cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 17/08/2007 Về mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 27/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Ngày ban hành: 17-08-2007
  • Ngày có hiệu lực: 27-08-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-03-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1304 ngày (3 năm 6 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 23-03-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 23-03-2011, Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 17/08/2007 Về mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 23/03/2011 Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hoặc có chứa quy phạm pháp luật đã được rà soát năm 2010 do tỉnh Đắk Lắk ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2007/QĐ-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 17 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Theo đề nghị của Liên Sở: Tư pháp - Tài chính tại Tờ trình số 11/TTrLN-STP-STC ngày 29/03/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Nguồn kinh phí, nội dung chi, lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 22/02/2006 về một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Bộ Tư pháp (Vụ PBGDPL); (báo cáo)
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Báo ĐắkLắk, Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NC, TM, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Thanh Tương

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ MỨC CHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 17/8/2007 của UBND tỉnh)

Điều 1. Nội dung chi và một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định theo kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của UBND tỉnh. Đối với một số hoạt động không quy định mức chi cụ thể thì thực hiện theo dự toán, kế hoạch sử dụng kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ.

Điều 2. Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện:

1. Chi tổ chức hội thảo nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (chỉ áp dụng ở tỉnh): Theo mức chi tại Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cụ thể như sau:

- Người chủ trì Hội thảo: 70.000 đồng/người/buổi

- Thành viên tham dự: 40.000 đồng/người/buổi

- Báo cáo tham luận: 100.000 đồng/báo cáo

2. Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng.

3. Chi cho các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Xăng xe, công tác phí cho hoạt động kiểm tra tại các huyện, thành phố.

- Thù lao hoạt động cho các thành viên trong năm.

- Trà nước phục vụ các cuộc họp trong năm.

4. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng:

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị.

- Khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật: Theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng.

Điều 3. Chi thông tin, tuyên truyền:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng:

- Xây dựng, phát hành bản tin tư pháp ĐắkLắk (chỉ áp dụng ở tỉnh), gồm 12 số bản tin tư pháp ĐắkLắk hàng năm và các số bản tin tư pháp chuyên đề.

- Tuyên truyền trên phương tiện thông tin khác (phát thanh, truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, thu và sang băng catseste...).

2. Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật:

Nội dung chi

Ở cấp tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

Ghi chú

Biên soạn đề cương, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền pháp luật

35.000
đồng/trang in A4

25.000
đồng/trang in A4

15.000
đồng/trang in A4

Mỗi trang in A4 tối thiểu phải đạt 500 từ

Biên soạn tờ gấp tuyên truyền pháp luật

300.000
đồng/loại tờ gấp

250.000
đồng/loại tờ gấp

200.000
đồng/loại tờ gấp

 

- Biên dịch tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc (mỗi trang tối thiểu phải đạt 300 từ của văn bản gốc): 40.000 đồng/trang.

- In ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật.

- Chi phí khác dựa trên hóa đơn, chứng từ chi thực tế.

3. Hỗ trợ xây dựng trang Web về hỏi, đáp pháp luật.

Điều 4. Chi xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức, đoàn thể, xã, phường, thị trấn; tuyên truyền pháp luật thông qua sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ pháp luật:

1. Xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật:

- Xây dựng tủ sách pháp luật: Trang bị ban đầu (mua sắm tủ, sách, báo, tạp chí về pháp luật, bàn, ghế, sổ sách...).

- Củng cố tủ sách pháp luật: Mua bổ sung sách, báo, tạp chí về pháp luật...

- Thù lao cho cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật.

2. Giao lưu, sinh hoạt văn hóa và các hình thức khác có lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật.

3. Xây dựng và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật: 3.000.000 đồng/năm/1 Câu lạc bộ.

Điều 5. Chi tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giải đáp, phổ biến, giáo dục pháp luật:

Chi tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giải đáp, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng.

Điều 6. Tổ chức các hội thi, cuộc thi:

STT

Nội dung chi

Ở cấp tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

Ghi chú

1

Biên soạn đề thi (bao gồm hướng dẫn, biểu điểm)

500.000
đồng/đề thi

400.000
đồng/đề thi

300.000
đồng/đề thi

Mỗi đề thi tối thiểu có 10 câu hỏi

2

Bồi dưỡng thành viên Ban Tổ chức

a

Trưởng ban, Phó trưởng ban

150.000
đồng/người/ngày

120.000
đồng/người/ngày

100.000
đồng/người/ngày

 

b

Các thành viên khác

100.000
đồng/người/ngày

80.000
đồng/người/ngày

70.000
đồng/người/ngày

3

Bồi dưỡng chấm thi, xét công bố kết quả thi

100.000
đồng/người/ngày

80.000
đồng/người/ngày

70.000
đồng/người/ngày

 

4

Các khoản chi trực tiếp khác phục vụ hội thi, cuộc thi:

a

Thù lao thư ký

100.000
đồng/người/ngày

80.000
đồng/người/ngày

70.000
đồng/người/ngày

 

b

Thù lao người phục vụ

80.000
đồng/người/ngày

60.000
đồng/người/ngày

50.000
đồng/người/ngày

 

c

Thù lao viết kịch bản chương trình hội thi

300.000
đồng/kịch bản

250.000
đồng/kịch bản

200.000
đồng/kịch bản

 

d

Thuê người dẫn chương trình hội thi

Chi theo hợp đồng thực tế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt (hoặc có ý kiến thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp)

 

đ

Chi tổ chức lễ phát động, lễ tổng kết và trao giải; thuê địa điểm thi, trang trí hội trường; giấy khen, văn phòng phẩm, cờ lưu niệm, phù hiệu; kiểm tra, đôn đốc triển khai, xây dựng kế hoạch, tài liệu, theo dõi, tổng hợp báo cáo, kỹ thuật vi tính... cho hội thi, cuộc thi

Theo dự toán đã được phê duyệt

5

Giải thưởng

Ở tỉnh

Ở cấp huyện và cấp xã

 

Giải tập thể

Giải cá nhân

Giải tập thể

Giải cá nhân

 

Giải nhất

1.000.000
đồng

500.000
đồng

600.000
đồng

400.000
đồng

 

 

Giải nhì

700.000
đồng

300.000
đồng

500.000
đồng

300.000
đồng

 

 

Giải ba

500.000
đồng

200.000
đồng

300.000
đồng

200.000
đồng

 

 

Giải khuyến khích

300.000
đồng

100.000
đồng

200.000
đồng

100.000
đồng

 

6

Hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên Ban Tổ chức, Ban giám khảo của hội thi, cuộc thi ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã

a

Tiền ăn

40.000 đồng/người/ngày

Áp dụng đối với những người không thanh toán công tác phí, tối đa 07 ngày

b

Tiền ở

Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí

 

Điều 7. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên:

Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 8. Tổ chức các hội nghị cộng tác viên; hội nghị tuyên truyền pháp luật; hội nghị triển khai kế hoạch phổ biến pháp luật, thực hiện Chương trình, Đề án; hội thảo khoa học để trao đổi nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật:

Chi hội nghị cộng tác viên, hội nghị quán triệt các văn bản pháp luật mới ban hành, hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật... được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị.

Chi tổ chức hội thảo khoa học (chỉ áp dụng ở tỉnh): Mức chi như khoản 1, Điều 2 Quy định này.

Điều 9. Thù lao cho đội ngũ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh: 120.000 đồng/người/buổi (gồm 04 tiết).

- Báo cáo viên pháp luật cấp huyện: 100.000 đồng/người/buổi (gồm 04 tiết).

- Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi (gồm 04 tiết)

Điều 10. Công tác hòa giải ở cơ sở.

- Thù lao cho hòa giải viên: 70.000 đồng/vụ hòa giải

- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác hòa giải.

- Mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hòa giải viên; in ấn các biểu mẫu, sổ sách, báo cáo.

Điều 11. Chi điều tra, khảo sát để thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Đề án về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn đã được phê duyệt:

- Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ tiêu): 150.000 đồng/phiếu

- Cung cấp thông tin: 8.000 đồng/phiếu

- Chi cho điều tra viên: 25.000 đồng/ngày/người

- Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc: 30.000 đồng/người/ngày

- Chi cho người dẫn đường: 20.000 đồng/người/ngày

Chi cho người phiên dịch, người dẫn đường: Chỉ áp dụng khi tiến hành điều tra tại địa bàn thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên.

- Chi công tác phí cho cán bộ đi điều tra, khảo sát: Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí.

- Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo kết quả điều tra: 1.500.000 đồng/báo cáo.

Điều 12. Chi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh trên cơ sở kế hoạch, dự trù kinh phí của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên.

- Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ tìm hiểu pháp luật trong nhà trường.

- Chi xây dựng chương trình, rà soát cập nhật chương trình bài giảng.

- Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; điều tra, khảo sát việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật.

Điều 13. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng theo ngành, lĩnh vực, địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị và chế độ chi khen thưởng.

Điều 14. Chi phí quản lý, điều hành Chương trình, Đề án về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn:

1. Xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai Chương trình, Đề án...:

- Xây dựng đề cương chi tiết của Chương trình, Đề án: 400.000 đồng/đề cương.

- Tổng hợp, hoàn chỉnh đề cương tổng quát: 600.000 đồng/chương trình, đề án.

- Xét duyệt đề cương:

+ Trường hợp thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương:

· Chủ tịch Hội đồng: 150.000 đồng/người/buổi

· Thành viên Hội đồng, thư ký: 100.000 đồng/người/buổi

· Đại biểu mời: 50.000 đồng/người/buổi

· Nhận xét của phản biện Hội đồng xét duyệt đề cương: 70.000 đồng/bài viết.

· Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng: 40.000 đồng/bài viết

+ Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương: Chi lấy ý kiến thẩm định Chương trình, Đề án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý: 100.000 đồng/bài viết.

2. Chi khác: Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ; chi văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc của Chương trình, Đề án; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình, Đề án.