Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 Quy định mức trợ cấp, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 02/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Ngày ban hành: 06-01-2011
- Ngày có hiệu lực: 16-01-2011
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 09-12-2011
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 01-01-2014
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-07-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3091 ngày (8 năm 5 tháng 21 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 04-07-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2011/QĐ-UBND | Gia Nghĩa, ngày 06 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP, TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 3/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ, về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ, về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1247/TTr-LĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1429/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, quy định mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trước ngày Quyết định này có hiệu lực được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ Quyết định này thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỨC TRỢ CẤP, TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 06/1/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông)
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về mức trợ cấp, trợ giúp thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
I. Trợ cấp thường xuyên.
Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng là 180.000 đồng (hệ số 1); khi Nhà nước thay đổi mức chuẩn trợ cấp xã hội thì thực hiện điều chỉnh theo quy định.
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội được quy định cụ thể như sau:
a. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | Đối tượng | Hệ số | Mức trợ cấp |
1 | Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP: |
|
|
- Từ 18 tháng tuổi trở lên; | 1,0 | 180 | |
- Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS; | 1,5 | 270 | |
- Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS. | 2,0 | 360 | |
2 | Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP: |
|
|
- Dưới 85 tuổi; | 1,0 | 180 | |
- Dưới 85 tuổi bị tàn tật nặng; | 1,5 | 270 | |
- Từ 85 tuổi trở lên; | 1,5 | 270 | |
- Từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng. | 2,0 | 360 | |
3 | Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. | 1,0 | 180 |
4 | Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP: |
|
|
- Không có khả năng lao động; | 1,0 | 180 | |
- Không có khả năng tự phục vụ. | 2,0 | 360 | |
5 | Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. | 1,5 | 270 |
6 | Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. | 1,5 | 270 |
7 | Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP (mức trợ cấp tính theo số trẻ nhận nuôi dưỡng): |
|
|
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên; | 2,0 | 360 | |
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS; | 2,5 | 450 | |
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. | 3,0 | 540 | |
8 | Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP: |
|
|
- Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần; | 2,0 | 360 | |
- Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần; | 3,0 | 540 | |
- Có từ 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần trở lên. | 4,0 | 720 | |
9 | Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP: |
|
|
- Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên; | 1,0 | 180 | |
- Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS; | 1,5 | 270 | |
- Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS | 2,0 | 360 |
b. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | Đối tượng | Hệ số | Mức trợ cấp |
1 | Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. | 2,0 | 360 |
c. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội:
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | Đối tượng | Hệ số | Mức trợ cấp |
1 | Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP: |
|
|
- Từ 18 tháng tuổi trở lên; | 2,0 | 360 | |
- Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc nhiễm HIV/AIDS. | 2,5 | 450 | |
2 | Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. | 2,0 | 360 |
3 | Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. | 2,0 | 360 |
4 | Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. | 2,5 | 450 |
5 | Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP | 2,5 | 450 |
6 | Đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. | 2,0 | 360 |
d. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp khác nhau theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của mục 1 phần I thì chỉ được hưởng một mức trợ cấp cao nhất. Đối với các nhóm đối tượng sau vẫn được hưởng đồng thời 2 hoặc nhiều loại trợ cấp:
- Người đơn thân quy định tại khoản 9 điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 là người tàn tật hoặc người tâm thần đang hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 4 (Người tàn tật nặng không có khả năng lao động, hoặc không có khả năng tự phục vụ), khoản 5 (Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa) Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 được sửa đổi theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ vẫn được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 9, Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
- Đối tượng quy định tại khoản 2 (Người cao tuổi cô đơn; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa), khoản 3 (Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội) và khoản 6 (Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động) Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngoài các mức trợ cấp được hưởng theo các khoản quy định trên vẫn được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định đối với người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.
- Người từ 85 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ.
2. Các khoản trợ cấp khác:
Các đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng; người già cô đơn; người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội; người tàn tật nặng không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục; người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ của hộ gia đình có từ 02 người trở lên; người mắc bệnh tâm thần mãn tính; người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động; trẻ em là con của người đơn thân còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:
a. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng với mức 3.000.000 đồng/người;
b. Đối tượng đang được nuôi dưỡng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý còn được:
- Trợ cấp mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày; vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo quy định hiện hành;
- Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường, riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/người/năm.
II. Trợ giúp cứu trợ đột xuất.
Gia đình, cá nhân bị thiệt hại về người, tài sản do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng hoặc tham gia cứu hộ người, tài sản của Nhà nước và nhân dân được trợ giúp cứu trợ đột xuất như sau:
1. Đối với gia đình:
a) Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;
b) Có người bị thương nặng phải vào viện: 1.500.000 đồng/người;
c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 6.000.000 đồng/hộ;
d) Hộ gia đình quy định tại khoản c điểm 1 mục II sống ở vùng khó khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định, mức hỗ trợ: 7.000.000 đồng/hộ.
2. Đối với cá nhân:
a) Trợ giúp cứu đói: 15kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.500.000 đồng/người.
c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú, được hỗ trợ 15.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp không quá 90 ngày và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
d) Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị, cá nhân tổ chức mai táng thì cơ quan, đơn vị, cá nhân đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất bằng: 3.000.000 đồng/người.
3. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng rơi vào cảnh nghèo đói thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét quyết định hỗ trợ cho phù hợp nhưng không được thấp hơn các mức quy định trên.
III. Kinh phí thực hiện.
Kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; nội dung chi và mức chi cho công tác quản lý được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.
IV. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bảo trợ xã hội, chủ trì triển khai thực hiện một số nội dung sau:
a. Lập dự toán và dự kiến phân bổ kinh phí đảm bảo xã hội cho cấp huyện và các đơn vị trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Trường hợp địa phương không đủ kinh phí cứu trợ đột xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.
b. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan nghiên cứu xây dựng quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
c. Thực hiện điều chỉnh, chi trả chế độ trợ cấp cho các đối tượng đang nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội.
d. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
e. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và quản lý đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.
f. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Sở Tài chính:
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí điều chỉnh tăng thêm năm 2010 cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các huyện, thị xã; và hàng năm có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban ngành bố trí kinh phí thực hiện công tác trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Hướng dẫn việc miễn giảm học phí hoặc các chế độ ưu đãi về giáo dục cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định.
4. Sở Y tế:
Tổ chức thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xác định mức độ thiệt hại, tình hình thiếu đói do thiên tai ở địa phương, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án thực hiện cứu trợ kịp thời, đảm bảo khắc phục có hiệu quả tình hình thiệt hại.
6. Báo Đăk Nông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
Thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh:
Phối hợp tuyên truyền, vận động quyên góp, giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
a. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện rà soát, phân loại tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng và thực hiện điều chỉnh, ban hành quyết định cho hưởng trợ cấp. Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo để các xã, phường, thị trấn chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội.
b. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; vào tháng 7 hàng năm lập dự toán kinh phí của năm tiếp theo gửi Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nguồn kinh phí theo Luật Ngân sách hiện hành.