cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-03-2019, Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 06/07/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Điều chỉnh mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 28/03/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 47/2012/NQ-HĐND

Lâm Đồng, ngày 06 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC THU, NỘP, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; Nghị định số 26/2010/NĐ-CP 22 tháng 03 năm 2010 sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản; Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất;

Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP;

Sau khi xem xét các Tờ trình của UBND tỉnh: Tờ trình số 3320/TTr-UBND ngày 26/6/2012 V/v quy định mức thu phí Bảo vệ môi trường đối với phí nước thải trên địa bàn tỉnh; Tờ trình số 3321/Tr-UBND ngày 26/6/2012 V/v quy định mức thu phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; Tờ trình số 2785/TTr-UBND ngày 31/ 5/2012 về việc đề nghị quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Lâm Đồng; Tờ trình số 2865/TTr-UBND ngày 06/6/2012 về việc đề nghị quy định mức thu, chế độ quản lý và sử dụng phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn Lâm Đồng; Tờ trình số 3288/TTr-UBND ngày 25/6/2012 về việc đề nghị quy định mức thu, chế độ quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí tán thành việc điều chỉnh mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo đề nghị tại các Tờ trình của UBND tỉnh Lâm Đồng, gồm:

1. Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;

2. Phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt;

3. Phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Lâm Đồng;

4. Phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn Lâm Đồng;

5. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Lâm Đồng.

Mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng đối với từng loại phí theo bản chi tiết đính kèm.

Điều 2. Ủy quyền cho UBND tỉnh căn cứ mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng đối với từng loại phí được quy định tại Điều 1 Nghị quyết này để quyết định chi tiết về đối tượng, mức thu, phương thức thu, nộp, quản lý sử dụng đối với từng loại phí cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bãi bỏ những nội dung có liên quan đến 5 loại phí nêu trên đã được quy định tại các Nghị quyết trước đây của HĐND tỉnh Khóa VII (Điểm 4.1, Điểm 4.2, Khoản 4, Mục I - Danh mục khung mức thu, tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 67/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006; Điểm 2.1, Điểm 2.2, Khoản 2, Mục I, Phần A - Danh mục khung mức thu, tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và quy định mới thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 69/2007/NQ-HĐND ngày 20/7/2007; Khoản 1 và Khoản 2, Điều 1 - Nghị quyết số 111/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008; Điểm 1, Mục I, Điều 1 - Nghị quyết số 143/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010).

Điều 3. Giao UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành để ban hành quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2012, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

MỨC THU, NỘP, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

1. Phí thoát nước thải trên địa bàn thành phố Đà Lạt:

a) Đối tượng chịu phí: các tổ chức, cá nhân đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố Đà Lạt.

b) Mức thu phí thực hiện theo lộ trình như sau:

Năm 2012: 1.500 đồng/m3 nước thải.

Năm 2013: 2.000 đồng/m3 nước thải.

Năm 2014: 2.500 đồng/m3 nước thải.

Năm 2015-2019 : 2.907 đồng/m3 nước thải.

c) Đơn vị thu và quản lý phí thoát nước: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng.

d) Sử dụng phí thoát nước thải: sử dụng cho việc duy tu bảo dưỡng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung thành phố Đà Lạt.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

a) Đối tượng chịu phí: các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đối với các tổ chức, cá nhân đã nộp phí thoát nước thải trên địa bàn thành phố Đà Lạt thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

b) Mức thu phí: 500 đ/m3 (năm trăm đồng trên một khối nước sạch).

c) Cơ quan, đơn vị thu phí: UBND phường xã; Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng; các Công ty cổ phần cấp thoát nước và xây dựng: Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng.

d) Quản lý, sử dụng:

- Đối với UBND các xã, phường trực tiếp thu: được để lại 10% trên số phí thực thu để chi phục vụ công tác thu phí. 90% còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Đối với các Công ty được thu phí quy định tại điểm c) của mục này: để lại 5% trên số phí thực thu để chi phục vụ công tác thu phí. 95% còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước.

- Số phí nộp ngân sách Nhà nước để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, bảo vệ chất lượng nước các nguồn nước (trong đó có chất lượng nước của các công trình thuỷ lợi), bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

3. Phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Lâm Đồng:

a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:

Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải nộp phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

b) Mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:

- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:

Số TT

Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm

Mức thu (đồng/hồ sơ)

1

Dưới 200 triệu đồng

100.000

2

Từ 200 triệu đến 500 triệu đồng

200.000

3

Trên 500 triệu đồng

500.000

- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác, áp dụng mức thu phí như sau:

Số TT

Diện tích đất

Mức thu  (đồng/hồ sơ)

1

Dưới 0,5 ha

1.000.000

2

Từ 0,5 ha đến dưới 2 ha

3.000.000

3

Từ 2 ha đến 5 ha

4.000.000

4

Trên 5 ha

5.000.000

Nếu cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn trả lại toàn bộ số tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.

c) Cơ quan thu phí:

Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm thu phí của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

d) Chế độ quản lý và sử dụng:

Phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất là nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, được sử dụng như sau:

- Chi cho việc tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ tài chính.

- Số tiền còn lại chuyển về cơ quan giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất để thanh toán cho các nội dung còn lại được quy định tại Điều 11 Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ tài chính.

4. Phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản:

a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:

Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư số 03/2012/TT-BTC.

b) Mức thu phí đấu giá tài sản:

- Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá:

TT

Giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá

Mức thu

1

Dưới 50 triệu đồng

5% giá trị tài sản bán được

2

Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng

2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu

3

Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ

16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ

4

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng

34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ

5

Từ trên 20 tỷ đồng

49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ. Tổng số phí không quá 100 triệu/cuộc đấu giá.

- Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, người có tái sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan Tài chính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

c) Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản:

Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá theo quy định như sau:

TT

Giá khởi điểm của tài sản

Mức thu (đồng/hồ sơ)

1

Từ 20 triệu đồng trở xuống

50.000

2

Từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

150.000

4

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

5

Trên 500 triệu đồng

500.000

d) Chế độ quản lý và sử dụng:

- Đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản: được sử dụng số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng: quản lý và sử dụng phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản được sử dụng như sau:

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá đã được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí cho việc bán đấu giá thì phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá chưa được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí cho việc tổ chức bán đấu giá thì được để lại một phần số tiền phí thu được để trang trải cho việc bán đấu giá và thu phí theo quy định của pháp luật; phần tiền phí còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất):

Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản thu được là khoản thu không thuộc ngân sách Nhà nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

5. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Lâm Đồng:

a) Đối tượng chịu phí: là khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.

b) Người nộp phí: là các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.

c) Cơ quan tổ chức thu phí: cơ quan Thuế tại địa phương nơi có khai thác khoáng sản.

d) Mức thu phí:

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

 

 

I

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

 

1

Quặng sắt

Tấn

40.000

 

2

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

60.000

 

3

Quặng vàng

Tấn

270.000

 

4

Quặng bạc, Quặng thiếc

Tấn

270.000

 

5

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan (antimoan)

Tấn

50.000

 

6

Quặng chì, Quặng kẽm

Tấn

270.000

 

7

Quặng nhôm, Quặng bauxit (bauxite)

Tấn

40.000

 

8

Quặng cromit

Tấn

60.000

 

9

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

30.000

 

II

Khoáng sản không kim loại

 

 

 

1

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa …)

m3

70.000

 

2

Đá Block

m3

60.000

 

3

Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi); Sa-phia (sapphire): E-mô-rốt (emerald): A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite): Ô-pan (opan) quý màu đen; A-dít; Rô-đô-lít (rodolite): Py-rốp (pyrope); Bê-rin (berin): Sờ-pi-nen (spinen); Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; Cờ-ri-ô-lít (cryolite); Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Phen-sờ-phát (fenspat); Birusa; Nê-phờ-rít (nefrite)

Tấn

70.000

 

4

Sỏi, cuội, sạn

m3

6.000

 

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

3.000

 

6

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp …)

Tấn

3.000

 

7

Cát vàng

m3

5.000

 

8

Các loại cát khác

m3

4.000

 

9

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

 

10

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.000

 

11

Đất làm Cao lanh

m3

7.000

 

12

Các loại đất khác

m3

2.000

 

13

Sét chịu lửa

Tấn

30.000

 

14

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

 

15

Than nâu, than mỡ

Tấn

8.000

 

16

Than khác

Tấn

6.000

 

17

Diatomit

Tấn

30.000

 

18

Bentonite

Tấn

30.000

 

19

Khoáng sản không kim loại khác

Tấn

30.000

 

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu: bằng 60% (Sáu mươi phần trăm) mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại khoản 4 Điều này.

e) Quản lý sử dụng: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.