cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, trong năm 2018 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

  • Số hiệu văn bản: 536/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Ngày ban hành: 02-08-2017
  • Ngày có hiệu lực: 02-08-2017
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 24-04-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2670 ngày (7 năm 3 tháng 25 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 536/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HỘ NGHÈO TẠO RA NHIỀU SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ ĐỂ TĂNG THU NHẬP VÀ VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN 02 HUYỆN: SƠN TÂY VÀ TÂY TRÀ, TRONG NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia gim nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi lần thứ ba, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở 06 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số 405-KL/TU ngày 22/6/2017 về Đề án chính sách khuyến khích hỗ trợ hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020 và trên cơ sở ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 232/HĐND-DT ngày 04/7/2017 về Đề án chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 97/TTr-SLĐTBXH ngày 25/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, trong năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi và Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Tây, Tây Trà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (b/cáo);
- Ủy ban Dân tộc (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- T.trực các huyện ủy: Sơn Tây, Tây Trà;
- T.trực HĐND các huyện: Sơn Tây, Tây Trà;
- VPUB: PCVP (KT), TH, CBTH;
- Lưu: VT, KT.dat
174.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HỘ NGHÈO TẠO RA NHIỀU SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ ĐỂ TĂNG THU NHẬP VÀ VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN 02 HUYỆN: SƠN TÂY VÀ TÂY TRÀ, TRONG NĂM 2018
(kèm theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

I. Cơ sở pháp lý, thực trạng và sự cần thiết xây dựng Đề án

1. Cơ sở pháp lý

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi lần thứ ba, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở 06 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020;

2. Đánh giá khái quát thực trạng thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn 6 huyện miền núi trong thời gian qua

2.1. Các chính sách thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn 6 huyện miền núi giai đoạn 2011 - 2016 là: 2.211.178,2 triệu đồng. Trong đó:

- Chương trình 30a: Kinh phí thực hiện chương trình 501.922 triệu đồng để thực hiện các chính sách như: Chính sách phát triển rừng (khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng); chính sách hỗ trợ sản xuất (khai hoang, phục hóa, chăn nuôi, trồng trọt,...); hỗ trợ xuất khẩu lao động; kết quả thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách y tế, kế hoạch hóa gia đình; hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm, để thực hiện; kết quả thực hiện chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức trẻ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Chương trình 135: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 là: 1.709.256,2 triệu đồng để thực hiện dự án đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng; dự án phát triển sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt,...); duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.

- Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 609.973,4 triệu đồng, để thực hiện các chính sách như: Chính sách theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt theo Quyết định số 755/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo du canh du cư; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng theo Quyết định số 289/QĐ-TTg; Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg; Chính sách cấp không thu tiền một số ấn phẩm, báo, tạp chí theo Quyết định số 2742/QĐ-TTg; Chính sách người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg; Chính sách cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp tết Nguyên đán.

- Bên cạnh đó, còn nhiều chính sách khác như y tế, giáo dục,...cũng được các Sở, ngành hướng dẫn, triển khai thực hiện.

2.2. Kết quả giảm nghèo: Trong thời gian qua, Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã được Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ; sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huy động được nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và sự nỗ lực của người dân vươn lên thoát nghèo; vì thế kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh đã đạt được kết quả đáng kể. Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, đầu năm 2016 trên địa bàn 6 huyện nghèo còn 27.937 hộ nghèo, tỷ lệ 46,76%, đến cuối năm 2016 giảm xuống còn 25.392 hộ nghèo, tỷ lệ 41,93%. Trong đó, kết quả giảm nghèo trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, như sau:

- Huyện Sơn Tây: Đầu năm 2016 còn 3.117 hộ nghèo, tỷ lệ 60,05%, đến cui năm 2016 giảm xung còn 2.906 hộ nghèo (tương đương giảm 211 hộ nghèo), tỷ lệ 55,07%.

- Huyện Tây Trà: Đầu năm 2016 còn 3.596 hộ nghèo, tỷ lệ 79,77%, đến cui năm 2016 giảm xung còn 3.416 hộ nghèo (tương đương giảm 180 hộ nghèo), tỷ lệ 75,08%.

2.3. Đánh giá chung

a) Ưu điểm:

- Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về thực hiện giảm nghèo tiếp tục được nâng cao cả trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số; hầu hết các hộ nghèo đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách gim nghèo của Nhà nước, nhất là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các dịch vụ sản xuất, việc làm tăng thu nhập;

- Các chính sách giảm nghèo mới đặc thù theo Nghị quyết 30a và các chính sách giảm nghèo chung đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự chuyển biến đáng kể đối với người nghèo. Việc ưu tiên bố trí vốn thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tng đã có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ mặt nông thôn, xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi.

b) Hạn chế:

- Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao, trong đó có 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo rất cao là Sơn Tây (55,07%) và Tây Trà (75,08%); kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ phát sinh nghèo và tái nghèo giảm không đáng kể.

- Có quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không đối với hộ nghèo vì vậy đã tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo.

3. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2016 (theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao so với các tỉnh trong khu vực, nhất là các huyện miền núi. Bên cạnh đó, qua kiểm tra, đánh giá thực tế và đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều hộ nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, không muốn làm ăn, có tư tưởng không muốn thoát nghèo để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo.

Từ những thực tế đó, nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả theo tinh thần chỉ đạo của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba, khóa XIX tại Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2017: “Người nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thì được hỗ trợ nhiều từ kinh phí nhà nước”; Vì vậy, việc UBND tỉnh xây dựng và ban hành Đề án thực hiện thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, trong năm 2018 để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh cho những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.

II. Nội dung Đề án

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh:

Đề án này quy định mục tiêu, nguyên tắc; điều kiện, mức hỗ trợ, quy trình, giải pháp và nguồn lực thực hiện khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đtăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bn vững trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, trong năm 2018.

b) Đối tượng áp dụng:

- Là hộ gia đình nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây, Tây Trà và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Đề án này (không bao gồm hộ nghèo thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội).

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nội dung Đề án.

2. Mc tiêu

a) Mục tiêu chung:

Thực hiện thí điểm Đề án này tạo động lực cho hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững; từng bước xóa bỏ dần tình trạng người nghèo không chủ động tăng gia, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập cho gia đình để tự vươn lên thoát nghèo bền vững và tình trạng hộ nghèo không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Từ đó, làm cơ sở để đánh giá, rút nghiệm và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Thực hiện hỗ trợ cho 90 hộ nghèo trên địa bàn 18 xã (mỗi xã chọn 05 hộ nghèo) có thu nhập trong năm cao hơn trong số hộ nghèo của xã được thụ hưởng từ chính sách này để tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình để tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ cấp huyện, xã trong thực hiện chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện Sơn Tây và Tây Trà.

3. Nguyên tắc hỗ trợ

- Hộ gia đình nghèo được thụ hưởng chính sách là những hộ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4, Mục II của Đề án này.

- Mỗi hộ chỉ được thụ hưởng chính sách này 01 lần.

- Lấy kết quả điều tra hộ nghèo của cuối năm 2017 để lập kế hoạch kinh phí và thực hiện, trong năm 2018.

4. Điều kiện, nội dung, định mức và quy trình thực hiện

a) Điều kiện:

Hộ nghèo được thụ hưởng chính sách này là hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Là hộ nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo được Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận qua rà soát, điều tra hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo hiện hành (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).

- Là hộ nghèo có mức thu nhập cao trong tất cả các hộ nghèo trên địa bàn xã; có đăng ký với UBND xã nơi cư trú ngay từ đu năm về kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh (được UBND xã thẩm định) để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

b) Nội dung và định mức chính sách khuyến khích:

- Nội dung: Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt cho hộ nghèo để tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm tăng thu nhập.

- Định mức: 15 triệu đồng/hộ nghèo.

c) Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Vào đầu năm kế hoạch, UBND xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách này và hướng dẫn cho Trưởng thôn vận động hộ nghèo thuộc diện đăng ký, cam kết, có kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trưởng thôn lập danh sách hộ nghèo đăng ký gửi về UBND xã xem xét, tổng hợp xác nhận và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của UBND xã danh sách hộ nghèo đăng ký, cam kết, có kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Bước 2: Vào thời điểm rà soát, điều tra tăng, giảm hộ nghèo cuối năm theo quy định, UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn và điều tra viên kết hợp điều tra ước tính thu nhập đối với số hộ đầu năm đăng ký, cam kết, có kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo bền vững theo Phiếu B ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo chuẩn tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 và văn bản hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục Thống kê tỉnh.

Căn cứ kết quả điều tra thu nhập và kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm của hộ nghèo, Trưởng thôn tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt (Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, cán bộ mặt trận, các đoàn thể và người có uy tín trong thôn) để lựa chọn, lập danh sách và gửi phiếu điều tra thu nhập không quá 05 hộ nghèo, có mức thu nhập cao hơn trong số hộ nghèo còn lại của địa phương trong năm gửi UBND xã trước ngày 30/01/2018.

- Bước 3: UBND xã chỉ đạo tổng hợp, kiểm tra, thẩm định việc điều tra thu nhập và kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo theo đề nghị của các Trưởng thôn. Tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã với thành phần theo quy định để xem xét, bỏ phiếu lựa chọn không quá 05 hộ nghèo có đủ điều kiện theo quy định; niêm yết công khai danh sách hộ được lựa chọn tại UBND xã trong thời gian 07 ngày.

Hết thời gian niêm yết, công khai, nếu không có phản ánh, kiến nghị liên quan, UBND xã trình UBND huyện phê duyệt danh sách hộ đủ điều kiện thụ hưởng chính sách này trước ngày 15/02/2018. Trường hợp có phản ánh, kiến nghị, UBND xã có trách nhiệm thụ lý giải quyết phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Nếu phản ánh, kiến nghị trái với các nội dung quy định tại Đề án này, UBND xã có trách nhiệm tổ chức đối thoại, giải thích cho người phản ánh, kiến nghị được rõ. Nếu phản ánh, kiến nghị đúng, UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn tổ chức rà soát số hộ nghèo còn lại đảm bảo theo điểm a, khoản 4 Đề án này để tiến hành cuộc họp bình xét công khai và quyết định chọn đủ số lượng hộ nghèo theo quy định Đề án và có ít nhất 50% hộ dân trên địa bàn thôn tham gia cuộc họp tán thành, đồng thời không giải quyết các trường hợp phản ánh, kiến nghị sau này.

- Bước 4: UBND huyện chỉ đạo kiểm tra, thẩm định và quyết định phê duyệt, cấp kinh phí chi hỗ trợ cho hộ nghèo trước ngày 28/02/2018.

5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức huyện, xã

- Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và các cấp thẩm quyền trong quá trình chỉ đạo điều hành nếu để xảy ra những tiêu cực, cán bộ thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm đảm bảo công khai, minh bạch và chính xác trong việc lựa chọn hộ nghèo được hưởng chính sách; chịu trách nhiệm tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo đã đăng ký.

- Chủ tịch UBND huyện quyết định bố trí cán bộ, công chức của huyện, xã (mỗi cấp 01 người) trực tiếp theo dõi, hướng dẫn hộ nghèo trong quá trình thực hiện, cụ thể:

+ Hướng dẫn cho hộ nghèo lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh; bố trí thời gian trực tiếp đến các hộ gia đình để theo dõi, hướng dẫn ít nhất mỗi tháng 01 lần/hộ nghèo;

+ Theo dõi, quản lý, hướng dẫn số hộ nghèo tham gia Đề án thuộc địa bàn quản lý; mở sổ nhật ký theo dõi và ghi chép đầy đủ quá trình phát triển sản xuất của hộ nghèo hàng tháng.

+ Tham gia trong quy trình thực hiện lựa chọn hộ nghèo theo các bước quy định tại đim c, khoản 4, Mục II của Đề án.

+ Kịp thời báo cáo UBND huyện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Nội dung và mức chi hỗ trợ cho cán bộ huyện, xã trực tiếp theo dõi, hướng dẫn thực hiện theo quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị hiện hành và được trích từ nguồn ngân sách huyện.

III. Các giải pháp thực hiện

1. Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung Đề án khuyến khích thoát nghèo bền vững theo phương châm “người nghèo càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thì càng được hỗ trợ nhiều từ kinh phí nhà nước” trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo hiểu, nắm bắt được chính sách nhằm tạo sự đồng thuận cao, cùng phối hợp thực hiện đạt mục tiêu của Đề án.

2. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và Hội đoàn thể các cấp tích cực chỉ đạo phát động trong cộng đồng dân cư và hộ nghèo, tạo phong trào thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập để thoát nghèo trên tinh thần tự nguyện đăng ký, cam kết tích cực, cố gắng từ nội lực của bản thân hộ nghèo, người nghèo và khơi dậy ý chí tự vươn lên của người nghèo.

3. Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các dự án, tiểu dự án theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135, đặc biệt chú trọng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và thực hiện đảm bảo các chính sách an sinh xã hội như: tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cải thiện nhà ở, hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận về thông tin, nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ về y tế, giáo dục, các chính sách trợ cấp, trợ giúp theo tinh thần và nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh Qung Ngãi.

4. Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo điều chỉnh tăng, giảm hộ nghèo hàng năm và điều tra thu nhập đối với shộ nghèo có đăng ký, cam kết tích cực, cố gắng phát triển sản xuất, kinh doanh phấn đấu để tăng thu nhập, thi đua thoát nghèo đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch và đảm bảo quy trình, phương pháp điều tra, rà soát theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo chuẩn tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 để làm cơ sở thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo nói chung.

IV. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện trong năm 2018 là: 1.350 triệu đồng (18 xã x 5 hộ x 15 triệu đng), được btrí từ nguồn ngân sách tỉnh.

V. Tổ chức thực hiện

1. SLao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh, Cục Thng kê tỉnh và các sở, ngành liên quan triển khai, quán triệt và hướng dẫn thực hiện nội dung Đề án này.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án ở địa phương; tổng hợp báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho UBND tỉnh và đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả Đề án vào đầu năm 2019 và đề xuất giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo.

2. S Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí thực hiện theo Đề án; hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

3. S Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền nội dung của Đề án này; đăng tin, bài về những cá nhân (hộ thoát nghèo) nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình để phát động thành phong trào thi đua thoát nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Các sở, ban ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị có trách nhiệm tuyên truyền nội dung của Đề án; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan của tỉnh và các địa phương trong tổ chức thực hiện.

5. Ủy ban nhân dân 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà:

Chỉ đạo UBND xã và các cơ quan chuyên môn tham mưu UBND huyện chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án như điều tra, khảo sát (nắm rõ nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của từng hộ nghèo, thực hiện phân loại hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để vận động những hộ nghèo đủ điều kiện tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững), lập kế hoạch,... thực hiện, cụ thể:

- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung của Đề án đến với các cấp, các ngành, mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn.

- Chỉ đạo kiểm tra, thẩm định và phê duyệt làm cơ sở chi hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc diện thụ hưởng chính sách.

- Chỉ đạo UBND xã tiến hành rà soát nắm bắt thông tin hộ nghèo, hướng dẫn cho hộ nghèo đăng ký, cam kết thoát nghèo theo nội dung của Đề án; xét chọn hộ nghèo trong năm theo quy định tại Đề án và trình UBND huyện xem xét quyết định; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cho hộ nghèo trong quá trình thực hiện.

- Phân công cán bộ, công chức để theo dõi, hướng dẫn trong quá trình thực hiện Đề án; xử lý trách nhiệm những trường hợp cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm đxảy ra những tiêu cực và không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội, đoàn thể các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với chính quyền để tham gia thực hiện Quy định; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên (thanh niên, công đoàn, phụ nữ, nông dân...) và toàn dân hưởng ứng, tham gia, phát động thành phong trào thi đua giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, UBND 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động -Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo, giải quyết./.