cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 44/2003/QĐ-UB ngày 13/03/2003 Ban hành Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 44/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Ngày ban hành: 13-03-2003
  • Ngày có hiệu lực: 28-03-2003
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-01-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 02-08-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3780 ngày (10 năm 4 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 02-08-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 02-08-2013, Quyết định số 44/2003/QĐ-UB ngày 13/03/2003 Ban hành Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 23/07/2013 Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 44/2003/QĐ-UB

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 3 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HỢP ĐỒNG BẢO VỆ RỪNG TRONG CÁC THÁNG CAO ĐIỂM CỦA MÙA KHÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng và chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH- BTC-UBDTMN ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc Miền núi hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
Căn cứ Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô;
Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-UB ngày 28/10/1993 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành bản quy định về cấp dự báo cháy rừng và tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 2404/QĐ-UB ngày 29/8/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt và cho phép triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này bản Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Chi cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp với Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện có các xã thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, xã nằm trong danh mục các xã thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN-PTNT, TC-VG; LĐTB và XH, Công an tỉnh; BCH QS tỉnh, BCH BP tỉnh;
- VPUB: CPVP, NC, MN, TH, KH;
- Lưu: VT, NL.

TM. UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Kim Hiệu

 

QUY CHẾ

HỢP ĐỒNG BẢO VỆ RỪNG TRONG CÁC THÁNG CAO ĐIỂM CỦA MÙA KHÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2003/QĐ-UB ngày 13/3/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này được áp dụng để Chủ tịch UBND xã ký hợp đồng với người làm công tác chuyên trách quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, khu rừng quan trọng khác ở vùng xung yếu, trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Bản Quy chế này quy định đơn vị hợp đồng, đối tượng hợp đồng, thời gian hợp đồng, hình thức quản lý và thanh quyết toán tiền hợp đồng.

Chương I

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Bên hợp đồng, bên nhân hợp đồng và thời gian hợp đồng

1/ Bên hợp đồng: Uỷ ban nhân dân xã (bên A);

2/ Bên nhận hợp đồng: Cán bộ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng (hoặc phụ trách lâm nghiệp xã), (bên B);

3/ Thời gian hợp đồng: Căn cứ vào bản quy định về cấp dự báo cháy rừng và tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng ban hành theo Quyết định số 1999/QĐ-UB ngày 28/10/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; các tháng cao điểm mùa khô phòng, chống cháy rừng ở tỉnh ta từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

- Thời gian hợp đồng bảo vệ rừng là 6 tháng trong năm (từ ngày 01/3 đến ngày 31/8)

Điều 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của người được hợp đồng

1/ Quyền lợi: Người được UBND xã ký kết hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô được hưởng tiền phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1.1/ Mức phụ cấp: Căn cứ vào quy định của Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH và điều kiện thực tế hợp đồng như: diện tích rừng phải bảo vệ, tính chất của đối tượng rừng phải bảo vệ, mức độ khó khăn ở vùng sâu, vùng xa chia thành 3 mức độ phụ cấp như sau:

1.1.1- Những xã có diện tích rừng trên 3.000 ha hoặc từ 1000 ha đến 3000 ha nhưng ở những nơi vùng sâu, vùng xa điều kiện giao thông đi lại khó khăn có hệ số mức phụ cấp khu vực cao được hưởng mức phụ cấp 330.000 đồng/người/tháng;

1.1.2- Những xã có diện tích từ 1.000 ha đến 3.000 ha hoặc dưới 1000 ha nhưng ở nơi những nơi có hệ số mức phụ cấp khu vực cao được hưởng mức phụ cấp 300.000 đồng/người/tháng;

1.1.3- Những xã có diện tích rừng dưới 1.000 ha được hưởng mức phụ cấp 270.000 đồng/người/tháng.

1.2/ Cách tính trả: Mức phụ cấp trên được trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng là 06 tháng mùa khô trong năm.

1.3/ Các chế độ khác:

1.3.1- Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng có thành tích trong việc phòng và chống cháy rừng thì được đề nghị cơ quan chức năng xem xét, khen thưởng theo chế độ hiện hành;

1.3.2- Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng, nếu bị thương, bị chết trong trường hợp chống cháy rừng thì được giải quyết chế độ như sau:

* Được trả tiền cho các khoản chi phí y tế trong thời gian sơ cứu, cấp cứu, điều trị. Sau khi điều trị ổn định thương tật, được giới thiệu đi giám định y khoa;

* Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật được hưởng trợ cấp một lần tính theo lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố. Mức trợ cấp cụ thể như sau:

- Suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 01 lần theo các mức trợ cấp sau:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp 01 lần

- Từ 5% đến 10%

02 tháng tiền lương tối thiếu

- Từ 11% đến 15%

04 tháng tiền lương tối thiếu

- Từ 16% đến 20%

06 tháng tiền lương tối thiếu

- Từ 21% đến 30%

12 tháng tiền lương tối thiếu

- Suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên thì cứ suy giảm 01% thì được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương tối thiểu;

* Trường hợp bị chết, Người tổ chức mai táng được nhận tiền lễ tang, chôn cất bằng 08 tháng tiền lương tổi thiểu, thân nhân của người chết được nhận trợ cấp 01 lần bằng 20 tháng tiền lương tổi thiểu chung.

2/ Nghĩa vụ:

- Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Kịp thời phát hiện việc phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, báo cáo UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

- Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng nếu để xảy ra cháy rừng thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xem xét xử lý kỷ luật, chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Danh mục các xã thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng và mức phụ cấp được hưởng

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2001/TT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN nagỳ 18 tháng 01 năm 2001 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc Miền núi hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-UB ngày 17 tháng 02 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ngãi.

Danh mục các xã thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng và mức phụ cấp được hưởng như sau:

TT

Huyện

Diện tích rừng (ha)

Hệ số phụ cấp khu vực

Mức phụ cấp (đ/người/tháng)

Thời gian (tháng)

Ghi chú

1

Sơn Tây

Sơn Dung

3068,7

0,5

330.000

06

 

 

 

Sơn Tân

870,6

0,5

300.000

06

 

 

 

Sơn Mùa

4091,1

0,5

330.000

06

 

2

Sơn Hà

Sơn Kỳ

7124,8

0,3

330.000

06

 

 

 

Sơn Nham

1514,7

0,3

300.000

06

 

 

 

Sơn Ba

610,9

0,4

300.000

06

 

 

 

Sơn Thành

1719,0

0,2

300.000

06

 

 

 

Sơn Lăng

1559,3

0,2

300.000

06

 

 

 

Sơn Bao

1832,2

0,4

330.000

06

 

 

 

SơnThuỷ

330,4

0,3

270.000

06

 

 

 

Sơn Thượng

537,2

0,3

270.000

06

 

3

Trà Bồng

Trà Thuỷ

3186,4

0,3

330.000

06

 

 

 

Trà Phong

328,6

0,5

300.000

06

 

 

 

Trà Khê

148,5

0,5

300.000

0,6

 

 

 

Trà Thanh

666,9

0,5

300.000

0,6

 

 

 

Trà Giang

2451,3

0,3

300.000

06

 

 

 

Trà Hiệp

919,6

0,5

300.000

06

 

 

 

Trà Sơn

633,7

0,2

270.000

06

 

4

Minh Long

Long Môn

3071,7

0,4

330.000

06

 

 

 

Long Sơn

2696,1

0,3

300.000

06

 

 

 

Long Mai

522,6

0,3

270.000

06

 

5

Tư Nghĩa

Nghĩa Lâm

152,8

 

270.000

06

 

6

Ba Tơ

Ba Dinh

2171,3

0,3

300.000

06

 

 

 

Ba Ngạc

1356,4

0,4

330.000

06

 

 

 

Ba Điền

1499,6

0,4

330.000

06

 

 

 

Ba Động

315,8

0,2

270.000

06

 

 

 

Ba Tiêu

758,9

0,3

270.000

06

 

 

 

Ba Vinh

1137,4

0,3

300.000

06

 

7

Bình Sơn

Bình An

1237,3

0,2

300.000

06

 

 

 

Bình Minh

308,2

 

270.000

06

 

 

 

Bình Khương

640,4

0,1

270.000

06

 

8

Đức Phổ

Phổ Phong

2045,4

0,1

300.000

06

 

 

 

Phổ Nhơn

784,5

0,1

270.000

06

 

 

 

Phổ Cường

437,8

 

270.000

06

 

IX

Nghĩa Hành

Hành Tín Đông

851,9

 

270.000

06

 

 

 

Hành Tín Tây

266,2

 

270.000

06

 

 

 

Hành Dũng

876,9

 

270.000

06

 

 

 

Tịnh Hiệp

482,3

0,1

270.000

06

 

 

 

Tịnh Đông

869,3

0,1

270.000

06

 

Σ

10 Huyện

39 Xã

 

 

 

 

 

Điều 6. Quản lý và thanh quyết toán tiền hợp đồng

Hàng năm UBND các huyện, thị xã tổng hợp nhu cầu dự toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô gửi Sở Tài chính - Vật giá; Sở Tài chính - Vật giá sẽ cân đối cho ngân sách các huyện, thị xã để trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách xã, UBND xã có trách nhiệm chi trả cho người được hưởng và quyết toán khoản chi này vào ngân sách xã.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan các cấp

1/ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng với UBND các huyện chỉ đạo cho Hạt Kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân các xã trong danh mục các xã vùng trọng điểm dễ cháy rừng tổ chức thực hiện Quy chế này;

2/ Hạt Kiểm lâm các huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã ký hợp đồng bảo vệ rừng; hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, giám sát việc thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đối với Người được hợp đồng theo Quy chế này;

3/ UBND các xã trong danh mục các xã vùng trọng điểm dễ cháy rừng chịu trách nhiệm trực tiếp ký hợp đồng lao động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (theo mẫu hợp đồng lao động đính kèm Quy chế này), kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và thanh toán tiền phụ cấp bảo vệ rừng cho Người được hợp đồng theo Quy chế này.

4/ Hàng năm Uỷ ban nhân các huyện tổng kết, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện công tác hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo Quy chế này.

Điều 8. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ nêu trên được tính trong kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hàng năm./.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NĂM
Độc lập - Tự do - Hạnh – Phúc
--------------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA, NGHIỆM THU

(Tình hình thực hiện công tác bảo vệ rừng – PCCC tháng ……năm 200 )

Hôm nay, hồi …… giờ …… phút, ngày ……tháng …… năm 200 tại ……………….; Chúng tôi gồm có:

1- Đại diện UBND xã ………………… (Bên hợp đồng)

Ông: …………………………..; Chức vụ: ………………………………

Ông: …………………………..; Chức vụ: ………………………………

2- Bên nhận hợp đồng:

Ông: ……………………………………………………………………...

3- Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện ………………………

Ông: …………………………..; Chức vụ: ………………………………

Ông: …………………………..; Chức vụ: ………………………………

Trong quá trình kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ rừng – PCCCR tháng ….. năm 200 của xã: ……………………………. Chúng tôi đi đến thống nhất một số nội dung sau:

1/ Công tác bảo vệ rừng:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2/ Công tác PCCCR:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

3/ Các ý kiến tham gia:

a- Ý kiến của UBND xã:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

b- Ý kiến của Người nhận hợp đồng:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

c- Ý kiến của Hạt Kiểm lâm:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

4/ Kết luận và đề nghị:

a- Kết luận:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

b- Đề nghị: (Ghi rõ tiếp tục hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

 

Biên bản kết thúc hồi …… giờ …… phút cùng ngày, biên bản được lập thành …….. bản có giá trị pháp lý như nhau, đã thông qua cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên./.

 

NGƯỜI NHẬN HỢP ĐỒNG

( ký ghi rõ họ tên)

Đ/D UBND XÃ…….

(ký tên, đóng dấu)

Đ/D HẠT KIỂM LÂM…….

(ký tên, đóng dấu)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
Xã…………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:…./HĐLĐ-UB

 

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

“V/v bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng”

- Căn cứ Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô;

- Căn cứ Quy chế thực hiện hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 2003/QĐ-UB ngày tháng năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;

Hôm nay, ngày tháng năm tại ………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

I/ UBND Xã ……………………….(Bên A) gồm có:

1- Ông (bà):……………………………, chức vụ…………………………….

2- Ông (bà):……………………………, chức vụ…………………………….

II/ Người nhân hợp đồng (Bên B):

Ông (bà):………………………………………………………………………

Sinh năm:……………………………………………………………………...

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………..

Nơi cư trú:……………………………………………………………………..

Cùng nhau thoả thuận ký hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:

Điều 1. Bên B nhận bảo vệ rừng - Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn xã……….., huyện………………với tổng diện tích là:……………………..

Mức phụ cấp là: đồng/tháng (……………………………………..)

Cách tính trả: Trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng.

Thời gian hợp đồng: Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Điều 2. Nghĩa vụ và quyền lợi của bên B

* Nghĩa vụ:

1- Bảo vệ rừng – PCCCR trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

2- Tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng – PCCCR.

3- Kịp thời phát hiện việc phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng, vận chuyển lâm sản trái phép báo với UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

4- Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng – PCCCR, để xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xem xét kỷ luật, chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

5- Không được tự ý cắt bỏ hợp đồng khi chưa có sự thoả thuận, đồng ý của bên A.

6- Định kỳ 10 ngày phải báo cáo UBND xã và Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã về tình hình thực hiện bảo vệ rừng PCCCR đối với diện tích rừng trên địa bàn xã.

* Quyền lợi:

1- Ngoài mức phụ cấp nói trên được hưởng các chế độ theo Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô và Quy chế thực hiện hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UB ngày tháng năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

2- Chấm dứt hợp đồng lao động khi bên A không thanh toán đầy đủ các chế độ theo hợp đồng được ký kết, hoặc thanh toán chậm theo thời gian quy định; nhưng chưa phải báo cho bên A biết trước một tháng. Nếu không tuân theo thời hạn báo trước thì bên A không chịu trách nhiệm.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên A:

* Nghĩa vụ:

1- Xác nhận việc thực hiện hợp đồng của bên B theo đúng kết quả thực tế và thanh toán tiền phụ cấp cho bên B.

2- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ rừng – PCCCR của bên B. Hàng năm phải phối hợp với Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra, đánh giá kết quả bảo vệ rừng – PCCCR trên địa bàn xã.

* Quyền lợi:

1- Cắt hợp đồng lao động khi bên B không hoàn thành nghĩa vụ được ghi trong điều 2 của hợp đồng lao động.

2- Đề nghị của cơ quan chức năng xem xét, khen thưởng người nhận hợp đồng bảo vệ rừng – PCCCR, hoặc có hình thức xử lý kỷ luật đối với người nhận hợp đồng bảo vệ rừng – PCCCR thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng – PCCCR, để xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã.

Điều 4: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Điều 5: Hợp đồng này làm thành 03 bản

- Một bản do bên B giữ.

- Một bản do bên A giữ.

- Một bản gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại.

 

NGƯỜI NHẬN HỢP ĐỒNG (BÊN B)

(ký tên)

Đ/D BÊN A

CHỦ TỊCH UBND XÃ

(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

ĐƠN XIN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Kính gửi: UBND xã…………………………, Huyện………………………..

Tôi tên là: ……………………………………………………………………..

Năm sinh: ………………………….Nghề nghiệp:…………………………...

Nơi cư trú:……………………………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân (hoặc sổ lao động) số:……………………………

Sau khi nghiên cứu hướng dẫn của UBND xã ……………….về quyền lợi và nghĩa vụ của người hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng; xét khả năng của bản thân. Nay tôi viết đơn này xin được hợp đồng làm công tác tác bảo vệ rừng – Phòng cháy chữa cháy rừng trong 06 tháng mùa khô tại xã …………………., huyện………………..

Nếu được thu nhận tôi xin cam đoan:

1/ Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đối với diện tích rừng trên địa bàn xã……………………………..theo đúng quy định của pháp luật.

2/ Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đến tất cả mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

3/ Kịp thời phát hiện việc phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng,vận chuyển lâm sản trái phép để báo với UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

4/ Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, để xảy ra cháy rừng cũng như chặt phá rừng trái phép trên địa bàn xã thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

5/ Không tự ý cắt bỏ hợp đồng lao động khi chưa có sự thoả thuận, đồng ý của UBND xã./.

 

 

…………, ngày …….tháng……..năm …………

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)