cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2012 giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  • Số hiệu văn bản: 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Ngày ban hành: 30-03-2012
  • Ngày có hiệu lực: 20-05-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4628 ngày (12 năm 8 tháng 8 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ TÀI CHÍNH- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ MỨC KINH PHÍ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 2. Nguồn kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do ngân sách bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế và các nguồn khác (nếu có).

2. Kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương thực hiện (dưới đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan Trung ương) do ngân sách trung ương bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, cơ quan Trung ương.

3. Kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do địa phương thực hiện do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.

Điều 3. Nội dung chi lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Xây dựng đề cương; thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội có liên quan phục vụ việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Điều tra, khảo sát thực địa phục vụ việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (không bao gồm việc lấy mẫu, phân tích mẫu, nếu có).

3. Thuê chuyên gia tư vấn; thuê khoán chuyên môn thực hiện các nội dung theo yêu cầu của việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tham vấn các cơ quan liên quan và cộng đồng.

5. Phân tích, đánh giá, dự báo về các tác động môi trường.

6. Chi phí khác liên quan trực tiếp đến lập, chỉnh sửa báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (nếu có).

Điều 4. Mức chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Mức chi phí tối đa cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng:

Công thức tính: GĐMC = GĐMC chuẩn x H1 x H2 x H3

Trong đó:

GĐMC là mức chi phí cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (đơn vị triệu đồng).

GĐMC chuẩn = 250 triệu đồng, là mức chi phí cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn chuẩn quy mô 1.000 km2.

H1 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được xác định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

H2 là hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành, lĩnh vực được xác định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

H3 là hệ số khu vực đặc biệt được xác định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này (hệ số H3chỉ áp dụng đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp vùng).

2. Mức chi phí tối đa cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức lồng ghép:

GĐMC lồng ghép = 0,65 x GĐMC chuẩn x H1 x H2

H1, H2 được xác định như đối với lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng.

3. Mức chi phí tối đa cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn:

GĐMC rút gọn = 0,3 x GĐMC chuẩn x H1 x H2

H1 được xác định như đối với lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng.

H2 hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành và lĩnh vực lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn được tính bằng hệ số 0,5.

4. Các mức chi phí trên chưa bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; chi phí lấy mẫu và phân tích hiện trạng môi trường. Trường hợp lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có yêu cầu lấy và phân tích mẫu, cơ quan lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược căn cứ vào yêu cầu cụ thể để xác định chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu.

5. Xác định mức chi phí tại khoản 1, 2 và 3 Điều này khi thay đổi mức lương tối thiểu:

Các mức chi phí quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này được xây dựng với mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung). Chi phí nhân công được xác định bằng 60% tổng chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Khi có sự điều chỉnh về mức lương tối thiểu thì áp dụng công thức chuyển đổi để tính chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược như sau:

GĐMCCĐ=

GĐMC x (0,4+ 0,6

L

)

LHT

Trong đó:

GĐMCCĐ Là mức chi phí cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược khi nhà nước điều chỉnh hệ số lương tối thiểu;

GĐMC Là mức chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược ứng với mức lương tối thiểu hiện hành;

L Là mức lương tối thiểu được điều chỉnh;

LHT Là mức lương tối thiểu hiện tại (830.000 đồng).

Điều 5. Lập, chấp hành dự toán và thanh toán, quyết toán

Việc lập, chấp hành dự toán và thanh quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1. Lập dự toán

Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính; nhiệm vụ lập báo đánh giá môi trường chiến lược của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được giao và mức chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tại Điều 4 Thông tư này; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các đơn vị lập dự toán kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược như sau:

a) Đối với kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của trung ương theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ, các đơn vị dự toán được giao thực hiện, lập dự toán kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cùng với dự toán kinh phí của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo Bộ, cơ quan Trung ương để tổng hợp vào dự toán ngân sách gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét theo quy định.

b) Đối với kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược do địa phương thực hiện: Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ, các đơn vị dự toán được giao thực hiện, lập dự toán kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cùng với dự toán kinh phí của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan chủ quản gửi cơ quan tài chính cùng cấp để báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Quản lý, cấp phát và thanh toán

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Kinh phí chuyển năm sau

Việc xử lý số dư kinh phí sự nghiệp kinh tế lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

4. Công tác quyết toán

a) Việc quyết toán kinh phí đánh giá môi trường chiến lược thực hiện cùng với quyết toán kinh phí thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ. Các đơn vị được giao dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế để lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm lập quyết toán gửi cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp chung vào quyết toán của cơ quan chủ quản cấp trên, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

b) Xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán: theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2012.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW phòng, chống tham nhũng;
- Các Đoàn thể, hội quần chúng ở TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Sở Tài chính; KBNN; Sở TN và MT; Sở Kế hoạch và ĐT
các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
Website Bộ Tài chính, Website Bộ TN và MT;
- Lưu: VT Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

PHỤ LỤC 1

HỆ SỐ CỦA QUY MÔ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA BÀN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (H1)
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Quy mô diện tích tự nhiên

H1

1

Dưới 1.000 km2

0,98

2

1.000 km2 đến < 2.000 km2

1,00

3

2.000 km2 đến < 3.000 km2

1,02

4

3.000 km2 đến < 4.000 km2

1,04

5

4.000 km2 đến < 5.000 km2

1,06

6

5.000 km2 đến < 6.000 km2

1,08

7

6.000 km2 đến < 7.000 km2

1,10

8

7.000 km2 đến < 8.000 km2

1,12

9

8.000 km2 đến < 9.000 km2

1,14

10

9.000 km2 đến < 10.000 km2

1,16

11

10.000 km2 đến < 11.000 km2

1,18

12

11.000 km2 đến < 13.000 km2

1,20

13

13.000 km2 đến < 15.000 km2

1,22

14

15.000 km2 đến < 17.000 km2

1,24

15

17.000 km2 đến < 30.000 km2

1,30

16

30.000 km2 đến < 50.000 km2

1,40

17

50.000 km2 đến < 70.000 km2

1,50

18

70.000 km2 đến < 100.000 km2

1,60

19

Từ 100.000 km2 trở lên

3,00

 

PHỤ LỤC 2

HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH VÀ LĨNH VỰC (H2)
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Ngành, lĩnh vực

H2

A

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

 

I

Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

 

1

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

0,9

II

Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia

 

1

Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế (bao gồm cả phân ngành của ngành và lĩnh vực đó)

0,9

2

Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế không quy định tại phần B, Phụ lục II

1,0

III

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh

1,0

B

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức báo cáo riêng

 

I

Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

 

1

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế

1,2

2

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1,0

II

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia

 

1

Quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; khai thác và chế biến than, quặng sắt, thiếc, nhôm, vonfram, antimon, titan, vàng, đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ khác

1,3

2

Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi

1,2

3

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không

1,25

4

Quy hoạch phát triển đô thị, vật liệu xây dựng, quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại

1,2

5

Quy hoạch phát triển du lịch, sân golf

1,1

6

Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện

1,1

7

Quy hoạch phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1,2

III

Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng

 

1

Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng

1,2

2

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi 02 tỉnh trở lên

1,1

3

Quy hoạch khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, khoáng sản trên phạm vi 02 tỉnh trở lên

1,2

C

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn

0,5

D

Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1,3

 

PHỤ LỤC 3

HỆ SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT (H3)
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Khu vực

H3

1

Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long

1,5

2

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1,5

3

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

2,0

4

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2,0

5

Các thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh)

2,2

6

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

2,5

7

Các địa bàn khác

1,0