cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 Bãi bỏ phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 26/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Ngày ban hành: 22-10-2014
  • Ngày có hiệu lực: 01-11-2014
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-01-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 02-01-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 793 ngày (2 năm 2 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 02-01-2017
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 02-01-2017, Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 Bãi bỏ phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 Về phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2014/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 22 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ, BAN HÀNH MỚI MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội động nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên;

Căn cứ Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản;

Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

Căn cứ Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện;

Căn cứ Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28/3/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ Tài chính-Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc bãi bỏ, ban hành mới một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Tài chính tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 1588/TTr-STC ngày  30/9/2014  về việc bãi bỏ, ban hành mới một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành 20 loại phí, 15 loại lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

I. ĐỐI VỚI PHÍ:

1. Phí chợ:

a) Đối tượng nộp phí: Là những người buôn bán trong chợ sử dụng diện tích bán hàng, địa điểm kinh doanh tại chợ.

b) Cơ quan thu phí: Ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức được cấp có thẩm quyền giao quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo quy định.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Chợ loại 2 (là chợ có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh)

 

 

1

Kinh doanh cố định không có quầy (ki ốt)

Đồng/hộ/tháng

 

 

- Kinh doanh cố định có mái che (do nhà nước hoặc tổ chức kinh doanh khai thác chợ đầu tư xây dựng) thuộc phạm vi chợ

Đồng/m2/tháng

50.000

 

- Kinh doanh cố định khác thuộc phạm vi chợ

Đồng/m2/tháng

20.000

2

Kinh doanh lưu động

Đồng/ngày

4.000

3

Kinh doanh cố định có thuê quầy (ki ốt)

Đồng/m2/tháng

150.000

II

Chợ loại 3 (là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh)

 

 

1

Kinh doanh cố định không có quầy (ki ốt)

 

 

a

Kinh doanh cố định có mái che (do nhà nước hoặc tổ chức kinh doanh khai thác chợ đầu tư xây dựng) thuộc phạm vi chợ

Đồng/m2/tháng

30.000

 

Trong đó:

 

 

 

- Chợ tại thị trấn Trạm Tấu, thị trấn Mù Cang Chải

Đồng/m2/tháng

10.000

 

- Chợ xã

Đồng/m2/tháng

5.000

b

Kinh doanh cố định khác thuộc phạm vi chợ

Đồng/m2/tháng

10.000

 

Trong đó:

 

 

 

- Chợ tại thị trấn Trạm Tấu, thị trấn Mù Cang Chải

Đồng/m2/tháng

5.000

 

- Chợ xã

Đồng/m2/tháng

2.000

2

Kinh doanh lưu động

Đồng/ngày

3.000

 

Trong đó:

 

 

 

- Chợ tại thị trấn Trạm Tấu, thị trấn Mù Cang Chải

Đồng/ngày

2.000

 

- Chợ xã

Đồng/ngày

1.000

3

Kinh doanh cố định có thuê quầy (ki ốt)

Đồng/m2/tháng

50.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Trường hợp chợ do Ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng thì số phí thu được là khoản thu của Ngân sách Nhà nước. Nộp 100% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước, việc quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành.

- Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để kinh doanh khai thác thì số phí thu được không thuộc Ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp khai thác có trách nhiệm nộp thuế theo quy định và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.

2. Phí qua đò:

a) Đối tượng nộp phí: Là hành khách, phương tiện đi lại và hàng hóa được chở ngang qua sông, hoặc đi dọc sông, hồ.

b) Cơ quan thu phí: Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng bến, phương tiện thủy để chở khách, hàng hóa qua đò được Sở Giao thông Vận tải cấp phép hoạt động theo quy định.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Phí qua đò ngang (của phương tiện thuyền máy, cô le)

 

 

1

Người đi bộ

Đồng/lượt

1.000

2

Xe máy (kể cả xe máy điện 2 bánh và các loại xe tương tự)

Đồng/xe/lượt

3.000

3

Xe đạp (kể cả xe đạp điện và các loại xe tương tự)

Đồng/xe/lượt

1.000

4

Hàng hóa

Đồng/tạ/lượt

3.000

II

Phí đò dọc

 

 

1

Khoảng cách từ 03 km đến dưới 20 km

Đồng/km

2.000

2

Khoảng cách từ 20 km trở lên

Đồng/km

1.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với các đơn vị, tổ chức thu phí qua đò từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư, là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 10% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 90% cho đơn vị tổ chức thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với tổ chức, cá nhân thu phí qua đò từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để kinh doanh khai thác thì số phí thu được là doanh thu của các tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo các qui định hiện hành.

3. Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước:

a) Đối tượng nộp phí: Là các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến bãi, mặt nước vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của nhà nước về quản lý sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến bãi, mặt nước.

b) Cơ quan thu phí: Các cơ quan được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến bãi, mặt nước theo quy định.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường

 

 

1

Đối với xe ô tô tạm đỗ

Đồng/xe/lượt

5.000

2

Đối với xe ô tô đỗ thường xuyên

Đồng/xe/tháng

90.000

II

Phí sử dụng bến bãi, mặt nước

 

 

1

Sử dụng dài ngày (từ 1 tháng trở lên)

Đồng/m2/tháng

4.000

2

Sử dụng ít ngày (dưới 1 tháng)

Đồng/m2/ngày

500

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với các tổ chức thu phí lề đường, bến, bãi, mặt nước từ các dịch vụ do nhà nước đầu tư, là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 10% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 90% cho tổ chức, cá nhân thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với tổ chức, cá nhân thu phí lề đường, bến, bãi, mặt nước từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để khai thác, thì số thu đó là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước. Số tiền thu được là doanh thu của các tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước theo qui định hiện hành.

4. Phí vệ sinh:

a) Đối tượng nộp phí: Là cá nhân cư trú, hộ gia đình, đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nơi có tổ chức hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải.

b) Cơ quan thu phí: Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải.

c) Mức thu phí: Có phụ lục kèm theo.

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải được Nhà nước đầu tư xây dựng là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Để lại 100% số phí vệ sinh thu được cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải không do Nhà nước đầu tư xây dựng, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thực hiện là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, số tiền phí thu được là doanh thu của các tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo qui định hiện hành.

5. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô:

a) Đối tượng nộp phí: Là chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị.

b) Cơ quan thu phí: Các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trông giữ phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô theo quy định.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

TẠI ĐIỂM ĐỖ, BÃI TRÔNG GIỮ PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ

 

 

1

Trông xe ban ngày

 

 

a

Xe đạp (gồm cả xe đạp điện)

Đồng/xe/lượt

1.000

b

Xe máy (gồm cả xe máy điện 2 bánh)

Đồng/xe/lượt

3.000

c

Ô tô

Đồng/xe/lượt

12.000

2

Trông xe ban đêm

 

 

a

Xe đạp (gồm cả xe đạp điện)

Đồng/xe/lượt

2.000

b

Xe máy (gồm cả xe máy điện 2 bánh)

Đồng/xe/lượt

5.000

c

Ô tô

Đồng/xe/lượt

24.000

3

Trông xe cả ngày đêm

 

 

a

Xe đạp (gồm cả xe đạp điện)

Đồng/xe/lượt

3.000

b

Xe máy (gồm cả xe máy điện 2 bánh)

Đồng/xe/lượt

8.000

c

Ô tô

Đồng/xe/lượt

36.000

4

Trông xe theo tháng

 

 

a

Xe đạp (gồm cả xe đạp điện)

Đồng/xe/lượt

50.000

b

Xe máy (gồm cả xe máy điện 2 bánh)

Đồng/xe/lượt

120.000

c

Ô tô

Đồng/xe/lượt

500.000

II

TẠI CÁC ĐIỂM ĐỖ, BÃI TRÔNG GIỮ PHƯƠNG TIỆN KHÔNG DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ: Mức thu tối đa không quá 1,5 lần mức thu tại điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng do nhà nước đầu tư theo từng đối tượng nộp.

 

 

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với các tổ chức, cá nhân thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư, là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 10% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 90% cho tổ chức, cá nhân thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với các tổ chức, cá nhân thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô từ các dịch vụ không do nhà nước đầu tư, hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để khai thác, thì số thu đó không thuộc Ngân sách nhà nước. Số tiền phí thu được là doanh thu của các tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước theo quy định hiện hành.

6. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

b) Đối tượng được giảm phí:

- Giảm 50% phí đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với các đối tượng sau: Hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo (có giấy chứng nhận hộ nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Hộ gia đình bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hộ gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hộ gia đình thương binh (là hộ gia đình có bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh đang sinh sống và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ); Hộ gia đình liệt sỹ (hộ gia đình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”).

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đo đạc không thuộc đối tượng hoạt động bằng ngân sách nhà nước thì không phải áp dụng quy định giảm phí đo đạc, lập bản đồ địa chính theo quy định trên.

c) Cơ quan thu phí: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Yên Bái; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Yên Bái; Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất cấp huyện; các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp phép đo đạc, lập bản đồ địa chính theo quy định.

d) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đối với các tổ chức

đồng/m2

950

2

Hộ gia đình, cá nhân

 

 

a

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ

đồng/m2

800

b

Hộ gia đình, cá nhân thuộc các địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực 2, khu vực 3 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc

đồng/m2

300

c

Hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn các xã, thị trấn còn lại

đồng/m2

500

e) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính từ các dịch vụ do nhà nước đầu tư là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Đơn vị, tổ chức nộp 15% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 85% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với tổ chức, cá nhân thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính từ các dịch vụ không do nhà nước đầu tư hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để khai thác, thì số thu đó là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước. Số tiền thu được là doanh thu của các tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước theo quy định hiện hành.

7. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất:

a) Đối tượng nộp phí: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.

b) Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định để giao đất, cho thuê đất và chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất theo quy định.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

Mức thu cấp mới

Mức thu cấp đổi, cấp lại

I

Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân

 

 

 

1

Đất làm nhà ở

 

 

 

 

Quy mô diện tích < = 100m2

Đồng/hồ sơ

110.000

55.000

 

100 m2 < QMDT < = 200m2

Đồng/hồ sơ

120.000

60.000

 

200 m2 < QMDT < = 400m2

Đồng/hồ sơ

150.000

75.000

 

Quy mô diện tích > 400m2

Đồng/hồ sơ

200.000

100.000

2

Đất sản xuất

 

 

 

 

Quy mô diện tích < = 0,1ha

Đồng/hồ sơ

140.000

70 .000

 

0,1 ha < QMDT < = 0,2 ha

Đồng/hồ sơ

160.000

80.000

 

0,2 ha < QMDT < = 0,3 ha

Đồng/hồ sơ

180.000

90.000

 

0,3 ha < QMDT < = 0,4 ha

Đồng/hồ sơ

200.000

100.000

 

0,4 ha < QMDT < = 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

220.000

110.000

 

Quy mô diện tích  > 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

280.000

140.000

3

Đất kinh doanh

 

 

 

 

Quy mô diện tích < = 0,1ha

Đồng/hồ sơ

200.000

100.000

 

0,1 ha < QMDT < = 0,2 ha

Đồng/hồ sơ

250.000

125.000

 

0,2 ha < QMDT < = 0,3 ha

Đồng/hồ sơ

280.000

140.000

 

0,3 ha < QMDT < = 0,4 ha

Đồng/hồ sơ

300.000

150.000

 

0,4 ha < QMDT < = 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

330.000

165.000

 

Quy mô diện tích  > 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

650.000

325.000

II

Mức thu đối với tổ chức

 

 

 

1

Đất sản xuất

 

 

 

 

Quy mô diện tích < = 0,1ha

Đồng/hồ sơ

400.000

200.000

 

0,1 ha < QMDT < = 0,2 ha

Đồng/hồ sơ

530.000

265.000

 

0,2 ha < QMDT < = 0,3 ha

Đồng/hồ sơ

680.000

340.000

 

0,3 ha < QMDT < = 0,4 ha

Đồng/hồ sơ

800.000

400.000

 

0,4 ha < QMDT < = 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

950.000

475.000

 

0,5 ha < QMDT < = 1 ha

Đồng/hồ sơ

1.100.000

550.000

 

1 ha < QMDT < = 2 ha

Đồng/hồ sơ

1.200.000

600.000

 

2 ha < QMDT < =  5 ha

Đồng/hồ sơ

2.700.000

1.350.000

 

5ha < QMDT < = 10 ha

Đồng/hồ sơ

3.500.000

1.750.000

 

10ha < QMDT < = 20 ha

Đồng/hồ sơ

4.000.000

2.000.000

 

Quy mô diện tích  > 20 ha

Đồng/hồ sơ

4.700.000

2.350.000

2

Đất kinh doanh

 

 

 

 

Quy mô diện tích < = 0,1ha

Đồng/hồ sơ

800.000

400.000

 

0,1 ha < QMDT < = 0,2 ha

Đồng/hồ sơ

1.000.000

500.000

 

0,2 ha < QMDT < = 0,3 ha

Đồng/hồ sơ

1.400.000

700.000

 

0,3 ha < QMDT < = 0,4 ha

Đồng/hồ sơ

1.600.000

800.000

 

0,4 ha < QMDT < = 0,5 ha

Đồng/hồ sơ

1.900.000

950.000

 

0,5 ha < QMDT < = 1 ha

Đồng/hồ sơ

2.100.000

1.050.000

 

1 ha < QMDT < = 2 ha

Đồng/hồ sơ

2.500.000

1.250.000

 

2 ha < QMDT < =  5 ha

Đồng/hồ sơ

3.000.000

1.500.000

 

5ha < QMDT < = 10 ha

Đồng/hồ sơ

3.700.000

1.850.000

 

10ha < QMDT < = 20 ha

Đồng/hồ sơ

4.200.000

2.100.000

 

Quy mô diện tích  > 20 ha

Đồng/hồ sơ

4.700.000

2.350.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được: Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước. Được nộp 30% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 70% cho các đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

8. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:

a) Đối tượng nộp phí: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.

b) Đối tượng miễn phí: Miễn thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Trung ương, địa phương trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin về đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai thuộc phạm vi quản lý (không nhằm mục kinh doanh).

b) Cơ quan thu phí: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai (cơ quan địa chính, Ủy ban nhân dân xã, phường, huyện,...).

d) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Phí khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu địa chính

 

 

 

Đối với tổ chức

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

200.000

 

Đối với hộ gia đình cá nhân ở các phường, thị trấn

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

50.000

 

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

25.000

2

Phí khai thác thông tin tư vấn tại chỗ đối với tổ chức

 

 

 

Tư vấn thông tin đất đai

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

50.000

 

Xem các loại hồ sơ bản đồ

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

20.000

3

Phí khai thác thông tin tư vấn tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân

 

 

 

Tư vấn thông tin đất đai

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

50.000

 

Xem các loại hồ sơ bản đồ

Đồng/ hồ sơ, tài liệu

20.000

Mức thu phí trên không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu.

d) Quản lý sử dụng phí thu được: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 90% trên tổng số tiền thu về phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 10% cơ quan thu phí phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

9. Phí thư viện (đối với thư viện thuộc địa phương quản lý):

a) Đối tượng nộp phí: Là các đối tượng được thư viện cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.

b) Đối tượng miễn, giảm phí:

- Giảm 50% mức phí thư viện đối với các trường hợp sau:

+ Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

+ Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thư viện.

- Miễn phí thư viện đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

c) Cơ quan thu phí: Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện và thư viện của các tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc.

d) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Phí cấp thẻ thư viện cho người lớn

đồng/thẻ/năm

20.000

2

Phí cấp thẻ thư viện cho trẻ em

đồng/thẻ/năm

10.000

3

Phí cấp thẻ bạn đọc sử dụng phòng đa phương tiện

đồng/thẻ/năm

30.000

e) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với thư viện do Nhà nước đầu tư xây dựng, thì phí thư viện là khoản phí thuộc Ngân sách Nhà nước. Nộp 10% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 90% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

- Đối với thư viện không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để kinh doanh thì số phí thu được không thuộc Ngân sách Nhà nước. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nộp thuế theo quy định hiện hành và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.

10. Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Đối tượng có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

b) Cơ quan thu phí: Sở Công thương và các cơ quan được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Đồng/1 lần thẩm định

5.000.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được: Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 90% trên tổng số tiền thu về phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 10% cơ quan thu phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

11. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa (đối với danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý):

a) Đối tượng nộp phí: Là những người thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

b) Đối tượng miễn giảm:

- Giảm 50% mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với các trường hợp sau:

+ Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

+ Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

+ Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá.

- Miễn phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

c) Cơ quan thu phí: Ban Quản lý Di tích danh thắng cảnh các cấp và các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ kinh doanh, khai thác di tích, danh lam, thắng cảnh.

d) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đối với người lớn

Đồng/lần/người

20.000

2

Đối với trẻ em

Đồng/lần/người

10.000

(Mức thu áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan)

e) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với di tích, công trình tín ngưỡng – tôn giáo (bao gồm đình, đền, chùa, miếu, phủ, nghè, nhà thờ,…) được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn vốn xã hội hóa, được trích 100% tổng số tiền phí thực thu để lại cho Ban Quản lý Di tích - Danh thắng địa phương có di tích tổ chức thu phí, được chi phí cho công tác quy hoạch, trùng tu, tôn tạo di tích và chi phí cho các hoạt động của di tích.

- Đối với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác do kinh phí nhà nước đầu tư: Cơ quan thu được trích lại 90% trên tổng số tiền thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 10% nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Đối với tổ chức, cá nhân thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân để khai thác thì số thu đó là khoản thu không thuộc Ngân sách Nhà nước, số tiền thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo qui định hiện hành.

12. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp phí: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

b) Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c Mức thu phí:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng vốn đầu tư

(tỷ VNĐ)

≤50

>50 và ≤100

>100 và <200

>200 và ≤500

>500

Nhóm 1. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường

4,8

6,2

11,4

13,3

16,2

Nhóm 2. Dự án công trình dân dụng

6,6

8,1

14,3

15,2

23,8

Nhóm 3. Dự án hạ tầng kỹ thuật

7,1

9,0

16,2

17,1

23,8

Nhóm 4. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

7,4

9,0

16,2

17,1

22,8

Nhóm 5. Dự án Giao thông

7,7

9,5

17,1

19

23,8

Nhóm 6. Dự án Công nghiệp

8,0

10,0

18,0

19,0

24,7

Nhóm 7. Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6)

4,8

5,7

10,3

11,4

14,8

Trường hợp thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường, mức thu là 50% mức thu đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường chính thức.

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Đối với nhóm dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 200 tỷ đồng: Cơ quan thu được trích lại 90% để quản lý, sử dụng theo quy định; số còn lại 10% cơ quan thu phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Đối với nhóm dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên: Cơ quan thu được trích lại 80% trên tổng số tiền phí để quản lý, sử dụng theo quy định; số còn lại 20% cơ quan thu phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

13. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi.

b) Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất

 

 

 

- Đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án

380.000

 

- Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

1.045.000

 

- Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

2.470.000

 

- Đối với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

4.750.000

2

Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt

 

 

 

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

570.000

 

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1mđến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

1.710.000

 

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5mđến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200kw đến dưới 1.000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 đến dưới 20.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

4.180.000

 

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1mđến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000kw đến dưới 2.000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 đến dưới 50.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

7.980.000

3

Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi

 

 

 

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

570.000

 

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100m3đến dưới 500m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

1.710.000

 

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500m3đến dưới 2.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

4.180.000

 

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm.

Đồng /1 đề án, báo cáo

7.980.000

4

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

Bằng 50% mức thu theo quy định trên

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

Phí thẩm định đề án báo cáo thăm dò khai thác sử dụng nước dưới đất, khai thác sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 5% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 95% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

14. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

b) Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất

 

 

-

- Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.

Đồng /1 báo cáo

380.000

-

- Đối với với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm.

Đồng /1 báo cáo

1.330.000

-

- Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm.

Đồng /1 báo cáo

3.230.000

-

- Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.

Đồng /1 báo cáo

5.700.000

2

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

 

Bằng 50% mức thu theo quy định trên

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 5% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 95% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

15. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b) Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Phí thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

Đồng /1 hồ sơ

1.330.000

2

Trường hợp thẩm định gia hạn bổ sung

Đồng /1 hồ sơ

665.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 5% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 95% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

16. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống (đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống theo quy định.

b) Cơ quan thu phí: Cơ quản lý nhà nước về trồng trọt, giống cây lâm nghiệp tỉnh Yên Bái và tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

c) Mức thu phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đối với bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng

Đồng/lần bình tuyển, công nhận

2.000.000

2

Đối với bình tuyển, công nhận vườn giống, cây lâm nghiệp, rừng giống

Đồng/lần bình tuyển, công nhận

5.000.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được: Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Nộp 20% số phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 80% cho đơn vị thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

17. Phí sử dụng đường bộ (đối với xe mô tô):

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý xe mô tô (gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự) là người nộp phí sử dụng đường bộ.

b) Cơ quan thu phí: Ủy ban nhân dân cấp xã (Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ).

c) Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện):

Số TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (đồng/năm)

1

Loại xe mô tô có dung tích xy lanh đến 100 cm3

 

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn xã, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ

50.000

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn xã không thuộc vùng khó khăn

70.000

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn thị trấn không thuộc vùng khó khăn và các phường.

80.000

2

Loại xe mô tô có dung tích xy lanh trên 100 cm3

 

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn xã, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ

110.000

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn xã không thuộc vùng khó khăn

120.000

 

- Xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn thị trấn không thuộc vùng khó khăn và các phường.

130.000

3

Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh

2.160.000

 

 

 

d) Tỷ lệ tiền phí thu được để lại cho các xã, phường, thị trấn đối với xe mô tô để trang trải cho các chi phí tổ chức thu theo quy định:

- Các xã thuộc vùng khó khăn được để lại 20% số phí thu được.

- Các xã không thuộc vùng khó khăn được để lại 15% số phí thu được.

- Các phường, thị trấn được để lại 10% số phí thu được.

e) Các nội dung khác ngoài nội dung quy định trên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các quy định hiện hành khác của nhà nước có liên quan.

18. Phí đấu giá (đối với phí do cơ quan địa phương tổ chức thu):

18.1. Phí đấu giá tài sản:

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 phải nộp phí đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các trường hợp do Hội đồng bán đấu giá tài sản thực hiện.

b) Cơ quan thu phí: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

c) Mức thu phí

- Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá, theo quy định như sau:

STT

Giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá

Mức thu

1

Dưới 50 triệu đồng

5% giá trị tài sản bán được

2

Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng

2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu

3

Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng

16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ

4

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng

34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ

5

Từ trên 20 tỷ đồng

49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ. Tổng số phí không quá 300 triệu/cuộc đấu giá

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản quản lý và sử dụng phí đấu giá tài sản thu được như sau:

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc bán đấu giá thì phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức bán đấu giá thì được để lại 80% số tiền phí thu được để trang trải cho việc bán đấu giá và thu phí theo quy định của pháp luật; phần tiền phí còn lại 20% phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất): Phí đấu giá thu được là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

18.2. Phí tham gia đấu giá tài sản:

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 phải nộp phí tham gia đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.

b) Cơ quan thu phí: Hội đồng bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

c) Mức thu phí: Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá theo quy định như sau:

STT

Giá khởi điểm của tài sản

Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Từ 20 triệu đồng trở xuống

50.000

2

Từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

150.000

4

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

5

Trên 500 triệu đồng

500.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được:

- Hội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản quản lý và sử dụng phí tham gia đấu giá tài sản thu được như sau:

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá đã được Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc bán đấu giá thì phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào Ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Trường hợp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức bán đấu giá thì được để lại 80% số tiền phí thu được để trang trải cho việc bán đấu giá và thu phí theo quy định của pháp luật; phần tiền phí còn lại 20% phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất): Phí tham gia đấu giá thu được là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

18.3. Phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.

b) Cơ quan thu phí: Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng bán đấu giá.

c) Mức thu phí:

- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:

STT

Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm

Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Từ 200 triệu đồng trở xuống

100.000

2

Từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

3

Từ trên 500 triệu đồng

500.000

- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất khác:

STT

Diện tích đất

Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Từ 0,5 ha trở xuống

1.000.000

2

Từ trên 0,5 ha đến 2 ha

3.000.000

3

Từ trên 2 ha đến 5 ha

4.000.000

4

Từ trên 5 ha

5.000.000

- Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.

d) Quản lý và sử dụng phí thu được:

Tiền phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất được chi đảm bảo cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất của Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng bán đấu giá theo quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

19. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (đối với giao dịch địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng miễn thu phí: Không áp dụng thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:

- Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên trong hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

- Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký trong trường hợp đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên.

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên.

- Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.

c) Cơ quan thu phí:

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Yên Bái; Văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thuộc UBND huyện, thị xã.

- Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp được Văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất cấp huyện ủy quyền thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại các xã ở xa huyện lỵ.

d) Mức thu phí: 30.000 đồng/trường hợp (Mỗi lần cung cấp thông tin theo tên của bên bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm được tính là một trường hợp).

e) Quản lý sử dụng phí thu được: Cơ quan thu phí được trích để lại 85% trên tổng số tiền thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm để quản lý, sử dụng theo quy định; số còn lại 15% nộp vào Ngân sách nhà nước.

20. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; đối với chất thải rắn; đối với khai thác khoáng sản:

20.1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

a) Đối tượng nộp phí: Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nước thải được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

- Hộ gia đình;

- Cơ quan nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

- Cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

- Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường .

Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tiếp nhận được và thải ra môi trường.

b) Đối tượng không chịu phí, bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:

+ Các xã thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Chính phủ;

+ Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.

- Nước mưa tự nhiên chảy tràn.

c) Cơ quan thu phí: Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp nước sạch; Uỷ ban nhân dân cấp xã.

d) Mức thu phí:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái (bao gồm cả đối tượng sử dụng nước của hệ thống cấp nước sạch, có đồng hồ đo lưu lượng nước sử dụng và đối tượng sử dụng nước tự khai thác, không có đồng hồ đo lưu lượng nước sử dụng) được tính bằng 5% của giá bán nước sạch (không bao gồm thuế VAT).

e) Quản lý sử dụng phí thu được: Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch, 15% trên tổng số phí thu được cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để quản lý, sử dụng theo quy định. Số còn lại nộp Ngân sách nhà nước theo quy định.

20.2. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

a) Đối tượng nộp phí: Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thải chất thải rắn (chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại) từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Trong đó:

- Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường.

b) Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm:

- Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:

+ Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

+ Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

c) Cơ quan thu phí:

- Đối với chất thải rắn thông thường: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Đối với chất thải rắn nguy hại: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Mức thu phí:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Mức thu phí đối với chất thải rắn thông thường

 

 

a

Tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ

Đồng/tấn

30.000

b

Tại các thị trấn thuộc huyện và xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn

Đồng/tấn

25.000

c

Tại các xã còn lại

Đồng/tấn

20.000

2

Mức thu phí đối với chất thải rắn nguy hại

Đồng/tấn

5.000.000

e) Quản lý sử dụng phí thu được: Nộp 80% tổng số tiền phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 20% cho cơ quan thu phí để quản lý, sử dụng theo quy định.

20.3. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) khai thác các loại khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.

b) Cơ quan thu phí: Cơ quan thuế.

c) Mức thu phí:

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

I

Quặng khoáng sản kim loại:

 

 

1

Quặng sắt

Tấn

60.000

2

Quặng măng-gan

Tấn

50.000

3

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

70.000

4

Quặng vàng

Tấn

270.000

5

Quặng đất hiếm

Tấn

60.000

6

Quặng bạch kim

Tấn

270.000

7

Quặng bạc, Quặng thiếc

Tấn

270.000

8

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan (antimoan)

Tấn

50.000

9

Quặng chì, Quặng kẽm

Tấn

270.000

10

Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bouxite)

Tấn

50.000

11

Quặng đồng, Quặng ni-ken (niken)

Tấn

60.000

12

Quặng cromit

Tấn

60.000

13

Quặng cô-ban (coban), Quặng mô-lip-đen (molipden), Quặng thủy ngân, Quặng ma-nhê (magie), Quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

270.000

14

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

30.000

II

Khoáng sản không kim loại:

 

 

1

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa …)

m3

70.000

2

Đá Block

m3

90.000

 

 

3

Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi); Sa-phia (sapphire): E-mô-rốt (emerald): A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite): Ô-pan (opan) quý màu đen; A-dít; Rô-đô-lít (rodolite): Py-rốp (pyrope); Bê-rin (berin): Sờ-pi-nen (spinen); Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; Cờ-ri-ô-lít (cryolite); Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Phen-sờ-phát (fenspat); Birusa; Nê-phờ-rít (nefrite)

 

 

Tấn

 

 

70.000

4

Sỏi, cuội, sạn

m3

5.000

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

Tấn

2.000

6

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp…)

Tấn

3.000

7

Cát vàng

m3

4.000

8

Cát làm thủy tinh

m3

7.000

9

Các loại cát khác

m3

3.000

10

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.500

11

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.000

12

Đất làm thạch cao

m3

3.000

13

Đất làm Cao lanh

m3

7.000

14

Các loại đất khác

m3

2.000

15

Gờ-ra-nít (granite)

Tấn

30.000

16

Sét chịu lửa

Tấn

30.000

17

Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)

Tấn

30.000

18

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

30.000

19

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)

Tấn

30.000

20

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

21

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)

Tấn

5.000

22

Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

Tấn

10.000

23

Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

Tấn

10.000

24

Than nâu, than mỡ

Tấn

10.000

25

Than khác

Tấn

10.000

26

Khoáng sản không kim loại khác

Tấn

30.000

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu được tính bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng nêu trên.

d) Quản lý sử dụng: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước, số phí thu được nộp 100% vào Ngân sách nhà nước và được phân chia cho từng cấp ngân sách theo quy định.

II. ĐỐI VỚI LỆ PHÍ:

1. Lệ phí đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân (đối với công việc do cơ quan địa phương thực hiện):

1.1. Lệ phí đăng ký cư trú:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu đối với người thực hiện đăng ký và quản lý cư trú với cơ quan công an theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng miễn, không thu lệ phí:

- Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

- Không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà. Xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

- Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.

c) Cơ quan thu lệ phí: Công an thành phố, thị xã; Công an các xã, thị trấn theo quy định.

d) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Các phường thuộc thành phố Yên Bái

 

 

1

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Đồng/lần đăng ký

10.000

2

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Đồng/lần cấp

15.000

-

Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

Đồng/lần cấp

8.000

3

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Đồng/lần đính chính

5.000

II

Các phường, xã, thị trấn còn lại

 

 

1

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Đồng/lần đăng ký

5.000

2

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Đồng/lần cấp

7.500

-

Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

Đồng/lần cấp

4.000

3

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Đồng/lần đính chính

2.500

e) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

- Cơ quan công an thực hiện đăng ký quản lý cư trú các phường thuộc thành phố Yên Bái, được trích lại 60% trên tổng số tiền lệ phí thu được để quản lý, sử dụng theo quy định, 40% còn lại phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Cơ quan công an thực hiện đăng ký quản lý cư trú thuộc các phường, xã, thị trấn còn lại, được để lại 100% số tiền thu được để quản lý, sử dụng theo quy định.

1.2. Lệ phí chứng minh nhân dân:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.

b) Đối tượng miễn, không thu lệ phí:

- Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

- Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp thực hiện cấp chứng minh nhân dân bằng công nghệ mới thực hiện theo Thông tư số 155/2012/TT-BTC ngày 20/9/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng minh thư nhân dân mới.

c) Cơ quan thu lệ phí: Công an tỉnh Yên Bái; Công an cấp huyện theo phân cấp.

d) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Mức thu

(đồng/lần cấp)

1

Các phường thuộc thành phố Yên Bái

 

-

Cấp lại, cấp đổi

6.000

2

Các phường, xã, thị trấn còn lại

 

-

Cấp lại, cấp đổi

3.000

(Mức thu trên không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh thư nhân dân).

Riêng Công an tỉnh trực tiếp thu lệ phí cấp chứng minh nhân dân thì áp dụng mức thu cho các đối tượng nộp theo địa bàn cư trú.

e) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp chứng minh nhân dân là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

- Cơ quan công an thực hiện cấp chứng minh nhân dân cho các đối tượng thuộc các phường của thành phố Yên Bái được trích lại 60% trên tổng số tiền lệ phí thu được để quản lý, sử dụng theo quy định; 40% còn lại phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Cơ quan công an thực hiện cấp chứng minh nhân dân cho các đối tượng thuộc các xã, phường, thị trấn còn lại, được để lại 100% số tiền thu để quản lý, sử dụng theo quy định.

2. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là người sử dụng lao động khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Lệ phí cấp mới giấy phép lao động

Đồng/1 giấy phép

400.000

2

Lệ phí cấp lại giấy phép lao động

Đồng/1 giấy phép

300.000

d) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu lệ phí được trích lại 80% trên tổng số tiền thu về lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để quản lý, sử dụng theo quy định, số còn lại 20% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

3. Lệ phí địa chính:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

b) Đối tượng miễn giảm:

- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

- Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

c) Cơ quan thu lệ phí: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Yên Bái; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Yên Bái; Văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất cấp huyện.

d) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ

 

 

 

Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đồng/ giấy

100.000

 

Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận; cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận)

Đồng/ lần cấp

25.000

 

Cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)

Đồng/ giấy

25.000

 

Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất; kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận)

Đồng/ lần cấp

20.000

 

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai:

Đồng/ 1 lần

20.000

 

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính:

Đồng/ 1 lần

9.000

2

Mức thu lệ phí địa chính đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác

 

 

 

Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đồng/ giấy

50.000

 

Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận; cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận)

Đồng/ lần cấp

12.500

 

Cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)

Đồng/ giấy

12.500

 

Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất; kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận)

Đồng/ lần cấp

10.000

 

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai:

Đồng/ 1 lần

10.000

 

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính:

Đồng/ 1 lần

4.500

3

Mức thu đối với tổ chức

 

 

 

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đồng/ giấy

500.000

 

Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)

Đồng/ giấy

100.000

 

Cấp lại Giấy chứng nhận (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

Đồng/ lần cấp

50.000

 

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

Đồng/ 1 lần

30.000

 

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

Đồng/ 1 lần

18.000

e) Quản lý, sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí địa chính là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 10% trên tổng số tiền thu về lệ phí địa chính để quản lý, sử dụng theo quy định, số còn lại 90% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

4. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu vào tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân cấp của tỉnh.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Cấp mới:

 

 

1

Nhà riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép)

Đồng/1 giấy phép

50.000

2

Công trình khác

Đồng/1 giấy phép

100.000

II

Mức thu gia hạn

 

 

 

- Gia hạn giấy phép xây dựng

Đồng/1 giấy phép

10.000

d) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 10% trên tổng số tiền thu lệ phí cấp Giấy phép xây dựng, để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 90% cơ quan thu phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

5. Lệ phí cấp biển số nhà:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền cấp biển số nhà (bao gồm: Nhà mặt đ­ường, phố; Nhà trong ngõ, nhà trong ngách; Căn hộ chung cư­). Chủ sở hữu nhà hoặc ng­ười đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Tr­ường hợp không xác định được chủ sở hữu thì ng­ười đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.

b) Cơ quan thu lệ phí: Ủy ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp biển số nhà.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Cấp mới:

đồng/1 biển số

 

1

Đối với nhà mặt đ­ường, phố; Nhà trong ngõ, nhà trong ngách (loại có 3 chữ số, có kích th­ước 230 x170 x 1,5mm biển tôn).

đồng/1 biển số

30.000

2

Đối với căn hộ chung c­ư (loại có 3 chữ số, có kích th­ước 170x100x1,5mm biển tôn)

đồng/1 biển số

20.000

II

Cấp lại

đồng/1 biển số

 

1

Đối với nhà mặt đ­ường, phố; Nhà trong ngõ, nhà trong ngách (loại có 3 chữ số, có kích th­ước 230 x 170 x 1,5mm biển tôn).

đồng/1 biển số

20.000

2

Đối với căn hộ chung c­ư (loại có 3 chữ số, có kích th­ước 170  x 100 x 1,5mm biển tôn).

đồng/1 biển số

12.000

e) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 70% trên tổng số tiền thu lệ phí cấp biển số nhà để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 30% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

6. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo t­ư thục, dân lập, bán công; Cơ sở y tế t­ư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin khi đ­ược cơ quan quản lý nhà n­ước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

b) Đối tượng miễn giảm: Không thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan quản lý nhà nước.

c) Cơ quan thu lệ phí: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố.

d) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 

 

1

Hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư­ thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin do UBND cấp huyện cấp Giấy đăng ký kinh doanh

Đồng/lần

100.000

2

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư­ thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin do UBND tỉnh cấp Giấy đăng ký kinh doanh

Đồng/lần

200.000

3

Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Đồng/lần

20.000

4

Cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh

Đồng/bản

2.000

II

Mức thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh

Đồng/lần

10.000

e) Quản lý, sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 85% trên tổng số tiền thu về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để quản lý, sử dụng theo quy định; Số còn lại 15% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

7. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực (đối với hoạt động cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu đối với tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Công thương.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

 

 

1

Tư vấn qui hoạch, thiết kế, giám sát và các hình thức tư vấn khác đối với dự án, công trình điện

Đồng/1 giấy phép

700.000

2

Quản lý và vận hành máy điện

Đồng/1 giấy phép

700.000

3

Phân phối và kinh doanh điện

Đồng/1 giấy phép

700.000

d) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 75% trên tổng số tiền thu về lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực, để quản lý, sử dụng theo quy định, số còn lại 25% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

 

Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất

 

 

1

Trường hợp cấp giấy phép

Đồng /01 giấy phép

100.000

2

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

Đồng /01 giấy phép

50.000

d) Quản lý, sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 90% tổng số lệ phí thu được vào Ngân sách nhà nước, để lại 10% cho cơ quan thu lệ phí quản lý, sử dụng theo quy định.

9. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

 

Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

 

 

1

Trường hợp cấp giấy phép

Đồng /01 giấy phép

100.000

2

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

Đồng /01 giấy phép

50.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Nộp 90% tổng số lệ phí thu được vào Ngân sách nhà nước; để lại 10% cho cơ quan thu lệ phí quản lý, sử dụng theo quy định.

10. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

 

Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

 

 

1

Trường hợp cấp giấy phép

Đồng /01 giấy phép

100.000

2

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

Đồng /01 giấy phép

50.000

d) Quản lý, sử dụng phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước. Nộp 90% tổng số lệ phí thu được vào Ngân sách nhà nước, để lại 10% cho cơ quan thu lệ phí quản lý, sử dụng theo quy định.

11. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu lệ phí:

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

 

Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi

 

 

1

Trường hợp cấp giấy phép

Đồng /01 giấy phép

100.000

2

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

Đồng /01 giấy phép

50.000

d) Quản lý, sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Nộp 90% tổng số lệ phí thu được vào Ngân sách nhà nước, để lại 10% cho cơ quan thu lệ phí quản lý, sử dụng theo quy định.

12. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

b) Cơ quan thu lệ phí: Sở Giao thông Vận tải.

c) Mức thu lệ phí:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

 

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

 

 

1

Cấp lần đầu

Đồng/1 giấy phép

100.000

2

Cấp đổi, cấp lại

Đồng/1 lần cấp

30.000

d) Quản lý, sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Cơ quan thu được trích lại 90% trên tổng số tiền lệ phí thu để quản lý, sử dụng theo quy định, số còn lại 10% nộp vào Ngân sách nhà nước.

13. Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Là khoản thu vào tổ chức, cá nhân khi yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký phải nộp lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.

b) Đối tượng miễn giảm: Riêng cá nhân có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì áp dụng mức thu bằng 50%.

c) Cơ quan thu lệ phí: Sở Tư pháp; Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Phòng Tư pháp cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp bản sao, chứng thực.

d) Mức thu lệ phí:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Cấp bản sao từ sổ gốc

đồng / bản

3.000

2

Chứng thực bản sao từ bản chính

đồng / trang

2.000

-

Từ trang thứ 3 trở lên tối đa thu không quá 100.000 đồng/ bản.

đồng / trang

1.000

3

Chứng thực chữ ký

đồng/trường hợp

10.000

e) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc cấp tỉnh, cấp huyện thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực được trích lại 30% trên tổng số tiền thu được để quản lý, sử dụng theo quy định, 70% còn lại phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Đối với tiền lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực do Uỷ ban nhân dân cấp xã thu được phải nộp 100% vào Ngân sách nhà nước, sử dụng theo quy định.

14. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với giao dịch địa phương thực hiện):

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng được miễn thu lệ phí:

- Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của Đăng ký viên.

- Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xoá thông báo việc kê biên.

c) Cơ quan thu lệ phí:

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Yên Bái; Văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp xã trong trường hợp được ủy quyền thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại các xã ở xa huyện lỵ

d) Mức thu lệ phí:

Số TT

Các trường hợp nộp lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đăng ký giao dịch bảo đảm

Đồng/hồ sơ

80.000

2

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Đồng/hồ sơ

70.000

3

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký

Đồng/hồ sơ

60.000

4

Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm

Đồng/hồ sơ

20.000

e) Quản lý sử dụng lệ phí thu được: Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với giao dịch địa phương thực hiện) là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu được trích để lại 85% trên tổng số tiền thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm để quản lý, sử dụng theo quy định; số còn lại 15% cơ quan thu lệ phí nộp vào Ngân sách nhà nước.

15. Lệ phí trước bạ (đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi):

a) Đối tượng nộp lệ phí: Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài) có tài sản là xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Cơ quan thu lệ phí: Cơ quan thuế và các cơ quan được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu Lệ phí trước bạ theo quy định.

c) Mức thu lệ phí:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả trường hợp ô tô bán tải chở vừa chở người, vừa chở hàng.

%

10

d) Quản lý sử dụng: Lệ phí trước bạ (đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi) là khoản thu thuộc Ngân sách Nhà nước. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% lệ phí trước bạ thu được vào Ngân sách Nhà nước.

III. Không thu những khoản phí, lệ phí có tên trong Pháp lệnh phí, lệ phí nhưng được miễn thu theo theo quy định tại Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính.

Điều 2. Giao trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Giao cho các Sở, Ban, Ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng các quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bộ phận chức năng liên quan và hướng dẫn thực hiện việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Thời gian áp dụng các quy định về phí, lệ phí trong Quyết định này từ ngày 01/01/2015. Trong thời gian các quy định về phí, lệ phí trong Quyết định này chưa được áp dụng, tiếp tục thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định tại các văn bản đã ban hành.

2. Kể từ ngày 01/01/2015, bãi bỏ các Quyết định sau:

- Quyết định số 1324/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các loại phí và lệ phí;

- Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 05/3/2009 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các loại phí và lệ phí, miễn giảm các loại phí, lệ phí, bãi bỏ các loại quỹ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái;

- Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô;

- Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung và bãi bỏ một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh Yên Bái

- Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung một số khoản thu phí và lệ phí;

- Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định về một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 24/05/2013 của UBND tỉnh Yên Bái về việc Quy định đối tượng chịu phí, mức thu, tỷ lệ phần trăm (%) tiền phí được để lại cho xã phường, thị trấn, phương thức tổ chức thu và quản lý, sử dụng đối với phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ:
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch; Các Phó Chủ tịch;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh;
- Sở Tư pháp (Tự kiểm tra văn bản);
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, TP;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TC, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

PHỤ LỤC: BIỂU THU PHÍ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Quyết định số 26 /2014/QĐ-UBND ngày 22 /10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu tại thành phố Yên Bái

Mức thu tại thị xã Nghĩa Lộ

Mức thu tại các huyện

I

Hộ kinh doanh ở mặt tiền đường phố

 

 

 

 

A

Hộ kinh doanh mặt tiền đường loại 1, loại 2, loại 3, loại 4

 

 

 

 

1

Hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát

 

 

 

 

-

Bậc 1 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

205.000

120.000

95.00

-

Bậc 2,3 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

170.000

110.000

85.000

-

Bậc 4,5,6 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

145.000

95.000

75.000

2

Hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

 

 

 

 

-

Bậc 1 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

180.000

110.000

85.000

-

Bậc 2,3 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

145.000

95.000

75.000

-

Bậc 4,5,6 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

120.000

85.000

60.000

3

Hộ kinh doanh xe máy, bảo dưỡng,sửa chữa xe có động cơ và các thiết bị khác

 

 

 

 

-

Bậc 1 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

145.000

95.000

75.000

-

Bậc 2,3 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

120.000

85.000

60.000

-

Bậc 4,5,6 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

95.000

75.000

50.000

4

Phòng khám tư nhân

đồng/hộ/tháng

120.000

95.000

75.000

5

Hộ kinh doanh hoặc điểm bán thực phẩm tươi sống

đồng/hộ/tháng

75.000

50.000

35.000

6

Hộ kinh doanh hoa tươi, làm vòng hoa, lẵng hoa, cơ sở in ấn, quảng cáo

đồng/hộ/tháng

95.000

60.000

50.000

7

Hộ rửa xe ô tô, xe máy

đồng/hộ/tháng

120.000

95.000

75.000

8

Hộ giết mổ gia súc (trâu, bò, ngựa, chó, dê,...)

đồng/hộ/tháng

145.000

120.000

95.000

9

Hộ giết mổ gia cầm

đồng/hộ/tháng

85.000

75.000

50.000

10

Hộ kinh doanh vàng, bạc, đá quý

đồng/hộ/tháng

50.000

35.000

25.000

11

Kinh doanh các ngành nghề khác

 

 

 

 

-

Bậc 1 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

95.000

75.000

50.000

-

Bậc 2,3 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

75.000

50.000

35.000

-

Bậc 4,5,6 của thuế môn bài

đồng/hộ/tháng

50.000

35.000

25.000

B

Hộ kinh doanh ở mặt tiền đường phố khác

đồng/hộ/tháng

24.000

18.000

12.000

C

Hộ ở vị trí khác

đồng/hộ/tháng

12.000

10.000

7.000

II

Hộ dân cư

 

 

 

 

1

Hộ dân cư ở mặt tiền đường phố

đồng/hộ/tháng

10.000

7.000

6.000

2

Hộ dân cư ở vị trí khác

đồng/hộ/tháng

5.000

4.000

3.000

III

Các tổ chức

 

 

 

 

1

Cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức, trụ sở doanh nghiệp có số người dưới 30 người

đồng/đơn vị/tháng

80.000

70.000

60.000

2

Cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức, trụ sở doanh nghiệp có số người từ 30 người trở lên đến dưới 50 người

đồng/đơn vị/tháng

100.000

90.000

80.000

3

Cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức, trụ sở doanh nghiệp có số người từ 50 người trở lên

đồng/đơn vị/tháng

120.000

110.000

100.000

IV

Mức thu của các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, nhà ga, bến tàu, bến xe, công trình xây dựng

 

 

 

 

1

Mức thu của các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, nhà ga, bến tàu, bến xe,

đồng/m³ rác

30.000

25.000

20.000

2

Xí nghiệp đầu máy Hà Lào

đồng/m³ rác

160.000

 

 

3

Mức thu đối với công trình xây dựng

đồng/m³ rác

30.000

25.000

20.000