cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 1-BYT/TT ngày 05/01/1987 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức và thực hiện chế độ phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ đối với công nhân, viên chức trong ngành Y tế (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1-BYT/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 05-01-1987
  • Ngày có hiệu lực: 05-01-1987
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 25-08-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4615 ngày (12 năm 7 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 25-08-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 25-08-1999, Thông tư số 1-BYT/TT ngày 05/01/1987 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức và thực hiện chế độ phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ đối với công nhân, viên chức trong ngành Y tế (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2398/QĐ-BYT ngày 10/08/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bãi bỏ 120 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1-BYT/TT

Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 1987

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 1-BYT/TT NGÀY 5-1-1987 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LÀM ĐÊM VÀ LÀM THÊM GIỜ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNH Y TẾ

Thực hiện Thông tư số 22-LĐ/TL ngày 20-11-1985 của Bộ Lao động hướng dẫn việc thực hiện chế độ phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ đối với công nhân viên chức Nhà nước. Mục III đối tượng được thực hiện phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ có ghi: "công nhân, viên chức ngành Y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật có quy định riêng". Sau khi được sự thỏa thuận của Bộ Lao động (tại công văn số 1691-LĐCN5 ngày 28-12-1986). Bộ Y tế quy định việc tổ chức và thực hiện chế độ phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ đối với công nhân, viên chức ngành Y tế như sau:

I. TỔ CHỨC LÀM ĐÊM, LÀM THÊM GIỜ

Tổ chức làm đêm và làm thêm giờ là những công việc có tính chất đột xuất, khẩn trương ngoài dự kiến kế hoạch như:

1. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, tuyển lao động theo yêu cầu đột xuất, khám sức khỏe, xác định thương tật ngoài giờ quy định chung;

2. Công tác cấp cứu chiến thương, cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp do địch họa, thiên tai và dịch bệnh gây nên hàng loạt phải tăng cường lực lượng cứu chữa kịp thời;

3. Công tác chống dịch, dập tắt dịch bệnh xảy ra phải giải quyết ngay trong thời gian ngắn. Khám hội chẩn và quyết định điều trị trong những trường hợp bệnh cấp cứu.

Tổ chức làm đêm và làm thêm giờ theo yêu cầu như trên phải do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định sau khi có ý kiến thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn cùng cấp.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LÀM ĐÊM VÀ LÀM THÊM GIỜ

Cán bộ, nhân viên chuyên môn y tế trực tiếp làm công tác khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu bệnh nhân, cấp cứu chiến thương và thực hiện các biện pháp chuyên môn để dập tắt dịch xảy ra trong những trường hợp như đã quy định trên.

Đối với cán bộ, viên chức kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn làm nhiệm vụ khác, cán bộ làm hành chính quản trị nếu thật sự cần thiết phải làm đêm hoặc làm thêm giờ thì chủ yếu là nghỉ bù. Trường hợp đặc biệt không bố trí nghỉ bù được thì mới áp dụng trả phụ cấp làm thêm giờ, nhưng phải do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Cán bộ, nhân viên y tế làm công tác thường trực ở bệnh viện, viện điều dưỡng, v.v... hưởng theo chế độ phụ cấp thường trực, không hưởng phụ cấp này.

III. NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH TÍNH PHỤ CẤP LÀM ĐÊM VÀ LÀM THÊM GIỜ

Được áp dụng như mục IV tại Thông tư số 22-LT/TL ngày 20-11-1985 của Bộ Lao động đã quy định và hướng dẫn.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các văn bản quy định về chế độ phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ đối với cán bộ, công nhân viên chức ngành Y tế đã ban hành trước đây nếu trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Đặng Hồi Xuân

(Đã ký)