cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu văn bản: 17/2016/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 28-06-2016
  • Ngày có hiệu lực: 15-08-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3022 ngày (8 năm 3 tháng 12 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HẰNG NĂM THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm ở cấp cơ sở, bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), các thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) được thực hiện ngoài các cuộc điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm của các địa phương và cả nước.

2. Đối tượng áp dụng

a) Hộ gia đình trên phạm vi cả nước;

b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc liên quan đến công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

2. Hộ thoát nghèo là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điu tra, rà soát hng năm ở cơ sở được xác định không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo.

Hộ thoát nghèo bao gồm:

a) Hộ thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo;

b) Hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đu người/tháng từ mức sng trung bình trở lên (tiêu chí xác định mức sống trung bình theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Hộ thoát cận nghèo là hộ cận nghèo thuộc danh sách địa phương đang quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát cận nghèo;

4. Hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh là hộ không thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý nhưng phát sinh khó khăn đột xuất trong năm (theo quy định chi tiết tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này), qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

5. Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

6. Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội;

7. Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công;

8. Hộ nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ thuộc một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Phương pháp, yêu cầu rà soát

1. Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chm đim tài sản, thu thập thông tin đặc đim, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Yêu cầu rà soát: bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bng, có sự tham gia của người dân.

Điều 4. Thời điểm rà soát

1. Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.

2. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;

b) Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Chương II

QUY TRÌNH RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM TẠI CẤP XÃ

Điều 5. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên

1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm

Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:

a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.

2. Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:

a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.

Điều 6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm

Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy trình sau:

1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát

Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:

a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xuống thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát;

Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.

b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục s 2d ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình

Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục s 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tng hợp và phân loại kết quả như sau:

a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xung hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;

- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;

- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:

+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:

+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;

+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

- Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.

3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát

Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.

Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).

Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Thông tư này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).

4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.

Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.

5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nêu có khiếu nại của người dân) đ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.

6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử dụng mẫu theo Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư này) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;

b) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu c theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.

7. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở các thành viên thuộc Ban giảm nghèo cấp xã;

- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên các phương tiện truyền thông; khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia;

- Xây dựng phương án kế hoạch, kinh phí, tổ chức lực lượng tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn.

b) Tổng hợp, phân loại và lập danh sách chi tiết các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn sau khi có kết quả rà soát chính thức. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận và chỉ đạo tổ chức việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo kết quả để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và có ý kiến thẩm định.

c) Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm; theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phn mềm quản lý khi phát sinh những thay đổi.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn;

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp tham gia rà soát và các giám sát viên (tổ chức tập trung theo đơn vị hành chính với huyện có ít xã, hoặc theo cụm xã nếu huyện có nhiều xã);

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;

b) Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;

c) Tổng hp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phn mm quản lý.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức rà soát; thống nhất mẫu biểu thực hiện trên địa bàn;

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cấp huyện;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;

b) Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp huyện trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;

c) Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, công nhận;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý.

Điều 8. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Bộ:

1. Xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn các địa phương về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện khi có các văn bản, quy định điều chỉnh, bổ sung;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đảm bảo tổ chức thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và thực hiện công tác báo cáo đúng thời hạn, đúng theo các mẫu, biểu báo cáo quy định;

3. Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm của các địa phương để ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc phục vụ công tác đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo và thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;

4. Xây dựng, chuyển giao, hướng dẫn các địa phương sử dụng phần mềm quản lý trực tuyến hộ nghèo, hộ cận nghèo, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, cận nghèo trên phạm vi cả nước;

5. Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều.

Điều 9. Chế độ báo cáo và hệ thống mẫu, biểu báo cáo

1. Chế độ báo cáo

a) Hằng quý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tng hợp, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh đột xuất và kết quả công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có);

b) Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo chính thức kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hng năm trên địa bàn (Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc.

2. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo theo quy định như sau:

a) Công văn báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hệ thống mẫu, biểu báo cáo (theo mẫu kèm ban hành theo Thông tư này):

- Phụ lục số 4a. Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo hằng năm.

- Phụ lục số 4b. Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ cận nghèo hằng năm.

- Phụ lục số 4c. Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Phụ lục số 4d. Phân tích hộ cận nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Phụ lục số 4đ. Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng.

Điều 10. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện tổ chức rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm và cập nhật cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do ngân sách địa phương bố trí theo quy định về chế độ tài chính hiện hành.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tr
a văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, BTXH, VPQGGN
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung

 

1

Phụ lục số 1a: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo

 

2

Phụ lục số 1b: Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo

 

3

Phụ lục số 2a: Danh sách xét duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm

 

4

Phụ lục số 2b: Danh sách xét duyệt hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

 

5

Phụ lục số 2c: Danh sách hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo (áp dụng cho rà soát định kỳ hằng năm)

 

6

Phụ lục số 2d: Danh sách hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo (áp dụng cho rà soát định kỳ hằng năm)

 

7

Phụ lục số 2đ: Biên bản họp dân thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

 

8

Phụ lục số 2e: Mu giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo

 

9

Phụ lục số 3a (Phiếu A): Phiếu nhận dạng nhanh hộ gia đình

 

10

Phụ lục số 3b (Phiếu B): Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trong Phụ lục số 3b (Phiếu B) bao gồm các Phụ lục sau đây:

+ PL3b. Quy định hệ thống tính điểm cho các đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình;

+ PL3b.0. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực thành thị;

+ PL3b.1. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (NT1);

+ PL3b.2. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Trung du và miền núi phía Bắc (NT2);

+ PL3b.3. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (NT3);

+ PL3b.4. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên (NT4);

+ PL3b.5. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Đông Nam Bộ (NT5);

+ PL3b.6. Phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (NT6);

 

11

Phụ lục số 3c (Phiếu C): Thu thập đặc điểm hộ nghèo và hộ cận nghèo

12

Phụ lục số 3d: Hướng dẫn sử dụng các mẫu phiếu A, B, C

13

Phụ lục số 4a: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo hằng năm

14

Phụ lục số 4b: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ cận nghèo hằng năm

15

Phụ lục số 4c: Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

16

Phụ lục số 4d: Phân tích hộ cận nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

17

Phụ lục số 4đ: Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng

 

Phụ lục số 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT BỔ SUNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………………..

Họ và tên: ...................................................................................., Giới tính: □ Nam, □ Nữ

Số định danh cá nhân: ………………………………….………………………………………

Sinh ngày............. tháng .......... năm ............,       Dân tộc: ...........

Số CMTND: ................................................. Ngày cấp: ...../...../20...... Nơi cấp: .............

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .....................................................................................

Chỗ ở hiện tại: .................................................................................................................

Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ
(Vợ, chồng, con...)

Nghề nghiệp

01

 

 

 

02

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo/hộ cận nghèo: ................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ch xem xét, thẩm định bổ sung đối với những hộ gia đình có đời sống khó khăn do các nguyên nhân sau:

+ Chịu hậu quả của các rủi ro, biến cố đột xuất trong năm, bao gồm: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc, sóng thần); môi trường bị ô nhiễm nặng; tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh tật nặng; gặp rủi ro về kinh tế (chịu thiệt hại nặng về các tài sản chủ yếu như nhà ở, công cụ sản xuất, mất đất sản xuất, mất mùa, dịch bệnh); gặp rủi ro về xã hội (bị lừa đảo, là nạn nhân của tội phạm).

+ biến động về nhân khẩu trong hộ gia đình (như sinh con, có thêm con dâu về nhà chồng, bộ đội xuất ngũ trở về gia đình, có thành viên đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình bị chết và các trường hợp biến động khác về nhân khẩu gây các tác động khó khăn đến điều kiện sng của hộ gia đình).

 

Xác nhận của trưởng thôn:
(Xác minh thông tin về hộ gia đình, đề xuất UBND xã/phường/thị trấn tiếp nhận, xử lý)

..........., ngày ...... tháng ...... năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của UBND cấp xã/phường/thị trấn:
(Tiếp nhận, xử lý đề nghị)

TM. UBND xã/phường/thị trấn …....................
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………………..

Họ và tên: ..................................................................................., Giới tính: □ Nam, □ Nữ

Số định danh cá nhân: ………………………………….………………………………………

Sinh ngày............. tháng .......... năm ............,       Dân tộc: ...........

Số CMTND: ................................................. Ngày cấp: ...../...../20...... Nơi cấp: .............

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .....................................................................................

Chỗ ở hiện tại: .................................................................................................................

Là hộ nghèo □ hộ cận nghèo □ từ năm ………… đến năm ………

Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ
(Vợ, chồng, con...)

Nghề nghiệp

01

 

 

 

02

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

Lý do đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo: ....................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

Xác nhận của trưởng thôn:
(Xác minh thông tin về hộ gia đình, đề xuất UBND xã/phường/thị trấn tiếp nhận, xử lý)

..........., ngày ...... tháng ...... năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của UBND cấp xã/phường/thị trấn:
(Tiếp nhận, xử lý đề nghị)

TM. UBND xã/phường/thị trấn …....................
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 2a

UBND xã/phường/thị trấn ...
Thôn/bản/ấp ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày   tháng   năm 20….

 

DANH SÁCH XÉT DUYỆT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO PHÁT SINH TRONG NĂM

Năm thực hiện: 20 ….

STT

H và tên chủ hộ

Năm sinh/ Giới tính

Dân tộc

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

1.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

1.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

1.3

Con: ……

 

 

 

 

 

1.4

………

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân phát sinh nghèo, cận nghèo

(ghi rõ nguyên nhân phát sinh nghèo/cận nghèo vào phần này)

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: ……. điểm; Tổng điểm B2: …….. điểm.

Xếp loại hộ: Không nghèo □   Nghèo □   Cận nghèo □

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

2.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

2.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

2.3

Con: ……

 

 

 

 

 

2.4

………

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân phát sinh nghèo, cận nghèo

(ghi rõ nguyên nhân phát sinh nghèo/cận nghèo vào phần này)

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: …… điểm; Tổng điểm B2: …. điểm.

Xếp loại hộ: Không nghèo □  Nghèo □    Cận nghèo □

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

……….. hộ nghèo, ………. hộ cn nghèo
trên tổng số ………. hộ đăng ký xét duyệt

 

Người lập biểu
(ký, họ tên)

Xác nhận của
trưởng thôn
(ký, họ tên)

Xác nhận của
Chủ tịch UBND xã
(ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 2b

UBND xã/phường/thị trấn ...
Thôn/bản/ấp ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày   tháng   năm 20….

 

DANH SÁCH XÉT DUYỆT HỘ THOÁT NGHÈO, HỘ THOÁT CẬN NGHÈO TRONG NĂM

Năm thực hiện: 20 ….

STT

H và tên chủ hộ

Năm sinh/ Giới tính

Dân tộc

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

1.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

1.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

1.3

Con: ……

 

 

 

 

 

1.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: ……. điểm; Tổng điểm B2: …….. điểm.

Xếp loại hộ: Nghèo                      Cận nghèo □

                   Thoát nghèo   Thoát cận nghèo

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

2.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

2.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

2.3

Con: ……

 

 

 

 

 

2.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: …… điểm; Tổng điểm B2: …. điểm.

Xếp loại hộ: Nghèo                      Cận nghèo □

                   Thoát nghèo   Thoát cận nghèo

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

……….. hộ thoát nghèo, ………. hộ thoát cn nghèo
trên tổng số ………. hộ đăng ký xét duyệt

 

Người lập biểu
(ký, họ tên)

Xác nhận của
trưởng thôn
(ký, họ tên)

Xác nhận của
Chủ tịch UBND xã
(ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 2c

UBND xã/phường/thị trấn ...
Thôn/bản/ấp ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày   tháng   năm 20….

 

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ KHẢ NĂNG RƠI XUỐNG NGHÈO, CẬN NGHÈO
(Áp dụng cho rà soát định kỳ hằng năm)

STT

H và tên chủ hộ

Năm sinh/ Giới tính

Dân tộc

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

1.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

1.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

1.3

Con: ……

 

 

 

 

 

1.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: ……. điểm; Tổng điểm B2: …….. điểm.

Xếp loại hộ: Không nghèo □   Nghèo □   Cận nghèo □

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

2.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

2.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

2.3

Con: ……

 

 

 

 

 

2.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: …… điểm; Tổng điểm B2: …. điểm.

Xếp loại hộ: Không nghèo □  Nghèo □    Cận nghèo □

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

……….. hộ nghèo, ………. hộ cn nghèo
trên tổng số ………. hộ thuộc diện rà soát

 

Người lập biểu
(ký, họ tên)

Xác nhận của
trưởng thôn
(ký, họ tên)

Xác nhận của
Chủ tịch UBND xã
(ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 2d

UBND xã/phường/thị trấn ...
Thôn/bản/ấp ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày   tháng   năm 20….

 

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ KHẢ NĂNG THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO
(Áp dụng cho rà soát định kỳ hằng năm)

STT

H và tên chủ hộ

Năm sinh/ Giới tính

Dân tộc

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

1.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

1.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

1.3

Con: ……

 

 

 

 

 

1.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: ……. điểm; Tổng điểm B2: …….. điểm.

Xếp loại hộ: Nghèo                      Cận nghèo □

                   Thoát nghèo   Thoát cận nghèo

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

Thành viên trong hộ

 

 

 

 

 

2.1

Bố/m: ………

 

 

 

 

 

2.2

V/chồng: …….

 

 

 

 

 

2.3

Con: ……

 

 

 

 

 

2.4

………

 

 

 

 

 

 

Kết quả rà soát, thẩm định

Tổng điểm B1: …… điểm; Tổng điểm B2: …. điểm.

Xếp loại hộ: Nghèo                      Cận nghèo □

                   Thoát nghèo   Thoát cận nghèo

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

……….. hộ thoát nghèo, ………. hộ thoát cn nghèo
trên tổng số ………. hộ thuộc diện rà soát

 

Người lập biểu
(ký, họ tên)

Xác nhận của
trưởng thôn
(ký, họ tên)

Xác nhận của
Chủ tịch UBND xã
(ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 2đ

UBND xã ...
Thôn/Tổ dân phố ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Tên thôn), ngày   tháng  năm 20

 

BIÊN BẢN HỌP DÂN THỐNG NHẤT KẾT QUẢ

RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20…..,  tại …………………………………………….. (ghi rõ địa điểm tổ chức họp), thôn ………….… (tên thôn) đã tổ chức cuộc họp thống nhất kết quả rà soát biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

- Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì).

- Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh).

- Thành phần tham gia:

+ Đại diện các tổ chức, đoàn thể tham gia: ………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

(đại diện chính quyền cấp xã, các hội, đoàn thể cấp xã, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn)

+ Số lượng hộ tham gia: ……………………….. hộ (có danh sách kèm theo).

1. Nội dung cuộc họp

Thống nhất kết quả rà soát biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

2. Kết quả cuộc họp

Tổng số hộ dân trên địa bàn: ……………… hộ. Trong đó:

+ Tổng số hộ nghèo: ………………… hộ.

+ Tổng số hộ cận nghèo: …………………… hộ.

+ Tổng số hộ thoát nghèo: ……………………… hộ.

+ Tổng số hộ thoát cận nghèo: ………………………. hộ.

(Danh sách chi tiết kèm theo)

Cuộc họp đã kết thúc vào lúc ... giờ ... phút cùng ngày. Đại diện các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản; biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại thôn, tổ dân phố, 01 bản gửi Ban giảm nghèo xã./.

 

Đại diện hộ dân
(ký, họ tên)

Thư ký
(ký, họ tên)

Chủ trì (Trưởng thôn)
(ký, họ tên)

 

UBND xã ...
Thôn/Tổ dân phố ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Tên thôn), ngày   tháng  năm 20

 

DANH SÁCH PHÂN LOẠI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO,
HỘ THOÁT NGHÈO, HỘ THOÁT CẬN NGHÈO NĂM 20 ….
(Danh sách kèm theo Biên bản họp dân thng nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo)

STT

Họ và tên chủ hộ

Năm sinh/ Gii tính

Dân tộc

Địa chỉ

Tổng điểm B1, B2

Nam

Nữ

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

B1: ……….. điểm;

B2: ……….. điểm;

2

Đinh Thị B

 

 

 

 

B1: ……….. điểm;

B2: ……….. điểm;

3

....

 

 

 

 

B1: ……….. điểm;

B2: ……….. điểm;

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng số hộ nghèo/hộ cận nghèo/hộ thoát nghèo/hộ thoát cận nghèo: .... hộ trên tổng số ... hộ dân trên địa bàn.

 

Đại diện hộ dân
(ký, họ tên)

Thư ký
(ký, họ tên)

Chủ trì (trưởng thôn)
(ký, họ tên)


Phụ lục số 2e

(mặt trước)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRN ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ………../GCN-HN.HCN

……., ngày ….. tháng …… năm 20 ……

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Căn cứ Quyết định s 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ (văn bản s) ……. ngày ……. của ……….. quy định chức năng, nhiệm v, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………….;

Căn cứ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………… chứng nhận:

Hộ gia đình ông/bà: ………………………………………... Dân tộc: ……………………………………

CMTND s: ……………………………….. Cấp ngày ……………….. Nơi cấp ………………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………..

Thuộc danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo trên địa bàn trong giai đoạn 2016-2020 theo kết quả xác nhận dưới đây:

NĂM 2015

NĂM 2016

NĂM 2017

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

H nghèo

Hộ cận nghèo

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

 

 

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Phụ lục số 2e

(mặt sau)

 

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH

STT

Họ và tên

Dân tộc

Quan hệ với chủ hộ

Năm sinh

Nghề nghiệp, công việc hiện tại

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

1. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp cho các hộ gia đình làm căn cứ để xác định những người có tên trên giấy được thụ hưởng các chính sách dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Trong cả giai đoạn 2016-2020, mỗi hộ gia đình được công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp 01 giấy chứng nhận duy nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chứng nhận (ký tên, đóng dấu). Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để đóng dấu xác nhận phân loại hộ gia đình vào các ô Hộ nghèo, Hộ cận nghèo trong năm thực hiện để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Mỗi dấu xác nhận sẽ chỉ có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của cùng năm thực hiện.

3. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, rách nát hoặc bị mất. Trường hợp bị hư hỏng, rách nát hoặc bị mất thì được xem xét cấp đổi lại dựa trên cơ sở danh sách, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý./.

 

PHỤ LỤC SỐ 3a (Phiếu A)

PHIẾU NHẬN DẠNG NHANH HỘ GIA ĐÌNH

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ THAM GIA VÀ NHẬN DẠNG NHANH

 

Tờ số …../………

TỈNH/THÀNH PHỐ ………………………….

 

 

XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN .....................................

 

HUYỆN/QUẬN ………………………………

 

 

THÔN/ẤP/TỔ DÂN PHỐ......................................

 

 

STT

Họ và tên chủ hộ

Ngày đăng ký/ rà soát

Có ô tô/ xe máy/xe điện/ tàu/ghe thuyền có động cơ

Có điều hòa/t lạnh

Có bình tm nước nóng

Có máy giặt/sấy quần áo

Có đất đai/ nhà/xưởng/ tài sản/máy móc cho thuê

Tiêu thụ điện từ 100 KW/tháng tr lên

Diện tích ở bình quân đầu người từ 30 m2 trở lên

Có ít nhất 1 người là công chức/ viên chức hoặc có lương hưu/ trợ cấp NCC

Có ít nhất 1 người đang làm việc có bằng từ CĐ trở lên

Tổng số

Kết qu (Đánh dấu x vào hộ có dưới 3 ch tiêu và điều tra phiếu B)

Xác nhận của hộ gia đình

(Nếu có thì đánh dấu x, đến 3 ch tiêu thi chuyển sang hộ tiếp theo)

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

D

E

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người tổng hợp
(Ký, họ tên)

Ngày ………. tháng ……. năm 20……
UBND Xã/Phường/Thị trấn
(Ký, họ tên, đóng dấu)


Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b. Quy định hệ thống tính điểm cho các đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình theo các vùng

STT

Đặc trưng hộ

Vùng nông thôn khu vực Đồng bằng sông Hồng

Vùng nông thôn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Vùng nông thôn khu vực Tây Nguyên

Vùng nông thôn khu vực Đông Nam Bộ

Vùng nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực Thành thị

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

Hộ có 1 người

75

75

70

75

70

65

80

 

Hộ có 2 người

60

65

50

50

55

55

55

 

Hộ có 3 người

40

50

40

40

45

45

40

 

Hộ có 4 người

30

30

30

35

30

35

25

 

Hộ có 5 người

20

20

15

15

20

30

20

 

Hộ có 6 người

15

10

10

5

10

20

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

Không có người nào

15

10

15

20

20

20

15

 

Chỉ có 1 người

5

5

10

15

5

15

5

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

Có bằng cao đẳng trở lên

10

15

15

10

20

15

15

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

5

10

5

5

15

5

0

 

Có bằng trung học phổ thông

0

0

0

5

10

5

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

25

45

25

30

25

20

10

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

20

25

20

15

5

10

5

5

Lương hưu

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

20

30

25

25

15

25

5

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

35

50

45

30

25

40

15

6

Nhà ở

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

0

5

20

10

0

0

10

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

15

5

0

5

10

10

0

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

Từ 8-<20 m2

0

0

0

15

10

15

10

 

Từ 20-<30 m2

5

10

10

25

15

25

15

 

Từ 30-<40 m2

5

15

15

35

15

30

15

 

>= 40 m2

15

35

25

45

20

40

25

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

25-49 KW

30

20

25

20

10

25

20

 

50-99 KW

40

35

45

30

20

30

30

 

100-149 KW

50

50

55

40

25

40

40

 

>= 150 KW

55

50

70

55

25

45

45

9

Nước sinh hoạt

 

Nước máy, nước mua

15

20

10

15

20

10

20

 

Giếng khoan

10

15

5

10

15

5

15

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

10

5

0

10

0

5

5

10

Nhà vệ sinh

 

Hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại

15

15

15

20

20

15

20

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

5

10

10

10

15

10

5

11

Tài sản ch yếu

 

Tivi màu

10

15

5

10

20

15

15

 

Dàn nghe nhạc các loại

10

0

10

0

5

10

10

 

Ô

50

50

50

50

50

50

50

 

Xe máy, xe có động cơ

15

15

20

25

30

20

25

 

Tủ lạnh

10

10

15

15

10

10

10

 

Máy điều hòa nhiệt độ

20

10

15

10

15

25

15

 

Máy giặt, sấy quần áo

10

10

15

15

15

15

10

 

Bình tắm nước nóng

10

15

10

10

15

15

5

 

Lò vi sóng, lò nướng

15

10

15

25

15

15

15

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

0

0

25

0

0

10

15

12

Đất đai

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên

5

5

5

5

15

5

0

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở lên

5

10

5

5

5

15

0

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000- <5000m2

5

10

15

5

5

5

0

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 tr lên

10

20

20

15

15

10

0

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

15

20

15

20

0

15

0

13

Chăn nuôi

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

0

15

10

15

0

0

0

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

15

25

15

25

25

20

0

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

0

5

10

0

0

10

0

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

15

20

20

20

10

25

0

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt/ ngan/ ngỗng/ chim trở lên

10

15

15

15

0

5

0

 

Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản

5

5

5

0

0

5

0

14

Vùng

 

Đồng bằng sông Hồng (không kể TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng)

 

 

 

 

 

 

20

 

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (không kể TP. Đà Nng)

 

 

 

 

 

 

5

 

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

15

 

Đông Nam Bộ (không kể TP. Hồ Chí Minh)

 

 

 

 

 

 

25

 

Đồng bằng sông Cửu Long
(không kể TP.
Cần Thơ)

 

 

 

 

 

 

15

 

Các thành phố trc thuộc Trung ương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ)

 

 

 

 

 

 

30

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.0. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC THÀNH THỊ

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG H

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIỂM

ĐIỂM

1

Số nhân khu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

80

 

 

Hộ có 2 người

 

55

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

25

 

Hộ có 5 người

 

20

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

15

 

 

Chỉ có 1 người

 

5

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bng cao đng trở lên

 

15

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

0

 

Có bằng trung học phổ thông

 

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

10

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

5

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

5

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

15

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

10

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

0

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

10

 

 

Từ 20-<30 m2

 

15

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

25

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

20

 

 

50-99 KW

 

30

 

100-149 KW

 

40

 

>= 150 KW

 

45

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

20

 

 

Giếng khoan

 

15

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

5

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

20

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

5

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

15

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

25

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điu hòa nhiệt độ

 

15

 

 

Máy giặt, sấy qun áo

 

10

 

 

Bình tm nước nóng

 

5

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyn có động cơ

 

15

 

12

Đất đai

 

 

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

14

Vùng

 

 

 

 

Đồng bằng sông Hồng (không kể TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng)

 

20

 

 

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (không kể TP. Đà Nng)

 

5

 

Tây Nguyên

 

15

 

Đông Nam Bộ (không kể TP. Hồ Chí Minh)

 

25

 

Đồng bằng sông Cu Long (không kể TP. Cần Thơ)

 

15

 

Các thành phố trực thuộc Trung ương

(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ)

 

30

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 140 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 140 điểm đến 175 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 175 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.1. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Nông thôn Đồng bằng sông Hồng (NT1)

 

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG H

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIỂM

ĐIỂM

1

Số nhân khu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

75

 

 

Hộ có 2 người

 

60

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

30

 

Hộ có 5 người

 

20

 

Hộ có 6 người

 

15

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

15

 

 

Chỉ có 1 người

 

5

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bng cao đng tr lên

 

10

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

5

 

Có bằng trung học phổ thông

 

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

25

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

20

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

20

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

35

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

0

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/g bền chắc

 

15

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

0

 

 

Từ 20-<30 m2

 

5

 

Từ 30-<40 m2

 

5

 

>= 40 m2

 

15

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

30

 

 

50-99 KW

 

40

 

100-149 KW

 

50

 

>= 150 KW

 

55

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

15

 

 

Giếng khoan

 

10

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

10

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

15

 

 

H xí thm dội nước, cải tiến có ng thông hơi, hai ngăn

 

5

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

10

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

15

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điều hòa nhiệt độ

 

20

 

 

Máy giặt, sấy quần áo

 

10

 

 

Bình tắm nước nóng

 

10

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

 

0

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 tr

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 trở lên

 

10

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

15

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

0

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

 

15

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

0

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

15

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt/ ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

10

 

 

Hộ gia đình có nuôi trng thủy sản

 

5

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.2. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (NT2)

 

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIM

ĐIM

1

Số nhân khu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

75

 

 

Hộ có 2 người

 

65

 

Hộ có 3 người

 

50

 

Hộ có 4 người

 

30

 

Hộ có 5 người

 

20

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

10

 

 

Chỉ có 1 người

 

5

3

Bng cấp cao nht của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bng cao đng trở lên

 

15

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

10

 

Có bằng trung học phổ thông

 

0

4

Hộ có ít nht 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

45

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

25

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

30

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

50

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

5

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

5

 

7

Diện tích bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

0

 

 

Từ 20-<30 m2

 

10

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

35

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

20

 

 

50-99 KW

 

35

 

100-149 KW

 

50

 

>= 150 KW

 

50

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mưa

 

20

 

 

Giếng khoan

 

15

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

5

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

15

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

10

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

15

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

0

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

15

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điu hòa nhiệt độ

 

10

 

 

Máy giặt, sấy quần áo

 

10

 

 

Bình tắm nước nóng

 

15

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

10

 

 

Tàu, ghe, thuyn có động cơ

 

0

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất từ 300 m2 tr lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở lên

 

10

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

10

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 tr lên

 

20

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

20

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

15

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa tr lên

 

25

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

5

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

20

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

15

 

 

Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản

 

5

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.3. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (NT3)

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIM

ĐIỂM

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

70

 

 

Hộ có 2 người

 

50

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

30

 

Hộ có 5 người

 

15

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

15

 

 

Chỉ có 1 người

 

10

3

Bng cấp cao nht của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bằng cao đẳng trở lên

 

15

 

 

Có bng trung cấp ngh hoặc trung học chuyên nghiệp

 

5

 

Có bng trung học ph thông

 

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

25

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

20

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

25

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

45

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

20

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

0

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

0

 

 

Từ 20-<30 m2

 

10

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

25

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

25

 

 

50-99 KW

 

45

 

100-149 KW

 

55

 

>= 150 KW

 

70

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

10

 

 

Giếng khoan

 

5

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

0

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

15

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

10

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

5

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

20

 

 

Tủ lnh

 

15

 

 

Máy điu hòa nhiệt độ

 

15

 

 

Máy giặt, sy qun áo

 

15

 

 

Bình tm nước nóng

 

10

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyn có động cơ

 

25

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn lin k đất ở từ 300 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trng cây hàng năm từ 5000m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 trở lên

 

20

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

15

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

10

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

 

15

 

 

Hộ từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

10

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

20

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt/ ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

15

 

 

Hộ gia đình có nuôi trng thủy sản

 

5

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.4. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Tây Nguyên (NT4)

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIM

ĐIM

1

Số nhân khu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

75

 

 

Hộ có 2 người

 

50

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

35

 

Hộ có 5 người

 

15

 

Hộ có 6 người

 

5

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

20

 

 

Chỉ có 1 người

 

15

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bằng cao đẳng trở lên

 

10

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

5

 

Có bằng trung học phổ thông

 

5

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

30

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

15

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

25

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu tr lên

 

30

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

10

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

5

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

15

 

 

Từ 20-<30 m2

 

25

 

Từ 30-<40 m2

 

35

 

>= 40 m2

 

45

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

20

 

 

50-99 KW

 

30

 

100-149 KW

 

40

 

>= 150 KW

 

55

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

15

 

 

Giếng khoan

 

10

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

10

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

20

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

10

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Ti vi màu

 

10

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

0

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

25

 

 

Tủ lạnh

 

15

 

 

Máy điều hòa nhiệt độ

 

10

 

 

Máy giặt, sy qun áo

 

15

 

 

Bình tắm nước nóng

 

10

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

25

 

 

Tàu, ghe, thuyn có động cơ

 

0

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 trở lên

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

20

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

15

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

 

25

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

0

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

20

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt/ ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

15

 

 

Hộ gia đình có nuôi trng thủy sản

 

0

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.5. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Đông Nam Bộ (NT5)

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIỂM

ĐIỂM

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

70

 

 

Hộ có 2 người

 

55

 

Hộ có 3 người

 

45

 

Hộ có 4 người

 

30

 

Hộ có 5 người

 

20

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

20

 

 

Chỉ có 1 người

 

5

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bng cao đng trở lên

 

20

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

15

 

Có bằng trung học phổ thông

 

10

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

25

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

5

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

15

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

25

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

0

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

10

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

10

 

 

Từ 20-<30 m2

 

15

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

20

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

10

 

 

50-99 KW

 

20

 

100-149 KW

 

25

 

>= 150 KW

 

25

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

20

 

 

Giếng khoan

 

15

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

0

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

20

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

15

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

20

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

5

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

30

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điều hòa nhiệt độ

 

15

 

 

Máy giặt, sy qun áo

 

15

 

 

Bình tm nước nóng

 

15

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

 

0

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 trở lên

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

0

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

0

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa tr lên

 

25

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

0

 

 

Hộ có t 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

10

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt ngan/ ngỗng/ chim tr lên

 

0

 

 

Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản

 

0

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3b (Phiếu B)

PL3b.6. PHIẾU RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (NT6)

TỈNH/TP ……………………….

 

 

PHƯỜNG.....................................

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………

 

 

TỔ......................................

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ: …………………………………………………. Mã hộ

 

Phân loại hộ trước thời điểm rà soát, là:

 

 

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG H

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIM

ĐIỀM

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

65

 

 

Hộ có 2 người

 

55

 

Hộ có 3 người

 

45

 

Hộ có 4 người

 

35

 

Hộ có 5 người

 

30

 

Hộ có 6 người

 

20

2

S trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

20

 

 

Chỉ có 1 người

 

15

3

Bng cấp cao nht của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bng cao đng trở lên

 

15

 

 

Có bng trung cấp ngh hoặc trung học chuyên nghiệp

 

5

 

Có bằng trung học phổ thông

 

5

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

20

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

10

5

Lương hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

25

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

40

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

0

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

10

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

15

 

 

Từ 20-<30 m2

 

25

 

Từ 30-<40 m2

 

30

 

>= 40 m2

 

40

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

25

 

 

50-99 KW

 

30

 

100-149 KW

 

40

 

>= 150 KW

 

45

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

10

 

 

Giếng khoan

 

5

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

5

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

H xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

15

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

10

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

15

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

20

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điu hòa nhiệt độ

 

25

 

 

Máy giặt, sy qun áo

 

15

 

 

Bình tm nước nóng

 

15

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

 

10

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn lin k đất ở từ 300 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000m2

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000m2 trở lên

 

10

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

15

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

0

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

 

20

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

10

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

25

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

5

 

 

Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản

 

5

 

Tổng điểm B1

 

 

 

B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1,1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2,1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2,2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3,1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3,2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4,1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4,2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5,1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5,2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

 

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 120 điểm

Hộ nghèo (N1)          □

Trên 120 điểm đến 150 điểm

Hộ nghèo (N2)          □

Hộ cận nghèo (CN)   □

Trên 150 điểm

Hộ không nghèo (KN)                             □

 

Hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục số 3c (Phiếu C)


PHẦN II: THÔNG TIN CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỘ:

 

Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm 201….
Trưởng ban giảm nghèo cấp xã
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Phụ lục số 3d

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC MẪU PHIẾU A, B, C

I. KHÁI NIỆM VÀ QUY ƯỚC CHUNG

1. Hộ gia đình

Hộ gia đình thuộc đối tượng rà soát là những hộ có hộ khẩu thường trú tại địa phương (không bao gồm những hộ có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng không sống tại địa phương từ 6 tháng trở lên) và những hộ gia đình đã đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương từ 6 tháng trở lên.

2. Thành viên trong hộ gia đình bao gồm những người cùng ăn, ở chung trong hộ từ 6 tháng trở lên và có chung quỹ thu chi (mọi khoản thu nhập của các thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó).

- Các trường hợp sau đây được tính là thành viên hộ gia đình:

+ Chủ hộ (ngay cả khi người đó không ăn, ở trong hộ gia đình với thời gian hơn 6 tháng nhưng vẫn duy trì mối quan hệ với gia đình);

+ Trẻ em mới sinh hoặc mới nhận làm con nuôi hợp pháp;

+ Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có hoặc chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...) mặc dù sống tại hộ chưa đủ 6 tháng, bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, người về nghỉ hưu, nghỉ mất sức;

+ Thành viên trong hộ đi làm xa nhà trên 6 tháng trong năm, tách hẳn việc ăn uống sinh hoạt chi tiêu cùng gia đình nhưng vẫn gửi thu nhập về cho gia đình;

+ Thành viên trong hộ đi học ở nơi khác trong nước mà gia đình vẫn phải nuôi dưỡng;

+ Họ hàng đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và cùng chung quỹ thu chi.

- Các trường hợp sau không được tính là thành viên hộ gia đình:

+ Những người ở trọ, người làm thuê, người giúp việc, họ hàng đến ở nhờ có gia đình riêng sống ở nơi khác;

+ Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết.

3. Việc làm

Trong cuộc điều tra này, một người đang làm việc là người có việc làm theo quy định của pháp luật và có thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật) từ việc làm đó; tổng thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua; không phân biệt hình thức làm thuê, tự làm, chủ sở hữu, góp vốn chung ...

Việc làm phi nông nghiệp là những việc làm không thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Những việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp bao gồm trồng trọt (lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâu năm, làm vườn, trồng hoa, cây cảnh, ươm giống cây...); chăn nuôi (gia súc, gia cầm, ong, tm...); đánh bẫy, săn bắt chim thú; lâm nghiệp (trồng/chăm sóc rừng, khai thác gỗ, đốt than, lấy dầu nhựa thô...); nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; làm muối,...

Nếu một người làm từ 2 công việc khác nhau trở lên thì chọn công việc chính là công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Nếu 2 công việc có thời gian làm việc trong năm bằng nhau thì chọn công việc đem lại thu nhập chính cho hộ.

4. Nhà

Nhà ở là một công trình xây dựng bao gồm ba bộ phận: tường, mái, sàn và được dùng để ở.

Phân loại nhà theo vật liệu chính của 3 thành phần cấu thành chủ yếu. Đó là cột (trụ, hoặc tường chịu lực), mái và tường/bao che.

- Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “ngói (xi măng, đất nung)”, “tấm lợp kim loại chuyên dụng”. Nhà có nhiều tầng thì tính phần trần/mái bền chắc nhất.

- Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “gỗ/kim loại bền chắc”.

- Cột được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “sắt/thép/gỗ bền chắc”.

(trường hợp nhà không có cột, xác định vật liệu chính cấu thành Tường/bao che là nguyên liệu cấu thành Cột để tính điểm)

Như vậy:

1. Nhà kiên cố là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

2. Nhà bán kiên c là nhà có hai trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

3. Nhà thiếu kiên c là nhà chỉ có một trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

4. Nhà đơn sơ là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc.

Diện tích ở bình quân đầu người được tính bằng tổng diện tích ở của hộ chia cho tổng số nhân khẩu trong hộ. Trong đó, tổng diện tích ở được tính bằng diện tích của tất cả các ngôi nhà đang ở (không phân biệt tình trạng nhà theo phân loại ở trên), không tính nhà tắm, vệ sinh, bếp, kho, diện tích kinh doanh/cho thuê; gác xép tính bằng 50%.

5. Tiêu thụ điện

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng của hộ gia đình được tính bằng mức tiêu thụ điện bình quân trong 12 tháng qua theo hóa đơn tiền điện hoặc ghi nhận trên đồng hồ đo. Trong trường hợp không thể ước tính được thì sử dụng mức tiêu thụ điện của tháng gần nhất. Nếu hộ sử dụng điện đi xin hoặc dùng chung công tơ điện với hộ khác thì điều tra viên ước tính lượng điện tiêu thụ của hộ theo các thiết bị tiêu thụ điện có trong hộ.

6. Nguồn nước

Nguồn nước hợp vệ sinh gồm có: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ (có đường ống dẫn nước, trữ nước có nắp đậy), nước mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ.

7. Hố xí, nhà tiêu

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh gồm có các loại: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn (tham khảo thêm phụ lục để xác định rõ các loại hố xí/nhà tiêu).

8. Tài sản của hộ gia đình

Các tài sản (được liệt kê trong phiếu A và phiếu B) hiện có trong hộ không phân biệt là do thành viên trong hộ mua hay được cho, biếu, tặng; không phân biệt số lượng, giá trị, thời gian sử dụng; tính đến thời điểm điều tra hộ vẫn đang sử dụng hoặc mới bị hỏng chưa kịp sửa và có khả năng sửa chữa được.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU A (NHẬN DẠNG NHANH ĐẶC ĐIM HỘ GIA ĐÌNH)

1. Mục đích

Phiếu A được sử dụng để nhận dạng và phân loại nhanh, loại ra những hộ gia đình ở trên mức sống tối thiểu, không thuộc diện rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Cách điền thông tin vào phiếu

Điều tra viên đánh số các phiếu A được sử dụng theo thứ tự từ 1 đến hết cho mỗi địa bàn thôn/tổ/ấp vào dòng Tờ s …./…N…, trong đó N là tổng số tờ phiếu A tại địa bàn. Ví dụ: nếu một thôn sử dụng 2 tờ phiếu A thì đánh 1/2 ở tờ thứ nhất và 2/2 ở tờ thứ 2.

Các thông tin về địa chỉ của hộ (theo địa bàn điều tra) bao gồm Tỉnh/Thành phố, Quận/huyện và đơn vị hành chính ngang cấp, xã/phường và đơn vị hành chính ngang cấp được ghi rõ tên và bảng mã theo bảng mã hành chính của Tổng cục Thống kê. Riêng thông tin về thôn/tổ dân phố/ấp thì ghi rõ tên và cấp xã quy định đánh mã theo thứ tự từ 1 đến hết.

Cột A STT: Ghi số thứ tự của hộ gia đình trong thôn từ 1 tới N, với N là tổng số hộ gia đình tại thôn/tổ/ấp được khảo sát phiếu A.

Cột B Họ và tên chủ hộ: Ghi theo sổ đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú

Chú ý: Điều tra viên viết tên chủ hộ rõ ràng, dễ đọc, đúng theo các giấy tờ có giá trị pháp lý của chủ hộ như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh... Nên viết chữ IN HOA.

Nếu trong địa bàn quản lý có hai hộ trùng tên chủ hộ thì phân biệt bằng cách ghi thêm số thứ tự vào sau tên như sau: (1), (2)....

Ví d: tại thôn có 2 hộ, chủ hộ cùng tên Nguyễn Văn Sỹ thì hộ đầu tiên ghi là Nguyễn Văn Sỹ (1), hộ thứ hai ghi là Nguyễn Văn Sỹ (2).

Cột C Ngày đăng ký: ghi ngày hộ đến đăng ký điều tra, rà soát, hoặc ngày điều tra viên đến gặp hộ gia đình để khảo sát.

Cột từ 1 đến 9: hỏi từng chỉ tiêu, nếu câu trả lời là có thì đánh dấu x, hộ gia đình có đến 3 chỉ tiêu thì yêu cầu hộ gia đình xác nhận vào Cột G Xác nhận của hộ gia đình và chuyển sang hộ khác.

Nếu chỉ tiêu nào khó thu được thông tin thì có thể bỏ qua, hỏi chỉ tiêu tiếp theo, nếu đã hỏi hết các chỉ tiêu còn lại mà hộ vẫn chưa đủ đến 3 chỉ tiêu thì quay lại hỏi các chỉ tiêu đã bỏ qua.

Chú ý: Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những chỉ tiêu dễ quan sát/nhận biết ví dụ 4 chỉ tiêu đầu là các tài sản dễ thấy trong hộ.

Cột D Tổng số: Ghi tổng số cột đánh dấu x trong các cột từ (1) đến (9)

Cột E Kết quả: Đánh dấu x vào hộ có dưới 3 chỉ tiêu và cán bộ điều tra sử dụng phiếu B để điều tra tiếp.

Cột G Xác nhận của hộ gia đình: Đại diện hộ gia đình ký hoặc điểm chỉ. Kết thúc điều tra phiếu A đối với hộ gia đình.

3. Giải thích các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu có trong phiếu A là thể hiện đặc trưng của các hộ thuộc diện khá (trên mức sống tối thiểu) trở lên. Địa phương có thể bổ sung thêm các đặc trưng phù hợp với địa bàn (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh quyết định).

Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những chỉ tiêu dễ thu thập, kiểm tra, xác nhận thông tin.

Chỉ tiêu từ 1 - 4: liệt kê 4 nhóm tài sản lâu bền thường xuất hiện trong các hộ thuộc diện khá trở lên. Các tài sản được tính không phân biệt là do thành viên trong hộ mua hay được cho, biếu, tặng; không phân biệt số lượng, giá trị, thời gian sử dụng; tính đến thời điểm điều tra hộ vẫn đang sử dụng hoặc mới bị hỏng chưa kịp sửa và có khả năng năng sửa chữa.

Nếu hộ gia đình có 1 trong số các tài sản được liệt kê trong 1 chỉ tiêu thì vẫn đánh dấu x vào câu trả lời.

Ví d: Chỉ tiêu 1, nếu hộ gia đình chỉ có 1 xe máy và không có các tài sản khác (ô tô, xe điện, tàu, ghe thuyền có động cơ) thì cũng được tính là đã đạt ở chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 5: Các tài sản lớn cho thuê (đem lại thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật cho hộ).

Ví d: Khu vực thành thị thường phổ biến trường hợp các hộ gia đình có nhà cho thuê; khu vực nông thôn các hộ gia đình cho thuê đất sản xuất hoặc cho thuê ô tô, máy kéo, các loại máy nông nghiệp khác ...

Chỉ tiêu 6: Đã giải thích ở mục I. Khái niệm và quy ước chung

Ví d cách đặt câu hỏi đơn giản: hộ anh/chị một tháng dùng hết khoảng bao nhiêu số điện?

Chỉ tiêu 7: Diện tích ở bình quân đầu người đã được giải thích ở mục I. Khái niệm. Điều tra viên có thể ước tính diện tích ngôi nhà bằng cách nhân chiều rộng (ước lượng) với chiều dài (ước lượng).

Nếu hộ gia đình sử dụng đồng thời nhiều ngôi nhà thì phải tính toàn bộ các ngôi nhà đó, nếu nhà cho thuê thì không tính vào diện tích ở mà tính vào chỉ tiêu số 5.

Ví d: Hộ gia đình 3 người có 1 ngôi nhà 2 tầng, mỗi tầng diện tích xây dựng 50m2, có 1 gác xép 20m2, bếp có diện tích là 10m2, 2 nhà vệ sinh 5m2 xây khép kín trong nhà.

Diện tích ở của hộ gia đình là: 50 x 2 + 20 : 2 - 10 - 5 x 2 = 90 (m2)

Diện tích ở bình quân đầu người của hộ: 90 : 3 = 30 (m2/người)

Chỉ tiêu 8: Hộ gia đình đạt ở chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 thành viên trong hộ là công chức hoặc viên chức (không tính các cán bộ bán chuyên trách như trưởng/phó thôn hoặc đang làm hợp đồng trong các cơ quan nhà nước); hộ cũng đạt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 thành viên trong hộ đang hưởng lương hưu hoặc hưởng các loại trợ cấp hàng tháng theo chính sách ưu đãi người có công.

Chỉ tiêu 9: Hộ gia đình đạt ở chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 thành viên trong hộ đang làm việc (đã được giải thích ở mục I. Khái niệm) đồng thời người này phải có bằng cao đẳng hoặc bằng cấp cao hơn.

Ví d: Hộ Nguyễn Văn An có 3 thành viên, 2 vợ chồng đang làm ruộng (trồng lúa) và 1 người con đã tốt nghiệp cao đẳng.

- Nếu người con này hiện đang đi học tiếp đại học và không đi làm hoặc tổng thời gian làm việc ít hơn 3 tháng trong 12 tháng qua thì hộ chưa đạt chỉ tiêu này.

- Nếu người con này đã đi làm ổn định ít nhất 3 tháng trong 12 tháng qua thì hộ đạt chỉ tiêu này.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU B (RÀ SOÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM)

1. Mục đích

- Phiếu B được sử dụng để rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo dựa trên tình trạng tài sản và điều kiện sống của hộ gia đình. Các địa phương căn cứ trên thực trạng địa bàn có thể sử dụng mẫu phiếu của các vùng khác có các đặc điểm, điều kiện tương đương để thực hiện rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn cho phù hợp (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh quyết định).

- Điều tra viên thực hiện theo quy trình rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Hướng dẫn sử dụng

2.1. Phần thông tin chung

- Khu vực: có 7 loại phiếu riêng cho 7 khu vực bao gồm 1 khu vực thành thị và 6 khu vực nông thôn, đã được điền sẵn trên phiếu.

Chú ý: Điều tra viên kiểm tra xem thông tin này đã đúng với địa bàn điều tra hay chưa.

- Các thông tin về địa chỉ của hộ (theo địa bàn điều tra) bao gồm tỉnh/thành phố, quận/huyện và đơn vị hành chính ngang cấp, xã/phường và đơn vị hành chính ngang cấp được ghi rõ tên và bảng mã theo bảng mã hành chính của Tổng cục Thống kê. Riêng thông tin về thôn/tổ dân phố thì ghi rõ tên và cấp xã quy định đánh mã thôn theo thứ tự từ 1 đến hết.

- Họ và tên chủ hộ: tương tự hướng dẫn phiếu A

- Mã hộ: điều tra viên đánh mã hộ theo thứ tự từ 1 đến hết theo danh sách điều tra của thôn/ấp/tổ đã được lập theo quy trình điều tra.

- Phân loại hộ trước thời điểm rà soát: đánh dấu x để chọn 1 trong 3 loại tình trạng là hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ không nghèo.

2.2. Phần B1 - Các chỉ tiêu ước tính thu nhập của hộ

a) Cách điền thông tin vào phiếu

- Cột STT để đánh số các chỉ tiêu

- Cột ĐẶC TRƯNG HỘ liệt kê các chỉ tiêu về tình trạng tài sản và điều kiện sống của hộ.

Chú ý: Phiếu thành thị không hỏi các chỉ tiêu Đất đaiChăn nuôi nhưng có bổ sung chỉ tiêu Vùng (có mức điểm riêng cho các vùng).

Điều tra viên đọc kỹ mục I. Khái niệm trong hướng dẫn này để hiểu đúng về các chỉ tiêu đã được nêu ra ở cột này.

- Cột TRẢ LỜI để điều tra viên đánh dấu x vào những câu trả lời có theo bảng chỉ tiêu.

Chú ý: Chỉ hỏi các chỉ tiêu có trong phiếu, những thông tin không có trong phiếu thì bỏ qua, coi như 0 điểm.

Ví d: Chỉ tiêu 1, số nhân khẩu trong hộ, chỉ có các hộ từ 1 đến 6 người, như vậy những hộ có từ 7 người trở lên thì bỏ qua, không tích vào cột TRẢ LỜI và cho điểm bằng 0 vào cột ĐIM.

- Cột MỨC ĐIM cung cấp bảng điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu

Chú ý: Để đảm bảo thống nhất về hệ thống chỉ tiêu cả nước, với phiếu điều tra riêng cho các vùng có một số chỉ tiêu có mức điểm bằng 0, điều tra viên bỏ qua, không hỏi. Các chỉ tiêu này đã được đánh dấu (bôi màu xám cả dòng).

- Cột ĐIM để điều tra viên ghi điểm tương ứng cho chỉ tiêu được đánh dấu x ở cột TRẢ LỜI.

Sau khi đã ghi đầy đủ điểm số theo MỨC ĐIM vào cột ĐIỂM, điều tra viên cộng tổng số điểm và ghi vào ô ĐIM ở dòng Tổng điểm B1 và chuyển sang phần B2.

Chú ý: Điều tra viên cần kiểm tra cẩn thận và cộng chính xác điểm số của mỗi hộ gia đình, nên kiểm tra lại ít nhất 2 lần để tránh sai sót.

b) Giải thích các nhóm chỉ tiêu

Phần B1 gồm 14 nhóm chỉ tiêu trong đó phiếu nông thôn không có nhóm Vùng (chỉ tiêu số 14) và phiếu thành thị không có các nhóm chỉ tiêu Đất đai và Chăn nuôi (chỉ tiêu 12 và 13). Cụ thể như sau:

Nhóm chỉ tiêu 1: về số nhân khẩu hay số thành viên trong hộ và xác định thành viên thuộc/không thuộc hộ đã được giải thích ở mục I. Khái niệm.

Trong phiếu đã quy định mức điểm cho các hộ có từ 1 đến 6 thành viên, hộ có 7 thành viên trở lên có điểm là 0.

Trường hợp đặc biệt: những hộ có toàn bộ thành viên là trẻ em (dưới 15 tuổi), người cao tuổi (trên 60 tuổi) hay người khuyết tật, bệnh nặng không có khả năng lao động ghi điểm là 0.

Nhóm chỉ tiêu 2: Chỉ tính số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động, hộ có từ 2 đối tượng trong diện này trở lên thì điểm là 0.

Nhóm chỉ tiêu 3: Xem xét bng cấp cao nhất của thành viên trong hộ, lưu ý là không quan tâm đến tình trạng việc làm của thành viên có bằng cấp cao nhất đó.

Nhóm chỉ tiêu 4: Việc làm phi nông nghiệp đã được giải thích ở mục I. Khái niệm. Nếu thành viên đang làm việc phi nông nghiệp này đang là công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì có điểm số cao hơn đang làm những việc phi nông nghiệp khác.

Lưu ý: Nếu tất cả thành viên đều làm việc nông nghiệp thì điểm số là 0.

Nhóm chỉ tiêu 5: Tính điểm đối với những thành viên trong hộ đang hưởng lương hưu, nếu hộ không có người hưởng lương hưu thì điểm bằng 0.

Lưu ý, chỉ tiêu này không áp dụng cho những người hưởng các loại trợ cấp như trợ cấp BHXH, trợ cấp người có công, trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên...

Nhóm chỉ tiêu 6: Nhóm chỉ tiêu về nhà ở chỉ xem xét 2 chỉ tiêu liên quan đến vật liệu chính để làm tường và vật liệu chính để làm cột. Nếu sử dụng các loại vật liệu không được liệt kê trong mỗi chỉ tiêu thì điểm bằng 0.

Nhóm chỉ tiêu 7: Diện tích ở bình quân đầu người đã giải thích ở mục I. Khái niệm và hướng dẫn phiếu A.

Nhóm chỉ tiêu 8: Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả hộ đã giải thích ở mục I. Khái niệm và hướng dẫn phiếu A.

Nhóm chỉ tiêu 9: Nước sinh hoạt của hộ gia đình được phân ra 3 mức điểm cho các loại nước sinh hoạt khác nhau. Nếu hộ dùng đồng thời các loại nước ở 2 mức điểm khác nhau thì chọn loại nước hộ dùng thường xuyên nhất hoặc sẽ dùng thường xuyên nhất. Nếu hộ sử dụng nước đi xin thì xem xét nguồn nước xin về đó để phân loại.

Ví d: Hộ Nguyễn Văn An trước đây dùng nước mưa nhưng hộ mới làm được giếng khoan thì hộ này tính là sử dụng nước giếng khoan.

Hộ Nguyễn Văn Bình xin nước giếng khoan của hàng xóm thì nước sinh hoạt của hộ này tính là nước giếng khoan.

Nhóm chỉ tiêu 10:

Quy ước một số loại nhà vệ sinh/hố xí nêu tại Nhóm chỉ tiêu 10:

+ Nhà vệ sinh/hố xí tự hoại, bán tự hoại: Phần nhà xí bao gồm bệ xí, mái che và tường bao quanh. Phần bể tự hoại (bể phốt) chia làm nhiều ngăn trong đó 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng, bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí có nhiều lớp sỏi cuội để lọc nước thải trước khi chảy ra ngoài.

Nguồn: http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-lam/lam-nghiep/giong-cay-ln/340-mot-so-loai-nha-tieu-hop-ve-sinh-phu-hop-cho-vung-nong-thon-tinh-ben-tre

+ Hố xí thấm dội nước: cấu tạo gồm 1 bệ xí, xiphoong cổ ngỗng để tạo nước hút, ống dẫn phân chữ Y ngược. Bể tự thấm có nắp kín, khi xây thành còn để cách vách đất từ 5-10cm để chèn một lớp cát xung quanh làm tăng khả năng lọc cho bể. Đáy bể chứa không xây. Các thành bể xây bỏ trống nhiều lỗ thấm.

Nguồn: http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-lam/lam-nghiep/giong-cay- ln/340-mot-so-loai-nha-tieu-hop-ve-sinh-phu-hop-cho-vung-nong-thon-tinh-ben-tre

- Hố xí cải tiến có ống thông hơi, hố xí hai ngăn: phần nhà xí bao gồm bệ xí, mái che và tường bao quanh; hố tập trung và ủ phân gồm 2 ngăn riêng biệt, mỗi ngăn có 1 bệ xí và một cửa lấy phân sau khi ủ. Trên nắp bệ xí có tạo rãnh thoát nước tiểu riêng. Hố xí cải tiến có thêm ống thông hơi.

Nếu hộ gia đình không sử dụng các loại nhà vệ sinh như đã liệt kê ở trên, (ví dụ cầu cá, đi ra biển, đi trong rừng ...) thì điểm là 0.

Nhóm chỉ tiêu 11: Các tài sản lâu bền trong hộ được giải thích ở mục I. Khái niệm. Lưu ý nếu hộ có hơn 1 tài sản cùng loại thì vẫn chỉ tính điểm 1 lần.

Ví d: Hộ có 2 ti vi màu, thì vẫn chỉ tính điểm như có 1 ti vi màu không phân biệt là ti vi màn hình phẳng, ti vi LCD, ...

Nhóm chỉ tiêu 12: Các loại ao, vườn, đất trồng cây hàng năm và lâu năm của hộ gia đình được tính bao gồm cả diện tích do hộ sở hữu (đang sử dụng hoặc đang cho thuê) và diện tích đi thuê để khai thác, sử dụng. Một mảnh đất được 1 hộ cho hộ khác thuê để khai thác/sử dụng thì diện tích đất đó được tính cả với hộ cho thuê và hộ thuê đất.

Chú ý: quy đổi 1 công đất tương đương 1000m2; 1 sào Bắc Bộ tương đương 365m2.

Ví d: Hộ Nguyễn Văn An có 1 công đất trồng lúa và thuê thêm 2 công đất trồng lúa của hộ Nguyễn Văn Bình, hộ Nguyễn Văn Bình sau khi cho hộ Nguyễn Văn An thuê thì còn 2 công đất trồng rau. Trong trường hợp này:

- Diện tích trồng cây hàng năm của hộ Nguyễn Văn An là 3000m2

- Diện tích trồng cây hàng năm của hộ Nguyễn Văn Bình là 4000m2

Nhóm chỉ tiêu 13: Hoạt động chăn nuôi của hộ, chỉ tính những vật nuôi thuộc sở hữu của hộ, không tính những vật nuôi thuê/nuôi hộ/nuôi rẽ cho hộ gia đình khác. Số lượng gà/vịt/ngan/ngỗng/chim chỉ là số ước tính tương đối, không cần đếm chính xác.

Ví dụ: Hộ Nguyn Văn An đang nuôi 2 con bò thuộc sở hữu của hộ Nguyễn Văn Bình, 2 con bò này sinh được 1 con nghé thuộc sở hữu của hộ Nguyễn Văn An. Trong trường hợp này:

- Số bò của hộ Nguyễn Văn An là 1 con

- Số bò của hộ Nguyễn Văn Bình là 2 con

Nhóm chỉ tiêu 14: Áp dụng cho các phiếu ở khu vực thành thị, mỗi vùng đã quy định mức điểm số riêng. Điều tra viên cần nắm rõ địa bàn điều tra của mình thuộc vùng nào.

Chú ý: Các vùng không được liệt kê thì có điểm là 0.

2.3. Phần B2 - Chỉ tiêu về các nhu cầu xã hội cơ bản

a) Hướng dẫn ghi phiếu

- Cột STT để đánh số các chỉ tiêu

- Cột CHỈ TIÊU liệt kê 10 chỉ tiêu theo 5 nhóm Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Nước sạch và vệ sinh, Tiếp cận thông tin. Điều tra viên đọc kỹ phần I. KHÁI NIỆM trong hướng dẫn này để hiểu đúng về các chỉ tiêu đã được nêu ra ở cột này.

- Cột TRẢ LỜI để đánh dấu X vào chỉ tiêu có câu trả lời là có

Chú ý: Cách tiếp cận của phần B2 là hỏi những thiếu hụt của hộ gia đình, điều tra viên cần đọc kỹ và hiểu rõ câu hỏi để có thể thu được thông tin đúng.

- Cột ĐIM để điều tra viên ghi 10 điểm tương ứng với mỗi câu trả lời được đánh dấu x ở cột TRẢ LỜI.

- Cột GHI CHÚ để giải thích thêm về các chỉ tiêu và tham chiếu đến các thông tin đã có ở phần B1.

Chú ý: Điều tra viên cần kiểm tra tính thống nhất giữa 2 phần B1B2 đối với các câu trả lời cho cùng 1 chỉ tiêu.

Sau khi đã ghi đầy đủ điểm số vào cột ĐIỂM, điều tra viên cộng tổng số điểm và ghi vào ô ĐIM ở dòng Tổng đim B2.

Đại diện hộ gia đình và điều tra viên ký và ghi rõ họ tên. Kết thúc điều tra hộ.

b) Giải thích chỉ tiêu

Các chỉ tiêu trong phn B2 đánh giá mức độ thiếu hụt của hộ gia đình trên 5 lĩnh vực. Câu trả lời có nghĩa là hộ bị thiếu hụt về chỉ tiêu đó.

Chỉ tiêu 1.1 - Giáo dục cho người lớn: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học, đánh dấu x, tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 1.2 - Giáo dục cho trẻ em: Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học.

Cý: Đối với hai chỉ tiêu về giáo dục, không áp dụng cho các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học.

Chỉ tiêu 2.1 về chăm sóc y tế: Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua, đánh dấu x, tính 10 điểm. Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

Chỉ tiêu 2.2 về BHYT của các thành viên từ 6 tuổi trở lên: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên (sinh trước năm 2010) không có bảo hiểm y tế, đánh dấu x, tính 10 điểm.

Lưu ý rằng nếu các thành viên trong hộ hưởng BHYT theo diện nghèo/cận nghèo thì vẫn tính là không có BHYT (đánh dấu x vào ô trả lời). Nguyên nhân: trong trường hợp hộ không còn thuộc diện nghèo/cận nghèo thì các thành viên sẽ không được hưởng chế độ BHYT nữa. Tuy nhiên nếu các thành viên trong hộ được hưởng BHYT theo diện khác (ví dụ chế độ dân tộc thiểu số, chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội, thân nhân lực lượng vũ trang ...) thì vẫn tính là có BHYT (không đánh dấu X vào ô trả lời).

Chỉ tiêu 3.1 - Chất lượng nhà ở: Nhà ở được phân làm 4 loại nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ (xem hướng dẫn phân loại trong mục I. Khái niệm của tài liệu hướng dẫn này). Hộ gia đình sống trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ được đánh dấu x, tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 3.2 - Diện tích nhà ở: Cách tính diện tích được hướng dẫn trong mục I. Khái niệm của tài liệu hướng dẫn này. Hộ gia đình sống trong nhà ở có diện tích bình quân đầu người dưới 8m2 được đánh dấu x, tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 4.1 - Nước sạch: Nguồn nước hp vệ sinh gồm có: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ (có đường ống dẫn nước, trữ nước có nắp đậy), nước mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ. Hộ gia đình không sử dụng các nguồn nước kể trên đánh dấu x và tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 4.2: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh gồm có các loại: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn. Hộ gia đình không sử dụng các loại hố xí/nhà tiêu kể trên đánh dấu x và tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 5.1 về tiếp cận thông tin: nếu toàn bộ thành viên trong hộ không có điện thoại (cố định hoặc di động) và đồng thời cũng không sử dụng kết nối internet thông qua máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào thì đánh dấu x vào ô trả lời và tính 10 điểm.

Chỉ tiêu 5.2 về tiếp cận thông tin: hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản được liệt kê bao gồm ti vi, đài (radio) và máy tính và đồng thời cũng không nghe được loa đài truyền thanh của xã/thôn (xã/thôn đó đã có hệ thống loa đài truyền thanh nhưng không thể nghe thấy được tại nơi hộ cư trú) thì đánh dấu x vào ô trả lời, tính 10 điểm.

c) Phân loại hộ gia đình

Sau khi kết thúc điều tra hộ (phần B1 và B2), điều tra viên phân loại hộ:

+ Ghi tổng số điểm B1 và B2 vào 2 ô tương ứng

+ Dựa trên tổng điểm B1 và B2, xếp loại hộ và đánh dấu vào ô tương ứng với tình trạng của hộ.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU C (THU THẬP THÔNG TIN, ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO)

1. Mục đích

Thông tin trên Phiếu C được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ cho quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Thông tin được ghi vào phiếu này căn cứ vào kết quả thu thập thông tin, đặc điểm sống của hộ gia đình và các thành viên trong hộ của các hộ nghèo, hộ cận nghèo có trong danh sách được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận sau rà soát thường xuyên và định kỳ hằng năm.

2. Một số quy định về câu trả lời

Phiếu được thiết kế để nhập tin bằng công nghệ quét thay cho nhập tin bằng bàn phím. Điều tra viên (ĐTV) sử dụng:

Ø Sử dụng bút bi mực đen để ghi thông tin

Ø Sử dụng băng xóa để sửa lỗi ghi trên phiếu

Ø Chữ và số đều phải rõ ràng, dễ đọc (mọi người đều đọc và hiểu giống nhau, không đ xảy ra tình trạng mi người đọc và hiểu khác nhau)

Ø Chữ số theo mẫu đã in ở góc trên bên trái của tờ phiếu, cụ thể theo mẫu sau:

Một số quy định về ghi phiếu, cụ thể như sau:

Ø Đối với mỗi ô vuông: chỉ được ghi một chữ “x” hoặc một chữ số trong phạm vi viền ô vuông đó.

Ví dụ: tích:

x

hoặc ghi mã số:

2

hoặc ghi số lượng:

0

 

5

 

2

Ø Các đường kẻ liền: dùng ghi thông tin bằng lời (Tên địa danh, họ tên ...)

Ví dụ: Một hộ nghèo thường trú ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, thì ghi như sau:

TỈNH/THÀNH PHỐ: HẢI DƯƠNG

HUYỆN/QUẬN/THỊ XÃ: GIA LỘC

Ø Một lưu ý trong gia đình có trên 7 người khi đó ta ghi danh sách thành viên vào tờ thứ hai và phải ghi rõ thông tin vào ô vuông trên đầu trang phiếu như sau:

ĐÂY LÀ TỜ

1

TRONG TỔNG SỐ

2

TỜ

3. Hướng dẫn ghi thông tin vào Phiếu C

a) Hướng dẫn ghi thông tin “PHẦN THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ”

Lưu ý: Điều tra viên điền trước đy đủ tên và mã của Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh và Xã/Phường/Thị trấn vào. Nên ghi đầy đủ Tên, Mã số của Địa chỉ phiếu được giao trước khi xuống địa bàn điều tra trực tiếp tại hộ gia đình.

- Đối với Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thực: ĐTV ghi bằng CHỮ IN HOA tên Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương và điền mã số (Mã đơn vị hành chính cấp tỉnh do Tổng cục Thống kê (TCTK) quy định) gồm 2 chữ số vào ô mã quy định.

- Đối với Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuc tỉnh: ĐTV ghi CHỮ IN HOA tên Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh và điền mã số (Mã đơn vị hành chính cấp này do TCTK quy định) gồm 3 chữ số vào ô dành cho mã huyện.

- Đối với Xã/Phường/Thị trấn: ĐTV ghi CHỮ IN HOA tên Xã/Phường/Thị trấn và điền mã số (Mã đơn vị hành chính cấp này do TCTK quy định) gồm 5 chữ số vào ô quy định mã xã.

- Đối với Thôn/ Bản/ Tổ dân phố: ĐTV ghi đầy đủ bằng CHỮ IN HOA tên Thôn/ Bản/ Tổ dân phố. Riêng phần đánh mã do địa phương tự quy định trên nguyên tắc thuận lợi cho công tác điều tra của địa phương.

Khu vực: Chọn một ô thích hp để đánh dấu: nếu gia đình ở khu vực thành thị thì đánh dấu “x” vào ô mã số 1 hoặc nếu gia đình ở khu vực nông thôn thì đánh dấu “x” vào ô mã số 2. Chỉ được chọn một trong hai mã, lưu ý không được bỏ trống câu hỏi này.

Ví dụ: Một hộ nghèo đang ở nông thôn, thì đánh dấu “x” như sau:

2. Nông thôn ………….

x

Số thứ tự hộ: có ba ô vuông dành cho ghi số thứ tự của hộ.

Cách ghi do cấp Thôn/ Bản/ Tổ dân phố ghi, trên nguyên tắc số thứ tự này không được trùng trong cùng một Thôn/ Bản/ Tổ dân phố của một xã/ phường/ thị trấn. Quy định bắt buộc Số thứ tự hộ là ba chữ số trong trường hợp không đủ ba chữ số thì ghi các số 0 vào phía bên trái cho đủ ba chữ số. Ví dụ: Hộ nghèo có Số thứ tự hộ là 24, thì cách ghi như sau:

Số thứ t h:

0

 

2

 

4

b) Hướng dẫn ghi thông tin “PHẦN I: THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH”

+ 1. Họ và tên chủ hộ: Ghi đầy đủ HỌ VÀ TÊN chủ hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo bằng CHỮ IN HOA đã được cấp xã quyết định (theo đúng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu thường trú)

+ 2. Số điện thoại cố định hoặc di động của chủ hộ (Nếu muốn): câu hỏi này là tùy ý chủ hộ trả lời hay không, không bắt buộc. Nhưng nếu có số điện thoại này sẽ giúp minh bạch hóa số liệu đã được trả lời trong phiếu. Cách ghi số điện thoại lần lượt từ trái qua phải cho đến hết số. Trường hợp không dùng hết các ô quy định thì bỏ trống. Ví dụ: Nếu chủ hộ có số điện thoại di động là 0904091235 thì cách ghi như sau:

0

9

0

4

0

9

1

2

3

5

 

+ 3. Số người trong hộ: là số người sng trong cùng một hộ (khái niệm hộ đã được nêu trong phiếu A).

Ví dụ: Gia đình có 5 người, cách ghi như sau:

0

5

+ 4. Số điểm của hộ từ:

+ Số điểm này được xác định qua kết quả điều tra Phiếu B1 của hộ và được ghi vào ô vuông dành cho B1;

+ Số điểm này được xác định qua kết quả điều tra Phiếu B2 của hộ và được ghi vào ô vuông dành cho B2.

+ 5. Kết quả phân loại hộ theo chuẩn:

Căn cứ theo chuẩn nghèo hiện tại tỉnh/ thành phố đang dùng để quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn chung của Quốc gia thì chọn và đánh dấu “x” vào ô mã số 1, trong trường hợp tỉnh/ thành phố đang sử dụng chuẩn riêng thì chọn và đánh dấu “x” vào ô mã số 2. Lưu ý Như vậy, nếu địa phương có chuẩn riêng thì chọn và đánh dấu “x” vào cả hai ô mã.

+ 5.1. Theo chuẩn Quốc gia ban hành cho giai đoạn 2016-2020:

Đi với hộ nghèo

ü Từ hộ gia đình thuộc diện nghèo cũ đánh dấu “x” vào ô mã số 1

ü Từ hộ gia đình phát sinh thành hộ nghèo mới thì đánh dấu “x” vào ô mã số 2

ü Từ hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, qua điều tra, rà soát đã thoát nghèo thì đánh dấu “x” vào ô mã số 3

ü Từ hộ gia đình đã thoát nghèo nhưng qua điều tra, rà soát được xác định là hộ tái nghèo thì đánh dấu “x” vào ô mã số 4.

Đi với hộ cận nghèo

ü Từ hộ gia đình thuộc diện cận nghèo cũ đánh dấu “x” vào ô mã số 1

ü Từ hộ gia đình phát sinh thành hộ cận nghèo mới thì đánh dấu “x” vào ô mã số 2

ü Từ hộ gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát đã thoát cận nghèo thì đánh dấu “x” vào ô mã số 3

ü Từ hộ gia đình đã thoát cận nghèo nhưng qua điều tra, rà soát được xác định là hộ tái cận nghèo thì đánh dấu “x” vào ô mã số 4.

+ 5.2. Theo chuẩn nghèo của địa phương:

Câu hỏi 5.2. chỉ dành riêng cho các địa phương chuẩn nghèo riêng. Sau khi trả lời xong câu 5, điều tra viên Căn cứ theo kết quả phân loại hộ nghèo, cận nghèo của cấp xã theo chuẩn nghèo của địa phương để chọn và đánh dấu “x” vào một ô mã thích hợp với hộ, tương tự như với Câu hỏi 5.1.

+ 6. Tình trạng nhà của hộ: Chọn và đánh dấu “x” vào một mã thích hợp với tình trạng nhà ở của hộ theo bảng mã dưới đây:

ü Nhà kiên cố …………………………… mã 1

ü Nhà bán kiên cố ……………………… mã 2

ü Nhà thiếu kiên cố …………………….. mã 3

Ví d:

x

ü Nhà đơn sơ …………………………... mã 4

ü Chưa có nhà ở ………………………. mã 5

* Chưa có nhà ở: là trường hợp nơi ở của hộ không phải là nhà ở (như gầm cầu, cống, vỉa hè, lều bạt...).

** Nhà : là một công trình xây dựng bao gồm ba bộ phận: tường, mái, sàn và được dùng đ ở (ăn, ngủ, sinh hoạt). Khái niệm về hộ nhà đ ở trong cuộc điều tra này hộ có ngôi nhà/căn hộ dùng để ở, mà không quan tâm đến quyền sở hữu ngôi nhà/căn hộ đó thuộc về ai. Có th ngôi nhà/căn hộ đó thuộc quyền sở hữu của hộ, nhưng cũng thể không thuộc quyền sở hữu của hộ, mà do hộ đi thuê/mượn, nhà của cơ quan, doanh nghiệp, nhà của tập thể, tôn giáo, hoặc nhà ở bất hợp pháp (chiếm dụng), v.v...

Lưu ý: Câu hỏi này đối với một hộ bao giờ chọn và phải trả lời một trong 5 mã này. Không được bỏ trống.

+ 7. Diện tích ở bình quân đầu người (m2) được tính trên tổng diện tích nhà đang ở (theo các tình trạng ở trên) chia cho tổng số người trong hộ tại thời điểm điều tra, rà soát. Và ghi diện tích vào ô bên cạnh mục này.

+ 8. Loại hố xí đang sử dụng: chọn và đánh dấu “x” vào một mã tương ứng theo bảng mã liệt kê dưới đây.

ü Tự hoại, bán tự hoại: mã số 1

ü Hố xí thấm dội nước, hai ngăn: mã số 2

Ví d:

x

ü Loại khác: mã số 3, trong trường hp mã khác cần ghi rõ là loại hố xí nào.

+ 9. Nước sinh hoạt: Chọn và đánh dấu “x” vào một mã tương ứng với tình trạng nước đang sử dụng của hộ gia đình theo bảng mã sau đây:

ü Nước máy, nước mua: mã số 1

ü Nước giếng khoan: mã số 2

Ví d:

x

ü Giếng đào được bảo vệ, khe/ mó được bảo vệ, nước mưa: mã số 3

ü Nước khác: mã số 4, trong trường hợp nước này phải ghi cụ thể là nước loại gì.

+ 10. Điện đang sử dụng: tương tự như các câu hỏi trên, đối chiếu với thực trạng gia đình đang dùng thắp sáng, sinh hoạt hàng ngày để chọn và đánh dấu “x” vào một ô mã tương ứng với bảng mã sau:

ü Điện lưới: mã số 1

Ví d:

x

ü Máy phát: mã số 2

ü Loại khác: mã số 3

ü Chưa có điện: mã số 4

+ 11. Số điện tiêu thụ bình quân hộ/tháng (KW): được tính bằng tổng số KW điện do nhà cung cấp điện thông báo hàng tháng cho hộ hoặc tính bình quân số điện tiêu thụ trong 12 tháng và được ghi vào ô vuông quy định.

+ 12. Thiết bị thông tin hộ, thành viên đang sử dụng: Cho phép đánh dấu “x” vào nhiều ô mã tương ứng với những thiết bị thông tin mà hộ, thành viên hộ gia đình đang có hoặc sử dụng theo bảng mã liệt kê dưới đây:

ü Điện thoại cố định, di động mã số 1

Ví d:

x

ü Internet mã số 2

ü Tivi mã số 3

Ví d:

x

ü Đài (Radio) các loại mã số 4

ü Máy tính mã số 5

Ví d:

x

ü Loa đài truyền thanh thôn, xã, huyện mã số 6

Câu hỏi này cho phép chúng ta chọn nhiều khả năng theo thực tế gia đình đang có hoặc sử dụng cách loại dịch vụ thông tin đã được liệt kê ở trên.

+ 13. Các chương trình trợ giúp xã hội, dự án: Tương tự như câu 13, cho phép ta tích “x” vào nhiều ô mã theo thực tế gia đình đã và đang thụ hưởng từ các chương trình như:

- Chính sách hỗ trợ y tế như: Bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh thì đánh dấu “x”ô mã s 1;

- Chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167, Quyết định 134 và Quyết định 33, kể cả trường hợp đối tượng Chính sách người có công là hộ nghèo được hỗ trợ nhà trước đây thì đánh dấu “x” vào ô mã số 2;

- Hỗ trợ giáo dục, đào tạo bao gồm cả miễn giảm học phí, trợ cấp tiền ăn, lương thực, tiền ngủ, đồ dùng học tập, đào tạo nghề thì chọn đánh dấu “x” vào ô mã s 3;

- Hỗ trợ tín dụng ưu đãi, bao gồm các chương trình tín dụng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo; cho vay tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay nước sạch và vệ sinh; vay vốn xuất khẩu lao động thì chọn và đánh dấu “x” vào ô mã số 4;

- Hỗ trợ sản xuất bao gồm hỗ trợ đất sản xuất, vật nuôi, cây trồng; chuyển giao kỹ thuật thì chọn đánh dấu “x” vào ô mã số 5.

Lưu ý Riêng Mã số của hộ được tích hợp từ Mã số của Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương (2 số), Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh (3 số), Xã/Phường/Thị trấn (5 số), Thôn/Tổ dân số (2 số) và số thứ tự hộ (3 số) tự động sinh ra (do người lập trình thiết kế). Như vậy, Mã số của hộ luôn luôn bảo đảm tính duy nhất, không trùng lặp ở cấp xã. Tuy nhiên, trên phiếu điều tra chúng tôi không đưa vào mã này.

c) Hướng dẫn ghi thông tin “PHN II: THÔNG TIN CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỘ”

Cột 1. Số thứ tự: Dùng để ghi số thứ tự các thành viên trong hộ. Vị trí thứ tự số 01 luôn luôn dành riêng cho chủ hộ, sau đó ghi lần lượt đến hết các thành viên trong hộ.

Cột 2. Họ và tên: Ghi họ và tên từng thành viên trong hộ bằng chữ IN HOA.

Cột 3. Quan hệ với chủ hộ: Tùy theo từng thành viên quan hệ như thế nào với chủ hộ thì phải chọn và ghi một mã số vào ô vuông tương ứng, cụ thể:

○ Chủ hộ mã số 1

○ Chủ vợ/chồng của chủ hộ mã số 2

○ Con (gồm cả con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể) của chủ hộ mã số 3

○ Cha/mẹ (cả cha mẹ của vợ/chồng, cha mẹ nuôi nếu cùng ở trong một hộ) của chủ hộ mã số 4

○ Ông/bà (nội, ngoại) của chủ hộ mã số 5

○ Cháu (nội, ngoại) của chủ hộ mã số 6

○ Anh/chị/em ruột của chủ hộ mã số 7

○ Quan hệ khác với chủ hộ mã số 8, thì ghi rõ là quan hệ gì?

Ví dụ: người này là con chủ hộ ta ghi mã số 3:

3

Cột 4. Giới tính: nếu thành viên là Nam ghi mã số 1 và còn nếu thành là Nữ thì ghi mã số 2 vào các ô tương ứng.

Cột 5. Số chứng minh thư nhân dân của từng thành viên trong hộ: Ghi rõ số chứng minh thư nhân dân (CMTND) của từng thành viên của hộ lần lượt vào các ô của cột này từ trên xuống dưới. Nếu CMTND có chín số thì bỏ trống ba chữ số bên phải ở dòng dưới. Hoặc trong trường hợp chưa được cấp chứng minh thư nhân dân thì ghi rõ:

- Số 1 ở dòng trên, nếu người này có giấy khai sinh;

- Hoặc số 2 ở dòng trên nếu người này không có giấy khai sinh.

Ví dụ: - Người có CMT số 012345678 cách ghi như sau:

- Người này không có CMTND nhưng có giấy khai sinh thì ghi như sau:

Cột 6. Ngày/tháng/Năm sinh: Ghi rõ ngày sinh gồm hai chữ số (01-31); tháng sinh gồm hai chữ số (01-12) và năm sinh quy định ghi đủ 4 chữ số và là năm Dương lịch. Nếu ngày/tháng/năm Âm lịch sẽ chuyển đổi sang ngày/tháng/năm Dương lịch tương ứng và ghi lại vào dòng của thành viên đó. Trong trường hợp họ không nhớ ngày/ tháng sinh thì bỏ trống ô ngày/ tháng đó.

Lưu ý 4 ô phía trên dành cho nghi ngày, tháng sinh và 4 ô phía dưới dành cho nghi năm sinh của thành viên của hộ.

Ví dụ: một thành viên có ngày/tháng/năm sinh Dương lịch là: 1/2/1980, thì cách ghi như sau:

Cột 7. Dân tộc: đối chiếu với bảng mã số của Tổng cục Thống kê đã ban hành để ghi mã số vào ô tương ứng từng thành viên. Nhớ là mã số này luôn có hai chữ số, trong trường hợp chỉ có một chữ số thì thêm số 0 vào phía trái (ghi đủ hai số đối với mã: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09).

Ví dụ: thành viên này là dân tộc Tày ta ghi mã số 02:

0

 

2

(Lưu ý: thành phần dân tộc của thành viên trong hộ phải theo đúng danh mục 54 dân tộc theo quy định của Hiến pháp; trường hợp chủ hộ khai tên gọi dân tộc khác không theo quy định, cán bộ hướng dẫn ghi chép phiếu phải quy về dân tộc chuẩn theo quy định, có bảng mã kèm theo).

Cột 8. Tình trạng đi học: Đối mỗi thành viên phải chọn và ghi một mã thích hợp với từng thành viên này về tình trạng đi học.

○ Nếu có đi học ghi mã số 1 và chuyển hỏi tiếp Cột 9

○ Nếu không đi học ghi mã số 2 và chuyển hỏi tiếp Cột 10

Cột 9. Hiện đang học cấp/ hệ nào: Nếu Cột 8 trả lời mã số 1 thì phải chọn và ghi một mã thích hợp vào từng thành viên của hộ theo bảng mã liệt kê dưới đây:

○ Nhà trẻ, mẫu giáo mã số 1

○ Tiểu học (học từ lớp 1 đến lớp 5) mã số 2

○ Trung học cơ sở (học từ lớp 6 đến lớp 9) mã số 3

○ Trung học phổ thông (học từ lớp 10 đến lớp 12) mã số 4

○ Sơ cấp (bao gồm cả sơ cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề) mã số 5

○ Trung học (bao gồm cả trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề) mã số 6

○ Cao đẳng (bao gồm cả cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề), Đại học trở lên (bao gồm cả Cao học, nghiên cứu sinh) mã số 7

Ví dụ: Một thành của hộ nghèo đang học Cao học, thì ghi mã 7 như sau:

7

Cột 10. Trình độ học vấn, chuyên môn cao nhất đạt được: Nếu Cột 8 trả lời mã số 2 thì Cột 10 chọn một mã thích hợp ghi vào trình độ học vấn, chuyên môn cao nhất mà các thành viên đã đạt được, nếu các thành viên đang học dở dang chưa tốt nghiệp (ví dụ như đang học lp 9 mà chưa tốt nghiệp thì chỉ tính trình độ học vấn cao nhất đạt được là tốt nghiệp Tiểu học) theo bảng mã dưới đây:

○ Không trình độ (là những người lao động phổ thông chưa qua một đào tạo nào) mã số 1.

○ Chưa tốt nghiệp Tiểu học mã số 2

○ Tốt nghiệp Tiểu học mã số 3

○ Tốt nghiệp Trung học cơ sở mã số 4

○ Tốt nghiệp Trung học phổ thông mã số 5

○ Tốt nghiệp Sơ cấp (bao gồm cả sơ cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề) mã số 6

○ Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp (bao gồm cả trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề) mã số 7

○ Tốt nghiệp Cao đẳng (bao gồm cả cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề), Đại học trở lên (Có bằng Đại học, Cao học, Tiến sỹ) mã số 8

Lưu ý: Trong trường hợp thành viên hộ học lp từ 1 đến lp 5, chưa tốt nghiệp lp 5 thì ghi mã số 2 chưa tốt nghiệp Tiểu học. Nếu học 6 đến lp 9, chưa tốt nghiệp lớp 9 thì ghi mã 3 là tốt nghiệp Tiểu học ...

Ví dụ: Một thành viên của hộ, đang học lớp 11 thì nghỉ học, khi đó ghi mã cụ thể như sau:

4

Cột 11. Tình trạng việc làm: dùng để ghi một mã tình trạng việc làm của các thành viên của hộ (số liệu được ghi vào cột này là căn cứ vào phiếu B và thực tế việc làm của từng thành viên). Trong trường hợp thành viên có nhiều tình trạng việc làm thì căn cứ vào việc làm chính (đem lại thu nhập cao nhất hoặc ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống vật chất và tinh thần của họ), nếu thành viên nào không có tình trạng việc làm tương ứng với các mã quy định thì bỏ trống không ghi. Bảng các mã tình trạng việc làm cụ thể như sau:

○ Làm công ăn lương khu vực nhà nước mã số 1

○ Làm công ăn lương khu vực ngoài nhà nước mã số 2

○ Tự làm nông, lâm, ngư của hộ mã số 3

○ Việc làm khác mã số 4

○ Không có việc làm mã số 5

Ví dụ: Một thành viên của hộ cận nghèo đang làm thuê cho một chủ xây dựng, khi đó ta ghi mã số 2 vào ô mã như sau:

Cột 12. Đối tượng chính sách: cột này dành riêng cho các thành viên đang hưởng chính sách người có công (trong trường hợp thành viên hưởng nhiều chính sách người có công thì chọn một chính sách có vai trò ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống vật chất hoặc tinh thần của họ), bảng mã số cụ thể như sau:

○ Thương, bệnh binh mã số 1

○ Thân nhân liệt sỹ mã s 2

○ Người nhiễm chất độc hóa học mã số 3

○ Người có công với cách mạng khác mã số 4

Lưu ý: Nếu thành viên hộ không thuộc đối tượng này thì để trống ô tương ứng.

Ví dụ: Một thành viên đang sống trong hộ nghèo là Thương binh và là người nhiễm chất độ hóa học, khi đó ghi mã vào ô số 1, vì theo quy định chính sách nào ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất, tinh thần thì ta chọn mã đó

Cột 13. Đối tượng Bảo trợ xã hội: Điều tra viên (ĐTV) chú ý mỗi thành viên của hộ đều phải trả lời câu hỏi này. Nếu thành viên của hộ là đối tượng bảo trợ xã hội thì ghi số 1 vào ô mã quy định cho đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH), ngược lại nếu thành viên của hộ không phải là đối tượng BTXH thì ghi số 2 vào ô mã quy định, lưu ý không được bỏ trống cột này.

Đối tượng bảo trợ xã hội là đối tượng đang hưởng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP đang sống trong hộ nghèo.

Ví dụ: một thành viên của hộ đang sống trong hộ nghèo và là người khuyết tật nặng. Ta chọn mã số 1 và ghi vào ô mã quy định:

Cột 14. Trong năm qua m/bệnh nặng có đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh không? Nếu thành viên có đến cơ sở y tế khám chữa bệnh thì ghi vào ô mã số 1; Trong trường hợp không đến cơ sở y tế khám chữa bệnh thì ghi vào ô mã số 2. Nếu trong năm qua không ốm nặng thì bỏ trống không trả lời câu này.

Cột 15. Lý do không đi khám chữa bệnh Nếu cột 14 trả lời mã số 2, thì hỏi tiếp cột 15, chọn một lý do quan trọng nhất không đi khám chữa bệnh và ghi vào một ô mã thích hợp theo bảng mã sau:

○ Nhà ở xa mã số 1

○ Không có tiền mã số 2

○ Lý do khác mã số 3.

Trong trường hợp câu 14 bỏ trống hoặc trả lời mã 1 thì bỏ trống câu 15.

Cột 16. Bảo hiểm y tế: ĐTV chú ý mỗi thành viên của hộ đều phải trả lời câu 16. Nếu thành viên nào có bảo hiểm y tế ghi mã số 1 và thành viên nào không có bảo hiểm y tế ghi mã số 2. Tuyệt đối không được bỏ trống câu 16 này.

Cột 17. Loại Bảo hiểm y tế: nếu Cột 16. Bảo hiểm y tế trả lời là mã 1, thì hỏi tiếp Cột 17. Loại Bảo hiểm y tế mà thành viên đang hưởng, cụ thể bảng mã cột này như sau:

○ Người có công với cách mạng mã số 1

○ Hộ nghèo, cận nghèo mã số 2

○ Hộ dân tộc thiu s mã s 3

○ Loại khác.

Lưu Ý: Trong trường hợp câu 16 trả lời mã số 2 thì bỏ trống câu 17.

BẢNG DANH MỤC CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Mã dân tc

Tên dân tộc

Tên khác

01

Kinh

Việt

02

Tày

Thổ, Ngạn, Phén, Thù lao, Pa Dí

03

Thái

Tày, Tày khao (Thái trắng), Tày Dăm (Thái Đen), Tày Mười Tây Thanh, Màn Thanh (Hang Ông (Tày Mường), Pi Thay, Thổ Đà Bắc

04

Hoa

Hán, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng

05

Khơ-me

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ-me, Krôm

06

Mường

Mol, Mual, Mọi, Mọi Bi, Ao Tá, (Ậu Tá)

07

Nùng

Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quý Rim, Khèn Lài,...

08

Hmông

Mèo, Mẹo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo, Mán Trắng

09

Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dìu Miền, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Gang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Đại Bản,Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu,...

10

Gia-rai

Giơ-rai, Tơ-buăn, Chơ-rai, Hơ-bau, Hđrung, Chor,...

11

Ngái

Xín, Lê, Đản, Khách Gia

12

Ê-đê

Ra-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, E-pan, Mđhur, Bih,...

13

Ba-na

Gơ-lar, Tơ-lô, Giơ-lâng (Y-Lăng), Rơ-ngao, Krem, Roh, ConKđe, A-la Công, Kpăng Công, Bơ-nâm

14

Xơ-đăng

Xơ-teng, Hđang, Tơ-đra, Mơ-nâm, Ha-lăng, Ca-dông, Kmrâng, Con Lan, Bri-la, Tang

15

Sán Chay

Cao Lan-Sán chỉ, Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (Sơn Tử)

16

Cơ-ho

Xrê, Nốp (Tu Lốp), Cơ-don, Chil, Lat (Lach), Trinh

17

Chăm

Chàm, Chiêm Thành, Hroi

18

Sán Dìu

Sán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc

19

Hrê

Chăm Rê, Chom, Krẹ Lũy

20

Mnông

Pnông, Nông, Pré, Bu-đâng, ĐiPri, Biat, Gar, Rơ-lam, Chil

21

Ra-glai

Ra-clây, Rai, Noang, La-oang

22

Xtiêng

Xa-điêng

23

Bru-Vân Kiều

Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri Khùa

24

Thổ

Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng

25

Giáy

Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn Pu Nà, Cùi Chu, Xa

26

Cơ-tu

Ca-tu, Cao, Hạ, Phương, Ca-tang

27

Gié-Triêng

Đgiéh, Tareh, Giang Ry Pin, Triêng, Treng, Ta-riêng, Ve (Veh), La-ve, Ca-tang

28

Mạ

Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ xốp, Mạ Tô, Mạ Krung,...

29

Khơ-mú

Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh Tnh, Tày Hay

30

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu

31

Ta-ôi

Tôi-ôi, Pa-co, Pa-hi (Ba-hi)

32

Chơ-ro

Dơ-ro, Châu-ro

33

Kháng

Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm

34

Xinh-mun

Puộc, Pụa

35

Hà Nhì

U Ni, Xá U Ni

36

Chu-ru

Chơ-ru, Chu

37

Lào

Lào Bốc, Lào Nọi

38

La Chi

Cù Tê, La Quả

39

La Ha

Xá Khao, Khlá Phlạo

40

Phù Lá

Bồ Khô Pạ, Mu Di, Pạ Xá, Phó, Phổ, VaXơ

41

La Hủ

Lao, Pu Đang,Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy

42

Lự

Lừ, Nhuồn Duôn, Mun Di

43

Lô Lô

 

44

Chứt

Sách, May, Rục, Mã-liêng, A-rem, Tu vang, Pa-leng, Xơ-lang, Tơ-hung, Chà-củi, Tắc-củi, U-mo, Xá Lá Vàng

45

Mảng

Mảng Ư, Xá Lá Vàng

46

Pà Thẻn

Pà Hưng, Tổng

47

Cơ Lao

 

48

Cng

Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng

49

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn

50

Si La

Cù D Xừ, Khả pẻ

51

Pu Péo

Ka Bèo, Pen Ti Lô Lô

52

Brâu

Brao

53

Ơ Đu

Tày Hạt

54

Rơ-măm

 

55

Người nước ngoài

 


Phụ lục số 4a

TỔNG HỢP DIỄN BIẾN KẾT QUẢ GIẢM SỐ HỘ NGHÈO HẰNG NĂM

TT

Khu vực/Địa bàn

Tổng số hộ dân cư

Số hộ nghèo đầu năm

Diễn biến hộ nghèo trong năm

Số hộ nghèo cuối năm

Số hộ

Tỷ lệ

S hộ thoát nghèo

Tỷ lệ

Số hộ tái nghèo

Tỷ lệ

S hộ nghèo phát sinh

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

 

 

1

2

3

4

5=4/2

6

7=6/10

8

9=8/10

10

11=10/1

I

Khu vực thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng I + II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 4b

TỔNG HỢP DIỄN BIẾN KẾT QUẢ GIẢM SỐ HỘ NGHÈO HẰNG NĂM

TT

Khu vực/Địa bàn

Tổng số hộ dân cư

Số hộ cận nghèo đầu năm

Diễn biến hộ cận nghèo trong năm

Số hộ cận nghèo cuối năm

Số hộ

Tỷ lệ

S hộ thoát cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ tái cận nghèo

Tỷ lệ

S hộ cận nghèo phát sinh

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

 

 

1

2

3

4

5=4/2

6

7=6/10

8

9=8/10

10

11=10/1

I

Khu vực thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng I + II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 4c

PHÂN TÍCH HỘ NGHÈO THEO MỨC ĐỘ THIẾU HỤT TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN

TT

Khu vực/ Đơn vị

Tổng số hộ nghèo

Trong đó số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về

Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số so với tổng số hộ nghèo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Khu vực thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1: tiếp cận dịch vụ y tế

3: trình độ giáo dục người lớn

5: chất lượng nhà ở

7: nguồn nước sinh hoạt

9: sử dụng dịch vụ viễn thông

2: bảo hiểm y tế

4: tình trạng đi học của trẻ em

6: diện tích nhà ở

8: hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

10: tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 4d

phân tích hộ cận nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

TT

Khu vực/ Đơn vị

Tổng số hộ cận nghèo

Trong đó số hộ cận nghèo thiếu hụt các chỉ số về

Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số so với tổng số hộ cận nghèo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Khu vực thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1: tiếp cận dịch vụ y tế

3: trình độ giáo dục người lớn

5: chất lượng nhà ở

7: nguồn nước sinh hoạt

9: sử dụng dịch vụ viễn thông

2: bảo hiểm y tế

4: tình trạng đi học của trẻ em

6: diện tích nhà ở

8: hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

10: tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục số 4đ

PHÂN TÍCH HỘ NGHÈO THEO CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG

TT

Khu vực/ Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Số hộ DTTS

Hộ nghèo theo các nhóm đối tượng

Tng số hộ

Tỷ lệ

S hộ DTTS

Tỷ lệ

Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội

Tỷ lệ

Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công

Tỷ lệ

A

B

1

2

3

4

5

6=5/3

7

8=7/3

9

10=9/3

I

Khu vực thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện A ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện B ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)