗi và lấy thân mình làm mồi cho muỗi đốt để nghiên cứu.

- Pha chất độc hoá học để làm công tác ba diệt.

b) Mức 30 đồng/ngày áp dụng đối với:

Các dịch sốt xuất huyết, lỵ, trực trùng, viêm gan siêu vi trùng, bạch hầu, viêm não, sốt xoắn trùng, sốt rét...

c) Mức 20 đồng/ngày áp dụng đối với tất cả các bệnh dịch còn lại.

Các mức phụ cấp được sửa lại trên thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987.

Các điểm khác đã quy định tại thông tư số 5-TT/LB ngày 30-1-1986 của Liên Bộ Y tế - Lao động mà chưa sửa đổi trong thông tư này vẫn còn giá trị thi hành.

 

Đặng Hồi Xuân

(Đã ký)