cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ hướng dẫn Luật hóa chất

  • Số hiệu văn bản: 113/2017/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 09-10-2017
  • Ngày có hiệu lực: 25-11-2017
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-03-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2486 ngày (6 năm 9 tháng 26 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 01 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về:

1. Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.

2. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.

3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

4. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

5. Hóa chất cấm, hóa chất độc.

6. Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

7. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm.

8. Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất.

9. Khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất.

10. Huấn luyện an toàn hóa chất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn...

2. Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

3. San chiết, đóng gói hóa chất là việc sử dụng thiết bị, dụng cụ để san, chiết hóa chất từ dạng xá, dạng rời vào bao bì hoặc từ bao bì này sang bao bì khác mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, tính chất của hóa chất.

4. GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals).

5. Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2:

a) Tiền chất công nghiệp Nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;

b) Tiền chất công nghiệp Nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Chương II

SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT

Mục 1. YÊU CẦU CHUNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT

Điều 4. Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa

1. Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

2. Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

3. Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

4. Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

5. Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.

6. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

7. Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

8. Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

9. Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

1. Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

2. Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

3. Yêu cầu về bao bì

a) Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Điều 6. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất

1. Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.

2. Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

3. Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 7. Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất

1. Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

3. Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

4. Người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất.

Mục 2. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

Điều 8. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

1. Chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Nguy hại vật chất cấp 1, 2, 3 hoặc kiểu A, B, C và D;

b) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 2, 3;

c) Tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A;

d) Ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2;

đ) Tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2;

e) Nguy hại môi trường cấp 1.

Điều 9. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

1. Điều kiện sản xuất

a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất;

b) Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;

c) Diện tích nhà xưởng, kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cơ sở sản xuất có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ;

d) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

đ) Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

2. Điều kiện kinh doanh

a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;

b) Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;

c) Địa điểm, diện tích kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

d) Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứa, bao bì lưu trữ hóa chất phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;

e) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;

g) Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;

h) Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

3. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất.

Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;

d) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.

e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;

g) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;

h) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;

i) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;

d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;

g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;

h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;

i) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;

k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản này;

c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện

a) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện

a) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện; bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;

c) Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện như cấp mới Giấy chứng nhận.

6. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

7. Bộ Công Thương quy định các biểu mẫu hồ sơ quy định tại Điều này; xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

c) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định này.

Mục 3. SẢN XUẤT, KINH DOANH TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP

Điều 11. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp

1. Điều kiện sản xuất

Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định này và các điều kiện dưới đây:

a) Phải lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm: Số lượng tiền chất đã sản xuất, số lượng tồn kho, số lượng đã bán, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;

b) Tiền chất công nghiệp sau khi sản xuất phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.

2. Điều kiện kinh doanh

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định này và các điều kiện dưới đây:

a) Phải có đầy đủ hóa đơn mua bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp;

b) Phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax; tên tiền chất công nghiệp, số lượng mua, bán, tồn kho; mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;

c) Tiền chất công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.

3. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.

Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;

b) Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;

c) Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;

d) Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

3. Trình tự, thủ tục cấp phép

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 8 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Mẫu Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất

a) Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lô xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp;

b) Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép

a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

d) Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.

6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép

a) Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng, thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ hoặc hóa đơn, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; giấy tờ, tài liệu xác nhận đối với các nội dung điều chỉnh;

c) Thủ tục điều chỉnh Giấy phép, thời hạn Giấy phép thực hiện như cấp mới Giấy phép.

7. Hồ sơ, thủ tục gia hạn Giấy phép

a) Giấy phép được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều này nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong. Giấy phép chỉ được gia hạn một lần;

b) Trước khi Giấy phép hết hạn tối thiểu 05 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

c) Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; bản sao Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp đã được cấp;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không gia hạn Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

đ) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được gia hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp phép gia hạn.

8. Bộ Công Thương phân công đơn vị chuyên môn có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Khi hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia được kết nối, việc tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

9. Bộ Công Thương quy định các biểu mẫu hồ sơ quy định tại Điều này.

Điều 13. Miễn trừ, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

1. Các trường hợp được miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

a) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng;

b) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.

2. Trường hợp phải thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

a) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy phép;

b) Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

c) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép chấm dứt hoạt động.

3. Cơ quan cấp Giấy phép quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này là cơ quan thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy phép phải thu hồi có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Mục 4. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

Điều 14. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

1. Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;

b) Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;

c) Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;

d) Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.

Điều 15. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

1. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.

2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

3. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.

4. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất.

Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm i khoản 1 Điều 10 của Nghị định này;

c) Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm k khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

c) Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan cấp phép;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;

c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Mẫu Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép

a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

5. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Giấy phép

a) Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này; bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;

c) Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thực hiện như cấp mới Giấy phép.

6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này;

b) Lưu giữ Giấy phép đã được cấp tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

c) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này.

7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

a) Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thẩm định và cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; quy định các biểu mẫu hồ sơ quy định tại Điều này; xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến quá trình hoạt động hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý, báo cáo kết quả kiểm tra tới Bộ Công Thương. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Sở Công Thương kiến nghị Bộ Công Thương để xem xét, xử lý.

Điều 17. Kiểm soát hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

1. Toàn bộ hóa đơn Giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng liên quan đến hoạt động mua, bán hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên hóa chất theo Danh mục quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để kinh doanh phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để sử dụng phải đảm bảo đủ các yêu cầu quy định tại Chương V của Luật hóa chất.

Mục 5. HÓA CHẤT CẤM, HÓA CHẤT ĐỘC

Điều 18. Hóa chất cấm

1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.

Điều 19. Hóa chất độc

1. Hóa chất độc bao gồm các hóa chất được quy định tại khoản 5 Điều 4 của Luật hóa chất.

2. Việc mua, bán hóa chất độc phải có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định tại Điều 23 của Luật hóa chất

Chương III

KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;

b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.

5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 6 Điều này.

6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này;

d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu;

đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định;

e) Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

7. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

a) Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt Kế hoạch thành lập. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan thẩm định và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi thực hiện dự án bao gồm cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hội đồng có thể bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan;

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng tối thiểu là 07 người, tối đa là 09 người;

c) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế việc thực hiện quy định về an toàn hóa chất, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định;

d) Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt;

đ) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch;

e) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua và các thành viên còn lại đều đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua; các trường hợp khác, Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.

8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;

b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương;

d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu.

9. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

b) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;

d) Quy định các biểu mẫu theo quy định tại Điều này.

10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất.

3. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

5. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

a) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Xác định khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

2. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn

a) Các dự án đầu tư có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở sau ngày quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn có hiệu lực phải thiết lập khoảng cách an toàn đối với các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt trong báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

c) Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án liên quan.

Chương IV

PHÂN LOẠI HÓA CHẤT, PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT

Điều 23. Phân loại hóa chất

Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS, từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi, bao gồm các phân loại chính sau:

TT

Phân loại

Phân cấp

I

Nguy hại vật chất

1

Chất nổ

Chất nổ không bền

Cấp 1.1

Cấp 1.2

Cấp 1.3

Cấp 1.4

Cấp 1.5

Cấp 1.6

2

Khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Khí tự cháy

Cấp A

Cấp B

 

 

3

Sol khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

4

Khí oxy hóa

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

5

Khí chịu áp suất

Khí nén

Khí hóa lỏng

Khí hóa lỏng đông lạnh

Khí hòa tan

 

 

 

6

Chất lỏng dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

 

 

 

7

Chất rắn dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

 

 

 

 

 

8

Chất và hỗn hợp tự phản ứng

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C&D

Kiểu E&F

Kiểu G

 

 

9

Chất lỏng tự cháy

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

10

Chất rắn tự cháy

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

11

Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt

Cấp 1

Cấp 2

 

 

 

 

 

12

Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

13

Chất lỏng oxy hóa

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

14

Chất rắn oxy hóa

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

15

Peroxyt hữu cơ

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C&D

Kiểu E&F

Kiểu G

 

 

16

Ăn mòn kim loại

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

II

Nguy hại sức khỏe

17

Độc cấp tính

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

 

 

18

Ăn mòn/kích ứng da

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 1C

Cấp 2

Cấp 3

 

 

19

Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt

Cấp 1

Cấp 2/2A

Cấp 2B

 

 

 

 

20

Tác nhân nhạy hô hấp

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

21

Tác nhân nhạy da

Cấp 1

 

 

 

 

 

 

22

Đột biến tế bào mầm

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2

 

 

 

 

23

Tác nhân gây ung thư

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2

 

 

 

 

24a

Độc tính sinh sản

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2

 

 

 

 

24b

Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ

 

 

 

 

 

 

 

25

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

26

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại

Cấp 1

cấp 2

 

 

 

 

 

27

Nguy hại hô hấp

Cấp 1

Cấp 2

 

 

 

 

 

III

Nguy hại môi trường

 

 

 

 

 

 

 

28a

Nguy hại cấp tính đối với môi trường thủy sinh

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

 

 

 

 

28b

Nguy hại mãn tính đối với môi trường thủy sinh

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

 

 

 

Điều 24. Phiếu an toàn hóa chất

1. Hóa chất nguy hiểm và hỗn hợp chất chứa một hoặc một số chất nguy hiểm có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng mức quy định sau phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:

TT

Phân loại hóa chất

Hàm lượng

1

Độc cấp tính

≥ 1,0%

2

Ăn mòn/Kích ứng da

≥ 1,0%

3

Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt

≥ 1,0%

4

Tác nhân nhạy da/hô hấp

≥ 0,1%

5

Đột biến tế bào mầm (cấp 1)

≥ 0,1%

6

Đột biến tế bào mầm (cấp 2)

≥ 1,0%

7

Tác nhân gây ung thư

≥ 0,1%

8

Độc tính sinh sản

≥ 0,1%

9

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn

≥ 1,0%

10

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại

≥ 1,0%

11

Nguy hại hô hấp (cấp 1)

≥ 1,0%

12

Nguy hại hô hấp (cấp 2)

≥ 1,0%

13

Nguy hại đối với môi trường thủy sinh

≥ 1,0%

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hóa chất.

3. Phiếu an toàn hóa chất phải được xây dựng bằng tiếng Việt. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất.

Chương V

KHAI BÁO HÓA CHẤT

Điều 25. Hóa chất phải khai báo

1. Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

2. Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 26. Khai báo hóa chất sản xuất

Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

Điều 27. Khai báo hóa chất nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia

a) Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;

b) Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.

3. Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu

a) Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

b) Hóa đơn mua, bán hóa chất;

c) Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;

d) Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

4. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;

b) Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

5. Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

7. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khai báo hóa chất.

8. Dữ liệu nhập khẩu hóa chất của tổ chức, cá nhân được Bộ Công Thương chia sẻ với các cơ quan quản lý ngành ở địa phương thông qua Cơ sở dữ liệu về hóa chất.

Điều 28. Các trường hợp miễn trừ khai báo

1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.

2. Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.

3. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Điều 29. Thông tin bảo mật

1. Thông tin bảo mật của bên khai báo, đăng ký, báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật hóa chất bao gồm:

a) Tên và số lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh;

b) Thông tin có liên quan đến bí quyết công nghệ, bí mật thương mại.

2. Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:

a) Tên thương mại của hóa chất;

b) Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân báo cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật hóa chất;

c) Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất, trừ các thông tin bảo mật quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;

đ) Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất;

e) Độ tinh khiết của hỗn hợp chất và mức độ nguy hại của các phụ gia, tạp chất.

Điều 30. Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia

1. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia nhằm mục đích quản lý an toàn hóa chất và cung cấp thông tin cho hệ thống giải đáp, cung cấp thông tin hóa chất nguy hiểm trong tình huống khẩn cấp.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Chương VI

HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÓA CHẤT

Điều 31. Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.

2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.

4. Quy định về huấn luyện an toàn hóa chất tại Chương này không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Điều 32. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

1. Nhóm 1, bao gồm:

a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

2. Nhóm 2, bao gồm:

a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;

b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.

2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1

a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;

b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;

c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:

a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;

b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;

c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;

d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;

đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:

a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;

b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;

c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;

d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất

Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.

6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:

a) Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;

b) Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;

c) Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Điều 34. Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.

2. Quy định về kiểm tra

a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;

b) Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;

c) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.

3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.

4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:

a) Nội dung huấn luyện;

b) Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;

c) Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;

d) Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;

đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

Điều 35. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất

1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân, tối đa 01 lần 01 năm.

2. Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Chế độ báo cáo

1. Chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân

a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất của năm trước gửi đồng thời Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động hóa chất;

b) Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất, chấm dứt hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất hàng năm của tổ chức, cá nhân gồm các nội dung sau:

a) Thông tin chung về tổ chức, cá nhân;

b) Khai báo hóa chất sản xuất gồm danh sách hóa chất sản xuất là hóa chất phải khai báo theo từng địa điểm sản xuất;

c) Tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; hóa chất phải khai báo và các loại hóa chất khác;

d) Tình hình thực hiện quy định huấn luyện an toàn hóa chất;

đ) Tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; tình hình an toàn hóa chất;

e) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn cụ thể mẫu báo cáo theo quy định tại khoản này.

3. Chế độ báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước

a) Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

b) Khi được yêu cầu, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Công Thương tổng hợp;

c) Bộ Công Thương làm đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất để báo cáo Chính phủ khi được yêu cầu.

Điều 37. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung quản lý nhà nước sau đây:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia;

b) Xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam;

c) Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Danh mục hóa chất quy định tại Nghị định này;

d) Chủ trì xây dựng, quản lý hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ quản lý chuyên ngành hóa chất trong phạm vi quản lý của bộ;

đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý được phân công, phân cấp;

e) Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Luật hóa chất, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý hóa chất được Chính phủ phân công.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kết nối Cổng thông tin điện tử quốc gia với hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ quản lý chuyên ngành hóa chất của Bộ Công Thương.

3. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Luật hóa chất, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được Chính phủ phân công; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Thực hiện các nhiệm vụ được giao phân công tại Luật hóa chất và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được phân công phân cấp;

b) Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hóa chất, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về quản lý hóa chất.

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2017 và thay thế Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP .

2. Bãi bỏ quy định tại Điều 8 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Điều 39. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi Giấy phép, Giấy chứng nhận hết thời hạn.

2. Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định này đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực mà chưa có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong vòng 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực mà chưa có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, chủ cơ sở phải xây dựng và ra Quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong vòng 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 40. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ)

STT

Tên hóa chất theo tiếng Việt

Tên hóa chất theo tiếng Anh

Mã số HS(1)

Mã số CAS

Công thức hóa học

1.

Axetonitril (Metyl xyanua)

Acetonitrile Methyl cyanua)

29269000

75-05-8

C2H3N

2.

Adiponitril

Adiponitrile

29269000

111-69-3

C6H8N2

3.

Allyl axetat

Allyl acetate

29153990

591-87-7

C5H8O2

4.

Allyl bromua

Allyl bromide

29033990

106-95-6

C3H5Br

5.

Allyl chlorit

Allyl chloride

29032900

107-05-1

C3H5Cl

6.

Allyl clo fomat

Allyl chloro formate

29159090

2937-50-0

C4H5O2Cl

7.

Allyl etyl ete

Allyl ethyl ether

29091900

557-31-3

C5H10O

8.

Allyl glycidyl ete

Allyl glycidyl ether

29109000

106-92-3

C6H10O2

9.

Allyl isothioxynat

Allyl isothio cyanate

29309090

57-06-7

C4H5NS

10.

Allyl triclo silan

Allyl trichloro silane

29319090

107-37-9

C3H5Cl3Si

11.

Alpha-hexaclo xyclohexan

Alpha-hexachloro cyclohexane

29038100

319-84-6

C6H6Cl6

12.

Alpha-metyl benzyl alcohol

Alpha-Methyl benzyl alcohol

29062900

13323-81-4

C8H10O

13.

Alpha-Metyl valeraldehit

Alpha-methyl valeraldehyde

29121990

123-15-9

C6H12O

14.

Alpha-naphtyl thiourea

Alpha-naphthyl thiourea

29309090

86-88-4

C11H10N2S

15.

Alpha-Pinen

Alpha-pinene

29021900

80-56-8

C10H16

16.

Amiăng trắng

Asbestos chrysotile

25249000

12001-29-5

Mg3(Si2O5)(OH)4

17.

Aminocarb

Aminocarb

29242990

2032-59-9

C11H16O2N2

18.

2-Amino-4-clo phenol

2-Amino-4-chlorophenol

29222900

95-85-2

C6H6ONCl

19.

1-Amino-3-metyl benzen

1-Amino-3-methylbenzene

29214300

108-44-1

C7H9N

20.

1-Amino-4-metyl benzen

1-Amino-4-methylbenzene

29214300

106-49-0

C7H9N

21.

2-Amino pyridin

2-Amino pyridine

29333100

504-29-0

C5H6N2

22.

3-Amino pyridin

3-Amino pyridine

29333100

462-08-8

C5H6N2

23.

4-Amino pyridin

4-Amino pyridine

29333100

504-24-5

C5H6N2

24.

Amon hydrodiflorua

Ammonium hydrogen difluoride

28261900

1341-49-7

NH4HF2

25.

Amon sunfua

Ammonium sulfide

28309090

12135-76-1

(NH4)2S

26.

Amoni perclorat

Amfmonium perchlorate

28299090

7790-98-9

NH4ClO4

27.

Amoni persunphat

Ammonium persulfate

28334000

7727-54-0

H8N2O8S2

28.

Amyl axetat

Amyl acetate

29153990

628-63-7

C7H14O2

29.

Amyl butyrat

Amyl butyrate

29156000

106-27-4

C9H18O2

30.

Amyl format

Amyl formate

29151300

638-49-3

C7H5CI3

31.

Amyl mercaptan

Amyl mercaptan

29309090

110-66-7

C5H12S

32.

Amyl nitrit

Amyl nitrite

29209090

110-46-3

C5H11O2N

33.

Amyl triclo silan

Amyl trichloro silane

29319090

107-72-2

C5H11Cl3Si

34.

Anilin hydroclorit

Aniline hydrocloride

29214100

142-04-1

C6H8NCl

35.

Anisol (methoxy benzen)

Anisole (methoxybenzene)

29093000

100-66-3

C7H8O

36.

Anthracen-9,10- dion

Anthracene-9,10-dione

29146100

84-65-1

C14H8O2

37.

Antimonony clorua

Antimony trichloride

28273990

10025-91-9

SbCl3

38.

Argon

Argon

28042100

7440-37-1

Ar

39.

Axetaldehit

Acetadehyde

29121200

75-07-0

C2H4O

40.

Axetaldehit oxim

Acetaldehyde oxime

29280090

107-29-9

C2H5ON

41.

Axit 2-axetyloxy benzoic

2-Acetyloxy benzoic acid

29182200

50-78-2

C9H8O4

42.

Axit 2-clo propionic

2-Chloropropionic acid

29155000

598-78-7

C3H5O2Cl

43.

Axit acrylic

Acrylic acid

29161100

79-10-7

C3H4O2

44.

Axit bo triflo axetic

Boron trifluoride acetic acid

29420000

7578-36-1

C2H4O2F3B

45.

Axit brom axetic

Bromoacetic acid

29159090

79-08-3

C2H3O2Br

46.

Axit butyric

Butyric acid

29156000

107-92-6

C4H8O2

47.

Axit clo axetic

Chloroacetic acid

29154000

79-11-8

C2H3O2Cl

48.

Axit cloric

Chloric acid

28111990

7790-93-4

HClO3

49.

Axit cresylic

Cresylic acid

29071200

1319-77-3

C7H8O

50.

Axit crotonic

Crotonic acid

29161900

107-93-7

C4H6O2

51.

Axit diclo axetic

Dichloroacetic acid

29154000

79-43-6

C2H2O2Cl2

52.

Axit diclo isoxyanuric

Dichloro isocyanuric acid

29336900

2782-57-2

C3HO3N3Cl2

53.

Axit diflo photphoric

Difluoro phosphoric acid

28092099

13779-41-4

HPO2F2

54.

Axit flo silicic

Hexafluoro silicic acid

28111990

16961-83-4

H2SiF6

55.

Axit flo sunphonic

Fluorosulfonic acid

28111990

7789-21-1

HSO3F

56.

Axit floroboric

Fluoroboric acid

28111990

16872-11-0

HBF4

57.

Axit indolacetic

Indolacetic Acid

29183000

87-51-4

C­10H8NO2

58.

Axit isobutyric

Isobutyric acid

29156000

79-31-2

C4H8O2

59.

Axit metacrylic

Methacrylic acid

29161300

79-41-4

C4H6O2

60.

Axit nitrobenzen sunphonic

2-Nitrobenzene sulfonic acid

29049000

127-68-4

C6H5O5NS

61.

Axit nitrosyl sunphuric

Nitrosyl sulfuric acid

28111990

7782-78-7

NOHSO4

62.

Axit percloric

Perchloric acid

28111990

7601-90-3

HClO4

63.

Axit phenol sunphonic

Phenolsulfonic acid

29089900

1333-39-7

C6H6O4S

64.

Axit photphoric

Phosphoric acid

280920

7664-38-2

H3PO4

65.

Axit propionic

Propanoic acid

29155000

79-09-4

C3H6O2

66.

Axit selenic

Selenic acid

28111990

7783-06-6

H2SeO4

67.

Axit selenơ

Selenious acid

28111990

7783-00-8

H2SeO3

68.

Axit thioglycolic

Thioglycolic acid

29309090

68-11-1

C2H4O2S

69.

Axit triclo axetic

Trichloroacetic acid

29154000

76-03-9

C2HO2Cl3

70.

Axit triclo isoxyanuric

Trichloro isocyanuric acid

29336900

87-90-1

C3O3N3Cl3

71.

Axit triflo axetic

Trifluoroacetic acid

29159090

76-05-1

C2HO2F3

72.

Bạc nitrat

Silver nitrate

28432100

7761-88-8

AgNO3

73.

Bari

Barium

28051900

7440-39-3

Ba

74.

Bari bromic

Barium bromate

28299090

13967-90-3

Ba(BrO3)2

75.

Bari clorat

Barium chlorate

28291900

13477-00-4

Ba(ClO3)2

76.

Bari hypoclorit

Barium hypochlorite

28289090

13477-10-6

Ba(ClHO)2

77.

Bari nitrat

Bari nitrate

28342990

10022-31-8

Ba(NO3)2

78.

Bari oxit

Barium oxide

28164000

1304-28-5

BaO

79.

Bari perclorat

Barium perchlorate

28299090

13465-95-7

Ba(ClO4)2

80.

Bari peroxit

Barium peroxide

28164000

1304-29-6

BaO2

81.

Benz(a) anthracen (1,2- Benzoanthracen)

Benz(a) anthracene (1,2- Benzoanthracene)

29029090

56-55-3

C18H12

82.

1,4-Benzen diamin dihydroclorit

1,4-Benzene diamine dihydrochloride

29215900

624-18-0

C6H10N2Cl2

83.

Benzen sunphonyl clorua

Benzene sulfonyl chloride

29049000

98-09-9

C6H5O2ClS

84.

1,2-Benzo quinon

1,2-Benzo quinone

29146900

583-63-1

C6H4O2

85.

1,4-Benzo quinon

1,4-benz oquinone

29146900

106-51-4

C6H4O2

86.

Benzo triflorua

Benzo trifluoride (Trifluorotoluene)

29039900

98-08-8

C7H5F3

87.

Benzoyl clorua

Benzoyl chloride

29163200

98-88-4

C7H5OCl

88.

Benzoyl peroxit

Benzoyl peroxide

29163200

94-36-0

C14H10O4

89.

Benzyl dimetyl amin

Dimethyl benzyl amine

29214900

103-83-3

C9H13N

90.

Beri nitrat

Beryllium nitrate

28342990

13597-99-4

Be(NO3)2

91.

Beta-hexaclo xyclohexan

Beta-hexachloro cyclohexane

29038100

319-85-7

C6H6Cl6

92.

(1RS,2RS;1RS,2S R)-1 -(Biphenyl-4-yloxy)-3,3-dimetyl-1 -(1H-1,2,4-triazol-1-yl)butan-2-ol

(1RS,2RS;1RS,2SR) -1-(Biphenyl-4-yloxy)-3,3-dimethyl-1-(1H-1,2,4-triazol-1 -yl)butan-2-ol

29339990

55179-31-2

C20H23N3O2

93.

1,1’-Biphenyl, hexabrom-

1,1’-Biphenyl, hexabromo-

29039900

36355-01-8

C12H4Br6

94.

Bis[tris(2-metyl-2- phenyl propyl)zinn] oxiy

Bis [tris(2-methyl-2-phenyl propyl)zinn] oxiy

29319090

13356-08-6

C60H78OSn2

95.

Bo tribromua

Boron tribromide

28129000

10294-33-4

BBr3

96.

Bo triflo dietyl etherat

Boron trifluoride diethyl etherate

29420000

109-63-7

C4H10OF3B

97.

Bo trifluorua

Boron trifluoride

28129000

7637-07-2

BF3

98.

Bột nhôm

Aluminium powder

76031000 hoặc 76032000

7429-90-5

Al

99.

1-Brom butan

1-Bromo butane

29033990

109-65-9

C4H9Br

100.

2-Brom butan

2-Bromo butane

29033990

78-76-2

C4H9Br

101.

Brom clorua

Bromine monochloride

28129000

13863-41-7

BrCl

102.

4-Brom-2-(4-clophenyl)-1-ethoxy metyl-5-triflo metyl-1H-pyrrole-3-cacbonitril

4-Bromo-2-(4-chloro phenyl)-1-ethoxy methyl-5-trifluoro methyl-1H-pyrrole-3-carbonitrile

29339990

122453-73-0

C15H11BrClF3N2O

103.

1-Bromo-2-ethoxy-etan

Ethane, 1 -bromo-2-ethoxy-

29091900

592-55-2

C4H9OBr

104.

Bromoform

Bromoform

29033990

75-25-2

CHBr3

105.

1-Bromo-3-metyl butan

1 -Bromo-3 - methyl butane

29033990

107-82-4

C5H11Br

106.

1-Bromo-2-metyl propan

1-Bromo-2- methylpropane

29033990

78-77-3

C4H9Br

107.

2-Bromo-2-metyl propan

2-Bromo-2- methylpropane

29033990

507-19-7

C4H9Br

108.

2-Brom-2-nitro- 1,3-propandiol

2-Bromo-2-nitro-1,3-propanediol

29055900

52-51-7

C3H6O4NBr

109.

1-Brom propan

1-Propyl bromide

29033990

106-94-5

C3H7Br

110.

3-Brom propyn

3-Bromopropyne (Propargyl bromide)

29033990

106-96-7

C3H3Br

111.

2-Brom-pentan

2-Bromopentane

29033990

107-81-3

C5H11Br

112.

Brom benzen

Bromobenzene

29039900

108-86-1

C6H5Br

113.

Butan, 2-iot-

Butane, 2-iodo-

29033990

513-48-4

C4H9I

114.

2,3-Butan dion (Diacetyl)

2,3-Butanedione (Diacetyl)

29141900

431-03-8

C4H6O2

115.

Butyl acrylat

Butyl acrylate

29161200

141-32-2

C7H12O2

116.

Butyl mercaptan (Butanethiol)

Butyl mercaptan (Butanethiol)

29309090

109-79-5

C4H10S

117.

Butyl metyl ete

Butyl methyl ether

29091900

628-28-4

C5H12O

118.

Butyl nitrit

Butyl nitrite

29209090

544-16-1

C4H9O2N

119.

Butyl propionat

Butyl propionate

29155000

590-01-2

C7H14O2

120.

Butyl vinyl ete

Tert-Butyl vinyl ether

29091900

926-02-3

C6H12O

121.

Butyl benzen

Butyl benzene

29029020

104-51-8

C10H14

122.

1,2-Butylen oxit

1,2-Butylene oxide

29109000

106-88-7

C4H8O

123.

Butyl toluen (p-tert-Butyltoluen)

Butyl toluene (p-tert-Butyltoluene)

29029090

98-51-1

C11H16

124.

1,4-Butyn diol

1,4-Butynediol

29053900

110-65-6

C4H6O2

125.

Butyraldehit

Butyraldehyde

29121910

123-72-8

C4H8O

126.

Butyric anhydrit

Butyric anhydride

29159090

106-31-0

C8H14O3

127.

Butyronitril

Butyronitrile

29269000

109-74-0

C4H7N

128.

Butyryl clorua

Butyryl chloride

29159090

141-75-3

C4H7OCl

129.

Cacbon tetrabromit

Tetrabromomethane

29033990

558-13-4

CBr4

130.

Cacbonyl florua

Carbonyl fluoride

28129000

353-50-4

COF2

131.

Cadimi selenua

Cadmium selenide

28429090

1306-24-7

CdSe

132.

Cadmi tellurua

Cadmium telluride

28530000

1306-25-8

CdTe

133

Canxi

Calcium

28051200

7440-70-2

Ca

134.

Canxi cacbua

Calcium carbide

28491000

75-20-7

CaC2

135.

Canxi clorat

Calcium chlorate

28291900

10037-74-3

Ca(ClO3)2

136.

Canxi hypoclorua

Calcium hypochlorite

28281000

7778-54-3

Ca(ClO)2

137.

Canxi nitrat

Calcium nitrate

28342990

10124-37-5

Ca(NO3)2

138.

Canxi perclorat

Calcium perchlorate

28299090

13477-36-6

Ca(ClO4)2

139.

Canxi peroxit

Calcium peroxide

28259000

1305-79-9

CaO2

140.

Canxi resinat

Calcium resinate

29319090

9007-13-0

C40H58O4Ca

141.

Canxi silicua

Calcium silicide

28500000

12013-56-8

CaSi2

142.

Carbon tetraclorit

Carbon tetrachloride

29031400

56-23-5

CCl4

143.

Ceri nitrat

Caesium nitrate

28342990

7789-18-6

CS(NO3)2

144.

Ceri sắt

Ferrocerium

28461000

69523-06-4

---

145.

Chrysen (1,2-benzophenanthren)

Chrysen (1,2-benzophenanthrene)

29029090

218-01-9

C18H12

146.

Clo axeton

Chloroacetone

29147000

78-95-5

C3H5OCl

147.

Clo axetonitril

Chloroacetonitrile

29269000

107-14-2

C2H2NCl

148.

Clo axetophenon

Phenacyl chloride

29147000

532-27-4

C8H7OCl

149.

Cloaxetyl clorua

Chloroacetyl chloride

29159090

79-04-9

C2H2OCl2

150.

2-Clo anilin

2-Chloroaniline

29214200

95-51-2

C6H6NCl

151.

3-Clo anilin

3-Chloroaniline

29214200

108-42-9

C6H6NCl

152.

4-Clo anilin

4-Chloroaniline

29214200

106-47-8

C6H6NCl

153.

Clo benzo triflorua

Chlorobenzotri fluoride

29039900

88-16-4

C7H4F3Cl

154.

1-Clo-2-clometyl- benzen

1 -Chloro-2- chloromethyl- benzene

29039900

611-19-8

C7H6Cl2

155.

1-Clo-3-clometyl-benzen

1-Chloro-3- chloromethyl- benzene

29039900

620-20-2

C7H6Cl2

156.

1-Clo-4-clometyl-benzen

1-Chloro-4- chloromethyl- benzene

29039900

104-83-6

C7H6Cl2

157.

6-Clo-3- (diethoxyphotphino thioyl sunfanyl metyl)-1,3-benzoxazol-2-on

6-chloro-3- (diethoxyphosphinothioyl sulfanyl methyl)-1,3-benzoxazol-2-one (phosalone)

29309090

2310-17-0

C12H15CINO4PS2

158.

Clo diflo brom metan

Bromochlorodifluor omethane

29037600

353-59-3

CF2ClBr

159.

Clo diflo metan (R-22)

Chlorodifluoromethane (R-22)

29037100

75-45-6

CHF2Cl

160.

Atrazin

Atrazine

29339990

1912-24-9

C8H14ClN5

161.

2-Clo-N-(ethoxy metyl)-N-(2-etyl-6-metyl phenyl) axetamit

2-Chloro-N-(ethoxymethyl)-N-(2-ethyl-6-methylphenyl) acetamide

29242990

34256-82-1

C14H20ClNO2

162.

2-Clo-N-isopropyl-N-phenyl axetamit

2-Chloro-N-isopropyl-N-phenyl acetamide

29241200

1918-16-7

C11H14ClNO

163.

Clo metyl etyl ete

Chloromethyl ethyl ether

29091900

3188-13-4

C3H7OCl

164.

1-Clo-2-metyl benzen

1-chloro-2-methyl benzene

29039900

95-49-8

C7H7Cl

165.

1-Clo-3-metyl benzen

1-chloro-3 -methyl benzene

29039990

108-41-8

C7H7Cl

166.

1-Clo-4-metyl benzen

1-chloro-4-methyl benzene

29039900

106-43-4

C7H7Cl

167.

2-Clo-3-metyl phenol

2-Chloro-3-methyl phenol

29081900

608-26-4

C7H7OCl

168.

4-Clo-3-metyl phenol

4-Chloro-3-methyl  phenol

29081900

59-50-7

C7H7OCl

169.

Clo nitroanilin

Chloronitro aniline

29214200

121-87-9

C6H5O2N2Cl

170.

1-Clo-2-nitrobenzen

1-Chloro-2-nitrobenzene

29049000

88-73-3

C6H4O2NCl

171.

1-Clo-3-nitrobenzen

1-Chloro-3-nitrobenzene

29049000

121-73-3

C6H4O2NCl

172.

1-Clo propan

n-Propyl chloride

29031990

540-54-5

C3H7Cl

173.

3-Clo propanol-1

3-Chloropropan-1-ol

29055900

19210-21-0

C3H7OCl

174.

1-Clo phenol

1-Chlorophenol

29081900

106-48-9

C6H5OCl

175.

2-Clo phenol

2-Chlorophenol

29081900

95-57-8

C6H5OCl

176.

3-Clo phenol

3-Chlorophenol

29081900

108-43-0

C6H5OCl

177.

Clo silan

Chlorosilane

29319090

13465-78-6

ClH3Si

178.

3-Clo toluidin

3-chloro-p-toluidine

29214300

95-74-9

C7H8NCl

179.

4-Clo toluidin

4-Chloro-o-toluidine

29214300

95-69-2

C7H8NCl

180.

5-Clo toluidin

5-Chloro-o-toluidine

29214300

95-79-4

C7H8NCl

181.

1-Clo-2,2,2-trifloetan

1-Chloro-2,2,2-trifluoroethane

29037900

75-88-7

C2H2F3Cl

182.

Clo triflorua

Chlorine trifluoride

28121000

7790-91-2

ClF3

183.

Clopyralit

Clopyralid

29333990

1702-17-6

C6H3O2NCl2

184.

(RS)-2-Clo-N-(2,4-dimetyl-3-thienyl)-N-(2-methoxy-l-metyl ethyl) acetamit

(RS)-2-Chloro-N- (2,4-dimethyl-3- thienyl)-N-(2-methoxy-1- methylethyl) acetamide

29309090

87674-68-8

C12H18ClNO2S

185.

Cloanilin

Chlorobenzene

29039100

108-90-7

C6H5Cl

186.

Clorpyrifos

Chlorpyrifos

29333990

2921-88-2

C9H11O3NCl3SP

187.

Coban(II) naphthenat

Cobalt(II) naphthenate

29319090

61789-51-3

Co(C11H7O2)2

188.

Cumen

Cumene

29027000

98-82-8

C9H12

189.

Cyanazin

Cyanazine

29336900

21725-46-2

C9H13N6Cl

190.

Decahydro naphathalen

Decahydronaphthale ne

29021900

91-17-8

C10H18

191.

Demeton-s (O,O-Dietyl S-2- etylthio etyl photphorothioat)

Demeton-s (O,O-Diethyl S-2-ethylthioethyl phosphorothioate)

29309090

126-75-0

C8H19O3S2P

192.

Demeton-s-metyl (S-2-Etyl thioetyl O, O-dimetyl photphorothioat)

Demeton-s-methyl (S-2-Ethyl thioethyl O, O-dimethyl phosphorothioate)

29309090

919-86-8

C6H15O3S2P

193.

Di butyl oxit thiếc

Dibultyltin oxide

29319090

818-08-6

C8H18OSn

194.

Diallyl ete

Diallylether

29091900

557-40-4

C6H10O

195.

Diallylamin

Diallylamine

29211900

124-02-7

C6H11N

196.

1,2-Diamino benzen

1,2-Diamino benzene

29215900

95-54-5

C6H8N2

197.

1,3-Diamino benzen

1,3-Diamino benzene

29215900

108-45-2

C6H8N2

198.

1,4-Diamino benzen

1,4-Diamino benzene

29215100

106-50-3

C6H8N2

199.

Diazinon

Diazinon

29335910

333-41-5

C12H21O3N2SP

200.

Diazometan

Diazomethane

29270090

334-88-3

CH2N2

201.

Dibenz(a,h) anthracen

Dibenz(a,h) anthracene

29029090

53-70-3

C22H14

202.

Dibutyl amino etanol

Dibutyl amino ethanol

29221990

102-81-8

C6H15ON

203.

Dibutyl ete

Dibutyl ether

29091900

142-96-1

C8H18O

204.

Diclo axetyl clorua

Dichloro acetyl chloride

29159090

79-36-7

C2HOCl3

205.

2,3-Diclo anilin

2,3-Dichloro aniline

29214200

608-27-5

C6H5NCl2

206.

2,4-Diclo anilin

2,4-Dichloroaniline

29214200

554-00-7

C6H5NCl2

207.

2,5-Diclo anilin

2,5-Dichloroaniline

29214200

95-82-9

C6H5NCl2

208.

2,6-Diclo anilin

2,6-Dichloro aniline

29214200

608-31-1

C6H5NCl2

209.

3,4-Diclo anilin

3,4-Dichloro aniline

29214200

95-76-1

C6H5NCl2

210.

3,5-Diclo anilin

3,5-Dichloro aniline

29214200

626-43-7

C6H5NCl2

211.

1-(2,4-Diclo anilino cacbonyl) xyclopropan cacbonsaure

1-(2,4- Dichloranilinocarbonyl) cyclopropan carbonsaure

29319090

113136-77-9

C11H9Cl2NO3

212.

2,6-Diclo benzonitril

2,6-Dichloro benzonitrile

29269000

1194-65-6

C7H3Cl2N

213.

1,1-Diclo etan

1,1 -Dichloro ethane

29031990

75-34-3

C2H4Cl2

214.

3,3-Dietoxy propen

3,3 -Diethoxy propene

29110000

3054-95-3

C7H14O2

215.

1,2-Diclo etylen

1,2-Dicloetylen

29032900

540-59-0

C2H2Cl2

216.

2,6-Dichlor-4- nitroanilin

2,6-Dichlor-4- nitroanilin

29214200

99-30-9

C6H4Cl2N2O2

217.

1,1-Diclo-1- nitroetan

1,1 -Dichloro-1-nitroethane

29049000

594-72-9

C2H3O2NCl2

218.

1,5-Diclopentan

1,5-Dichloro pentane

29031990

628-76-2

C5H10Cl2

219.

2,4-Diclo phenol

2,4-Dichloro phenol

29081900

120-83-2

C6H4OCl2

220.

2,4-Diclophenyl isoxyanat

2,4-Dichloro phenyl isocyanate

29291090

2612-57-9

C7H3ONCl2

221.

3,4-Diclophenyl isoxyanat

3,4-Dichloro phenyl isocyanate

29291090

102-36-3

C7H3ONCl2

222.

3,5-Diclo phenyl isoxyanua

3,5-Dichloro phenyl isocyanate

29291090 29

34893-92-0

C7H3ONCl2

223.

(E)-β-((Diclophenyl) metylen)-α-(1,1- dimetyl-etyl)-1H- 1,2,4-triazol-1- ethanol

(E)-β- ((Dichlorphenyl)met hylen)-α-(1,1-dimethyl-ethyl)-1H-1,2,4-triazol-1-ethanol

29339990

83657-18-5

C15H17Cl2N3O

224.

3-(3,5-diclo phenyl)-1,5- dimetyl-3- azabicyclo[3.1.0] hexan-2,4-dion

3-(3,5-dichloro phenyl)-1,5-dimethyl-3-azabicyclo[3.1.0] hexane-2,4-dione

29329990

32809-16-8

C13H11Cl2NO2

225.

1,2-Diclo propan

1,2-Dichloropropane

29031910

78-87-5

C3H6Cl2

226.

1,3-Diclo propanol-2

1,3-Dichloro propan-2-ol

29055900

96-23-1

C3H6OCl2

227.

1,3-Diclo propen

1,3-Dichloropropene

29032900

542-75-6

C3H4Cl2

228.

2,2-diclovinyl dimetyl photphat

2,2-dichlorovinyl dimethyl phosphate

29199000

62-73-7

C4H7Cl2O4P

229.

Dixyclohexyl amin

Dicyclo hexylamine

29213000

101-83-7

C12H23N

230.

Dixyclopentadien

Dicyclo pentadiene

29021900

77-73-6

C10H12

231.

1,2-Di-(dimetyl amino) etan

l,2-Di-(dimethyl amino) ethane

29212900

110-18-9

C6H16N2

232.

Dietyl phthalat (DEP)

Diethyl phthalate (DEP)

29173490

84-66-2

C12H14O4

233.

Dietoxymetan

Diethoxy methane

29110000

462-95-3

C5H12O2

234.

Dietyl cacbonat (etyl cacbonat)

Diethyl cacbonate (ethyl carbonate)

29209090

105-58-8

C5H10O3

235.

Dietyl diclo silan

Diethyl dichloro silane

29319090

1719-53-5

C4H10Cl2Si

236.

Dietyl kẽm

Diethylzinc

29319090

557-20-0

C4H10Zn

237.

Dietyl photphit

Diethyl Phosphite

29209090

762-04-9

C4H11O3P

238.

Dietyl sunfit

Diethyl sulfide

29309090

352-93-2

C4H10S

239.

Dietyl aminopropyl amin

Diethyl aminopropyl amine

29212900

109-55-7

C5H14N2

240.

Dietyl bezen

Diethyl benzene

29029090

25340-17-4

C10H14

241.

1,4-Dietylen dioxit

1,4-Dioxane

29329990

123-91-1

C4H8O2

242.

Dietylen triamin

Diethylenet riamine

29212900

111-40-0

C4H13N3

243.

Dietyl thiophotphoryl clo

Diethylthiophosphoryl chloride

29209090

2524-04-1

C4H10O2ClSP

244.

Diflo metan

Difluoromethane

29033990

75-10-5

CH2F2

245.

2,3-Dihydropyran

Dihydropyran

29329990

110-87-2

C5H8O

246.

Diisobutyl keton

Diisobutyl ketone

29141900

108-83-8

C9H18O

247.

Diisobutyl amin

Diisobutylamine

29211900

110-96-3

C8H19N

248.

Diisobutyllen

Diisobutylene

29091900

107-39-1

C8H16

249.

Diisopropyl ete

Diisopropyl ether

29012990

108-20-3

C6H14O

250.

Diisopropyla min

Diisopropyl amine

29211900

108-18-9

C6H15N

251.

Diketen (3-Butenoic axit)

Diketene (3-Butenoic acid)

29322000

674-82-8

C4H4O2

252.

1,1-Dimetoxyetan

1,1-Dimethoxyethane

29110000

534-15-6

C4H10O2

253.

2,3-Dimetyl butan

2,3-Dimethylbutane

29011000

79-29-8

C6H14

254.

Dimetyl-1,2-dibrom-2,2-diclo etyl photphat

Dimethyl-1,2-dibromo-2,2-dichlorethyl phosphate

29199000

300-76-5

(CH3O)2P(O)OCHBrCBrCl2

255.

Dimetyl axetylen

Dimethyl acetylene

29012990

503-17-3

C4H6

256.

2-Dimetyl-amino -ety-1-metacrylat

2- Dimethylaminoethyl methacrylate

29221990

2867-47-2

C8H15O2N

257.

Dimetyl 2,3,5,6-tetraclo benzen-1,4-dicacboxylat

Dimethyl 2,3,5,6-tetrachloro benzene-1,4-dicarboxylate

291739

1861-32-1

C10H6Cl4O4

258.

Dimetyl cacbon

Dimethyl carbonate

29322000

616-38-6

C3H6O3

259.

4-(2,4-Dimetyl heptan-3-yl) phenol

4-(2,4-dimethyl heptan-3 -yl) phenol

29072990

25154-52-3; 104-40-5; 84852-15-3

C15H24O

260.

2,2-Dimetyl-2,3- dihydro-1- benzofuran-7-yl [(dibutylamino) sunfanyl] methyl cacbamat

2,2-Dimethyl-2,3 -dihydro-1-benzofuran-7-yl [(dibutylamino) sulfanyl] methyl carbamate

29309090

55285-14-8

C20H32N2O3S

261.

Dimetyl disunfit

Dimethyl disulfide

29309090

624-92-0

C2H6S2

262.

Dimetyl kẽm

Dimethylzinc

29319090

544-97-8

C2H6Zn

263

Dimetyl photphit

Dimethyl phosphite

29209090

868-85-9

C2H7O3P

264.

Dimetyl sunfit

Dimethyl sulfide

29309090

75-18-3

C2H6S

265.

Dimetyl thiophotphoryl clo

Dimethyl thiophosphoryl chloride

29209090

2524-03-0

C2H6O2ClSP

266.

Di-n-amyl amin

Di-n-amyl amine

29211900

2050-92-2

C10H23N

267.

Di-n-butyl amin

Dibutyl amine

29211900

111-92-2

C8H19N

268.

2,4-Dinitro anilin

2,4-Dinitro aniline

29214200

97-02-9

C6H5O4N3

269.

1,2-Dinitro benzen

1,2-Dinitro benzene

29042090

528-29-0

C6H4O4N2

270.

1,3-Dinitro benzen

1,3-Dinitro benzene

29042090

99-65-0

C6H4O4N2

271.

2,4-Dinitro clobenzen

2,4-Dinitrochloro benzene

29049000

97-00-7

C6H3O4N2Cl

272.

Dinitơ tetraoxit

Dinitrogen tetroxide

28112990

10544-72-6

N2O4

273.

Dinitro toluen (hỗn hợp đồng phân)

Dinitro toluene (mixed isomers)

29042090

25321-14-6

C7H6O4N2

274.

2,3-Dinitro toluen

2,3-Dinitro toluene

29042090

602-01-7

C7H6O4N2

275.

2,6-Dinitro toluen

2,6-Dinitro toluene

29042090

606-20-2

C7H6O4N2

276.

3,4-Dinitro toluen

3,4-Dinitro toluene

29042090

610-39-9

C7H6O4N2

277.

Di-n-propyl ete

Di-n-propyl ether

29091900

111-43-3

C6H14O

278.

Dioxathion (hỗn hợp đồng phân)

Dioxathion(isomer mixture)

29329990

78-34-2

C12H26O6S4P2

279.

Dioxolan

Dioxolane

29329990

646-06-0

C3H6O2

280.

Diphenylamin

Diphenylamine

29214400

122-39-4

C12H11N

281.

Diphenyl diclo silan

Diphenyl dichloro silane

29319090

80-10-4

C12H10Cl2Si

282.

1,2-Diphenyl hydrazin

1,2-Diphenyl hydrazine

29280090

122-66-7

C12H12N2

283.

Dipropyl keton

Dipropyl ketone

29141900

123-19-3

C7H14O

284.

Dipropyl amin

Dipropylamine

29211900

142-84-7

C6H15N

285.

Đồng (I) clorua

Copper (I) chloride

28273990

7758-89-6

CuCl

286.

Đồng (II) clorua

Copper (II) chloride

28273990

7447-39-4

CuCl2

287.

Epibrom hydrin

Epibromo hydrin

29109000

3132-64-7

C3H5OBr

288.

1,2-Epoxy-3-ethoxy propan

1,2-Epoxy-3-ethoxy propane

29109000

4016-11-9

C5H10O2

289.

2,3-Epoxy-1- propanol

2,3-Epoxy-1- propanol

29109000

556-52-5

C3H6O2

290.

Etanol amin

Ethanol amine

29221100

141-43-5

C2H7ON

291.

Ethalfluralin

ethafluralin

29049000

55283-68-6

C13H14F3N3O4

292.

2-Ethoxy etanol

2-Ethoxy ethanol

29094400

110-80-5

C4H10O2

293.

2-Ethoxy etyl axetat

2-Ethoxyethyl acetate

29153920

111-15-9

C6H12O3

294.

6-Ethoxy-2,2,4-trimetyl-1,2-dihydro quinolin

6-Ethoxy-2,2,4-trimethyl- 1,2-dihydroquinoline

29333990

91-53-2

C14H19NO

295.

Ethoxy sunfuron

Ethoxysulfuron

29339990

126801-58-9

C15H18N4O7S

296.

Etyl cacbany

Ethyl carbamate

29241900

51-79-6

C3H7O2N

297.

Etyl trans-crotonat

Ethyl trans-crotonate

 

623-70-1

C6H10O2

298.

Etyl-(Z)-2-clo-3-(2-clo-5-(xyclohex-1 -en-1,2-dicacbox-imido) phenyl) acrylat

Ethyl-(Z)-2-chlor-3 - (2-chlor-5- (cyclohex-1-en-1,2- dicarbox- imido) phenyl) acrylate

29339990

142891-20-1

C19H17Cl2NO4

299.

Etyl-N-[(2,3- dihydro-2,2- dimetyl-7-benzo furanyloxy- cacbonyl) metylaminothio]- N-isopropyl-beta- alaninat

Ethyl-N-[(2,3- dihydro-2,2- dimethyl-7- benzofuranyloxy- carbonyl) methylaminothio]- N - isopropyl-beta- alaninat

29329900

82560-54-1

C20H30N2O5S

300.

Etyl 2-clo propionat

Ethyl 2-chloropropionate

29159090

535-13-7

C5H9O2Cl

301.

Etyl acrylat

Ethyl acrylate

29161200

140-88-5

C5H8O2

302.

Etyl amyl keton

Ethyl amyl ketone

29141900

541-85-5

C8H16O

303.

Etyl axetat

Ethyl acetate

29153100

141-78-6

C4H8O2

304.

Etyl brom axetat

Ethyl bromoacetate

29159090

105-36-2

C4H7O2Br

305.

Etyl bromua

Bromoethane

29033990

74-96-4

C2H5Br

306.

2-Etyl butanol

2-Ethyl butanol

29051900

137-32-6

C5H12O

307.

2-Etyl butyl axetat

2-Ethylbutyl acetate

29153990

10031-87-5

C8H16O2

308.

2-Etyl butyl andehit

2-Ethylbutyraldehyde

29121990

97-96-1

C6H12O

309.

Etyl butyl ete

Ethyl butyl ether

29091900

628-81-9

C6H14O

310.

Etyl clo axetat

Ethyl chloracetate

29154000

105-39-5

C4H7O2Cl

311.

Etyl clo thioformat

Ethyl chlorothioformate

29159090

142-62-1

C6H12O2

312.

Etyl diclo silan

Ethyldichlorosilane

29319090

1789-58-8

C2H6Cl2Si

313.

Etyl format

Ethyl formate

29151300

109-94-4

C3H6O2

314.

2-Etylhexylamin

2-Ethylhexylamine

29211900

104-75-6

C8H19N

315.

Etyl isobutyrat

Ethyl isobutyrate

29156000

97-62-1

C6H12O2

316.

Etyl lactat

Ethyl lactate

29181100

687-47-8

C5H10O3

317.

Etyl metacrylat

Ethyl methacrylate

29161490

97-63-2

C6H10O2

318.

Etyl orthoformat

Ethyl orthoformate

29159090

122-51-0

C7H16O3

319.

1-Etyl piperidin

1-Ethylpiperidine

29333990

766-09-6

C7H15N

320.

Etyl propionat

Ethyl propionate

29155000

105-37-3

C5H11O2

321.

Etyl propyl ete

Ethyl propyl ether

29091900

628-32-0

C5H12O

322.

Etyl triclo silan

Ethyltrichlorosilane

29319090

115-21-9

C2H5Cl3Si

323.

Etyl-3-(3,5- diclophenyl)-5- metyl-2,4-dioxo-5- oxazolidin cacboxylat

Ethyl-3-(3,5- dichlorphenyl)-5- methyl-2,4-dioxo-5- oxazolidincarboxylat

29309090

84332-86-5

C13H11Cl2NO5

324.

Etyl benzen

Ethylbenzene

29026000

100-41-4

C8H10

325.

Etylen

Ethylene

 

74-85-1

C2H4

326.

Fenarimol

Fenarimol

29062900

60168-88-9

C17H12Cl2N2O

327.

Fenthion

Fenthion

29309090

55-38-9

C10H15O3S2P

328.

Flo benzen

Fluorobenzene

29039900

462-06-6

C6H5F

329.

Flo percloryl

Perchloryl fluoride

28129000

7616-94-6

FClO3

330.

Flo anilin

Fluoro aniline

29214200

348-54-9

C6H6NF

331.

Flufenoxuron

Flufenoxuron

29225090

101463-69-8

C21H11ClF6N2O3

332.

Flurprimidol

Flurprimidol

29339990

56425-91-3

C15H15F3N2O2

333.

Fonofos (O-Etyl S-pheny letyl photphonodithioat) onofos

Fonofos (O-Ethyl S- phenylethylphospho nodithioate)

29309090

944-22-9

C10H15OS2P

334.

Fumaryl clorua

Fumaryl chloride

29171900

627-63-4

C4H2O2Cl2

335.

Furfuryl alcohol

Furfuryl alcohol

29321300

98-00-0

C5H6O2

336.

Furfurylamin

Furfurylamine

29321900

617-89-0

C5H7ON

337.

Gali

Gallium

81129200

7440-55-3

Ga

338.

Gamma- hexabromo xyclododecan

Gamma-hexabromo cyclododecane

29038900

134237-52-8

C12H18Br6

339.

Glycerol alpha-monoclo hydrin

Glycerol alpha-monochlorohydrin

29055900

96-24-2

C3H7O2Cl

340.

Glycidaldehit

Glycidaldehyde

29124900

765-34-4

C3H4O2

341.

Guanidin nitrat

Guanidine nitrate

29252900

506-93-4

CH6O3N4

342.

Heli

Helium

28042900

7440-59-7

He

343.

2-Heptanon

2-Heptanone

29141900

110-43-0

C7H14O

344.

Hexabrom xyclododecan

Hexabromocyclodod ecane

29038900

3194-55-6; 134237-50-6; 134237-51-7; 134237-52-8; 25637-99-4

C12H18Br6

345.

Hexaclophen

Hexachlorophene

29081900

70-30-4

C13H6O2Cl6

346.

Hexadecyltriclo silan

Hexadecyltrichloro silane

29319090

5894-60-0

C16H33Cl3Si

347.

1,4-Hexadien

1,4-Hexadiene

29012990

592-45-0

C6H10

348.

1,5-Hexadien

1,5-Hexadiene

29012990

592-42-7

C6H10

349.

2,4-Hexadien

2,4-Hexadiene

29012990

592-46-1

C6H10

350.

Hexaflo axeton hydrat