cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Thông qua Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu văn bản: 38/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Ngày ban hành: 09-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 19-12-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-12-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 366 ngày (1 năm 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-12-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-12-2011, Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Thông qua Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020 tỉnh Sóc Trăng”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2011/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND - UBND năm 2004;

Căn cứ Luật Điện lực năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) quy định nội dung, trình tự và thủ tục lập Quy hoạch phát triển Điện lực;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1501/TTr-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Lai Châu về việc thông qua Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu của Quy hoạch

- Phát triển nguồn cung cấp - phụ tải đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Lai Châu.

+ Năm 2015, 100% số xã và 90% số hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới Quốc gia; đáp ứng phụ tải yêu cầu trên toàn tỉnh là 51MW; lượng điện thương phẩm là 206 GWh, điện nhận là 225 GWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 24,1%/năm.

+ Năm 2020, đáp ứng phụ tải yêu cầu trên toàn tỉnh là 104MW; lượng điện thương phẩm là 457 GWh, điện nhận là 491 GWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là 17,3%/năm.

- Đảm bảo thu gom và truyền tải hết công suất phát ra của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch.

2. Nhiệm vụ đầu tư

2.1 Giai đoạn 2011-2015

2.1.1 Xây dựng lưới điện 220 KV và 110 KV

Xây dựng và mở rộng 10 trạm biến áp các loại 220/110 KV, biến áp 110/35/22 KV và biến áp 110/35/6 KV, tổng công suất 602,5 MVA; xây dựng 540 km đường dây cấp điện áp 220 kV và 110 kV.

2.1.2 Lưới điện trung thế

Giai đoạn 2011-2015 tiếp tục phát triển lưới 35KV cấp điện cho các huyện trong tỉnh. Riêng thị xã Lai Châu để phù hợp với định hướng cấp điện chung cho các khu vực đô thị trong cả nước và phù hợp với kế hoạch phát triển lưới điện của Công ty Điện lực Lai Châu, lưới điện thị xã sẽ được chuyển dần sang vận hành ở cấp điện áp tiêu chuẩn 22KV, cấp điện trực tiếp từ trạm 110KV Phong Thổ.

Xây dựng mới, cải tạo 412 trạm biến áp 35/0,4KV và 22/0,4KV; xây dựng 576,6 km đường dây cấp điện áp 35KV và đường dây cấp điện áp 22KV trên địa bàn toàn tỉnh.

2.1.3. Lưới điện hạ thế: Chủ yếu thiết kế vận hành hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt thiết kế mạch vòng.

Tổng khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây hạ thế đến năm 2015 là 1.244 km, công tơ là 38.000 chiếc.

2. 2. Giai đoạn 2016-2020

2.2.1 Đấu nối các nhà máy thủy điện vào lưới

- Mở rộng 2 trạm 220KV Than Uyên và thủy điện Lai Châu với công suất 375MVA.

- Xây dựng, mở rộng 05 trạm 110/35/6KV với tổng công suất 305 MVA.

2.2.2. Cung cấp điện cho tỉnh Lai Châu

Được cung cấp điện bởi các trạm 110KV đã có sẵn và các trạm 110KV sử dụng để đấu nối thủy điện vào lưới; mở rộng, nâng công suất trạm 110KV Phong Thổ cấp điện thị xã Lai Châu lên 50MVA.

2.3. Về thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo

2.3.1. Thủy điện nhỏ

Trong giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh dự kiến xây dựng 62 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất đặt là 682,31MW và nhiều điểm lắp đặt thủy điện cực nhỏ với công suất từ 300W đến 500W để phục vụ cho mục đích sinh hoạt trong các gia đình dân cư.

2.3.2. Năng lượng tái tạo

Do giá thành lắp đặt các dàn pin mặt trời cao hơn nhiều lần so với thủy điện mini nên không phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng. Chỉ xem xét ứng dụng năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng điện cho các vùng chưa có khả năng cấp điện lưới và không có nguồn nước để lắp đặt thủy điện mini.

3. Tổng hợp vốn đầu tư đến năm 2015

Tổng vốn đầu tư cho lưới điện là 2.267,1 tỉ đồng.

4. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

4.1. Giải pháp về Quy hoạch

Tiến hành công bố công khai Quy hoạch; lập Quy hoạch phát triển Điện lực chi tiết các huyện, thị để đầu tư theo Quy hoạch, đảm bảo cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2. Giải pháp về vốn: Lưới 220kV do Tổng Công ty truyền tải đầu tư; lưới 110, 35kV đấu nối thủy điện do các chủ đầu tư các công trình thủy điện đầu tư; lưới 110, 35, 22kV và lưới hạ thế cung cấp điện cho tỉnh do Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty điện lực Lai Châu đầu tư và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác; ngoài ra cần xem xét, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế.

4.3. Giải pháp về kỹ thuật: Ngành điện tăng cường đầu tư cải tạo lưới điện theo cấp điện áp chuẩn như: Quy hoạch nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định chất lượng điện cho sản xuất, trang bị thiết bị hiện đại, có độ bảo vệ tin cậy, thao tác đóng cắt lưới điện nhanh chóng và chính xác nhằm vận hành lưới điện an toàn, truyền tải điện liên tục; hạn chế sự cố do thiết bị cũ, lạc hậu gây ra.

4.4. Giải pháp về công nghệ: Sử dụng các công nghệ mới như sử dụng đường dây đi chung nhiều mạch, nhiều cấp điện áp... để giảm hành lang tuyến, giảm diện tích chiếm đất, đảm bảo môi trường sinh thái.

4.5. Giải pháp về môi trường: Đảm bảo các dự án đầu tư về nhà máy nhiệt điện, thủy điện phải có đánh giá tác động môi trường.

4.6. Các giải pháp nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế cho cán bộ, công nhân ngành điện.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH

(Đã ký)