Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi Quyết định 89/2007/QĐ-BNN quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định 97/2008/QĐ-BNN quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 85/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 14-12-2011
- Ngày có hiệu lực: 28-01-2012
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 30-03-2015
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 01-08-2015
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-03-2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1497 ngày (4 năm 1 tháng 7 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 04-03-2016
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2011 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 89/2007/QĐ-BNN NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2007 QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 97/2008/QĐ-BNN NGÀY 6/10/2008 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98 /2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 11năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định 89/2007/QĐ-BNN)
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng
1. Người trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
2. Người trực tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Có quy trình kỹ thuật, nội quy hoạt động bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi. Đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng theo qui định tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật QCVN 01-19: 2010/BNNPTNT - Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Có phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động xông hơi khử trùng phù hợp với qui mô được phép hành nghề.
5. Chịu trách nhiệm đảm bảo về an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hoá; về vệ sinh môi trường, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật”.
2. Khoản 1, Điều 6 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng
1. Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên của 01(một) trong các chuyên ngành về hoá chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học.”
3. Điều 8 của Quy định được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, thẻ xông hơi khử trùng
1. Trình tự cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, thẻ xông hơi khử trùng
a) Cục Bảo vệ thực vật và các Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xem xét, cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định phân cấp quản lý tại Điều 3 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN;
b) Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng và Thẻ xông hơi khử trùng trong thời hạn ba (03) ngày làm việc. Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết;
c) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện, số lượng hồ sơ phải nộp là một (01) bộ.
2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng, mẫu Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng trên từng loại hình theo quy định;
c) Bản sao chụp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;
d) Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định;
đ) Nội quy đảm bảo an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hoá; địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật;
e) Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp;
g) Bản cam kết môi trường theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng, mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy trình kỹ thuật, danh mục phương tiện, trang thiết bị xông hơi khử trùng đã sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo quy định;
c) Danh sách cán bộ đã được cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng đang làm việc tại đơn vị kèm theo bản sao chụp các chứng chỉ và thẻ;
d) Báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ –BNN;
đ) Biên bản kiểm tra về môi trường, phòng cháy chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn hoạt động của đơn vị.
4. Hồ sơ cấp/ cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng của người đề nghị cấp chứng chỉ, mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp bằng tốt nghiệp đại học của một (01) trong các chuyên ngành về hoá chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;
d) Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
e) Hai ảnh cỡ 4cm x 6cm.
5. Hồ sơ cấp/ cấp lại Thẻ xông hơi khử trùng
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Thẻ xông hơi khử trùng, mẫu Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp kết quả học tập về hoạt động xông hơi khử trùng (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;
d) Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
đ) Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm’’.
4. Điều 9 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Thời hạn, quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng có giá trị trong năm (05) năm. Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực ba (03) tháng, tổ chức phải gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng về Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng có giá trị vô thời hạn. Mẫu chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng theo mẫu tại Phụ lục 1,2, 3 và 4 được ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng sẽ xem xét và cấp lại giấy tờ trên trong một số trường hợp sau:
a) Thay đổi bất kỳ nội dung, thông tin liên quan tới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng.
b) Trường hợp bị rách, cũ nát, hoặc không xác định rõ các nội dung thông tin trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng.
c) Trường hợp bị mất, thất lạc phải có bản giải trình của tổ chức, các nhân đề nghị cấp lại.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Chứng chỉ hành nghề, Thẻ xông hơi khử trùng được tiến hành như trình tự, thủ tục cấp lần đầu. Các trường hợp quy định tại Điểm a, b, Khoản này, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp’.
5. Sửa đổi, bổ sung các phụ lục:
a) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 2a, 2b, 3a, 3b ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN thành các Phụ lục 1, 2, 3, 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN thành Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN thành Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN thành Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Bổ sung Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 (sau đây gọi là Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN)
1. Điều 3 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Thẩm quyền, trách nhiệm và thời hạn cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi cục Bảo vệ thực vật) là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề).
2. Chi cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Thời hạn xét cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp”.
2. Điều 4 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Phạm vi, mẫu chứng chỉ hành nghề và phí, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề có giá trị hành nghề trong phạm vi toàn quốc và vô thời hạn.
2. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo mẫu thống nhất trong cả nước theo Phụ lục 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải nộp phí, lệ phí theo qui định của pháp luật”.
3. Bổ sung Điều 4a
“Điều 4a. Cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Chứng chỉ hành nghề bị mất, thất lạc; bị hư hỏng không thể sử dụng được;
b) Có sự thay đổi về thông tin của người đã được cấp chứng chỉ liên quan đến nội dung của Chứng chỉ hành nghề.
c) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này sau khi thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Các trường hợp quy định tại Điểm a, b, Khoản này, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
2. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Chứng chỉ hành nghề cấp không đúng quy định (do lỗi của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề);
b) Người được cấp chứng chỉ hành nghề không tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức từ 02 lần liên tiếp trở lên.
3. Chi cục BVTV tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ hành nghề thì có quyền cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề”.
4. Điều 8 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Thủ tục cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về hoá học hoặc nông học (của một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật);
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
d) 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm .
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện, số lượng hồ sơ phải nộp là một (01) bộ.”
5. Điều 10 của Quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Thủ tục cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp cấp trở lên của một (01) trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
d) Có 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện, số lượng hồ sơ phải nộp là một (01) bộ.”
5. Điều 12 của quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ hành nghề
Người được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ hành nghề theo đúng nội dung của chứng chỉ hành nghề đã được cấp; định kỳ hàng năm phải tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải liên hệ và báo cáo nội dung hoạt động khi Chi cục Bảo vệ thực vật đã cấp chứng chỉ hành nghề yêu cầu.”.
6. Điều 13 của quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Trách nhiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật
1. Chi cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề; cập nhật các văn bản pháp luật mới về thuốc bảo vệ thực vật, các quy định pháp luật khác có liên quan mới được ban hành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền.
2. Định kỳ hàng năm Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về thuốc bảo vệ thực vật và cấp Giấy chứng nhận, mẫu Phụ lục 7, ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN Thời gian lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới từ 01 đến 03 ngày.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật phải gửi bản sao chụp toàn bộ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề này về Cục Bảo vệ thực vật để theo dõi.
4. Chi cục phải lưu giữ hồ sơ và lập sổ theo dõi việc cấp chứng chỉ hành nghề tại đơn vị để phục vụ cho hoạt động cấp và cấp lại chứng chỉ hành nghề. Hàng quý, hàng năm có báo cáo gửi Cục Bảo vệ thực vật”.
7. Sửa đổi, bổ sung các phụ lục
a) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 1, ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 thành Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 2, ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008, thành Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008, thành Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008, thành Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 lăm ngày kể từ ngày ký.
2. Đối với Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng, Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà có ghi thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ, thẻ thì cũng được coi là có giá trị vô thời hạn nếu người được cấp chứng chỉ hành nghề, thẻ hành nghề không đề nghị được cấp lại.
Đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được kéo dài hiệu lực thêm 02 (hai) năm kể từ ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
3. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|