cơ sở dữ liệu pháp lý

01/2013/KDTM-ST Sơ thẩm Kinh doanh thương mại

  • 6710
  • 438

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

23-01-2013
TAND cấp huyện

03/2013/KDTM-PT Phúc thẩm Kinh doanh thương mại

  • 4240
  • 421

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

23-04-2013
TAND cấp tỉnh

70/2014/KDTM-GĐT: Tranh chấp hợp đồng mua bán thép Giám đốc thẩm Kinh doanh thương mại

  • 3327
  • 89

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

29-12-2014

Ngày 11/11/2009, NĐ_Công ty Hà Thanh — Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là NĐ_Công ty Hà Thanh - bên A) có ký Hợp đồng kinh tế 03-09/HT-PT với BĐ_Công ty cổ phần Thép Thiên An (sau đây gọi tắt là BĐ_Công ty Thiên An - bên B) với nội dung: NĐ_Công ty Hà Thanh bán cho Công ty Thụận Phát 816,97 tấn (+/- 10%) thép cán nóng, dạng cuộn, xuất xứ Nhật Bản; tổng trị giá là 7.422.000.000 đồng (+/-10%) (tỷ giá tạm tính 1USD = 18.500VND); giá trên là giá tạm tính đã bao gồm thuế VAT, trong trường hợp chính sách thuế thay đổi thì giá trị hợp đồng sẽ thay đổi phù hợp; thời hạn giao hàng trong tháng 11-12/2009; Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt, chuyển séc hoặc chuyển khoản theo trình tự sau: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên B đặt cọc cho bên A số tiền 1.114.000.000VNĐ tương đương 15% tổng giá trị hợp đồng; số tiền này được quyết toán vào ngày thanh lý hợp đồng. Trong vòng 145 ngày kể từ ngày bên A nhận nợ Ngân hàng, bên B phải thanh toán cho bên A số tiền hàng còn lại tương đương 85% trị giá hợp đồng.


07/2013/KDTM-GĐT Giám đốc thẩm Kinh doanh thương mại

  • 3202
  • 128

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

15-03-2013

Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 để tính lãi chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi suất quá hạn (là 10,5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng nông nghiệp và phát triến nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật.


07/2013/KDTM/GĐT: Tranh chấp về hợp đồng mua bán thép Giám đốc thẩm Kinh doanh thương mại

  • 2487
  • 62

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

15-03-2013

Ngày 03/10/2006, Công ty cổ phần thép Việt Ý (sau đây gọi tắt là Công ty thép Việt Ý) ký Hợp đồng kinh tế số 03/2006/HĐKT với Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Công ty kim khí Hưng Yên); do ông Nguyễn Văn Tỉnh / Phó Tổng Giám đốc làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 621 ngày 10/9/2005 của Tổng Giám đốc Công ty. Theo Hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý (bên A) mua hàng hóa là phôi thép đúc liên tục CTS/5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380/94 của Công ty kim khí Hưng Yên (bên B) với số lượng 3.000 tấn +// 5%, đơn giá 6.750.000 đồng/tấn; thời gian giao hàng từ 25 đến 31/10/2006; tổng giá trị hợp đồng là 20.250.000.000 đồng +//5%.


17/2012/KDTM-ST: Tranh chấp hợp đồng mua bán thép Sơ thẩm Kinh doanh thương mại

  • 2350
  • 102

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

18-09-2012
TAND cấp huyện

Tại đơn khởi kiện ngày 30 tháng 9 năm 2011, nguyên đơn NĐ_Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thịnh Phát trình bày: Ngày 29/3/2011, BĐ_Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Niên (gọi tắt là BĐ_Công ty Thuận Niên) và NĐ_Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thịnh Phát (gọi tắt là NĐ_Công ty Thịnh Phát) có ký Hợp đồng số XND0386/HĐKT-TNG và ngày 26/5/2011 có ký tiếp hợp đồng số XND0551/HĐKT-TNG, với nội dung NĐ_Công ty Thịnh Phát mua của BĐ_Công ty Thuận Niên thép không gỉ cán nguội dạng cuộn, phẩm chất loại một. Trong quá trình thực hiện hai hợp đồng trên, BĐ_Công ty Thuận Niên đã vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể: vi phạm về thời hạn giao hàng, hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận, đơn phương thông báo hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng. Mặc dù NĐ_Công ty Thịnh Phát đã nhiều lần yêu cầu BĐ_Công ty Thuận Niên tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bằng các văn bản số 235/TN-TGĐ ngày 25/8/2011 và văn bản số 242/TN-TGĐ ngày 01/9/2011, nhưng BĐ_Công ty Thuận Niên vẫn không thực hiện. Do BĐ_Công ty Thuận Niên đã vi phạm hai hợp đồng số XND0386/HĐKT-TNG và XND0551/HĐKT-TNG, nên NĐ_Công ty Thịnh Phát yêu cầu BĐ_Công ty Thuận Niên thanh lý hợp đồng, trả lại tiền đặt cọc và tiền lãi ngân hàng trên số tiền đặt cọc của hợp đồng số XND0386/HĐKT-TNG ngày 29/3/2011 là 3.240.000.000 đồng và hợp đồng số XND0551/HĐKT-TNG ngày 26/5/2011 là 546.099.840 đồng, tổng cộng là: 3.786.099.840 đồng và tiền lãi vay phát sinh với lãi suất 1,67%/tháng.


31/2014/KDTM-ST Sơ thẩm Kinh doanh thương mại

  • 1275
  • 22

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

26-09-2014
TAND cấp huyện

Ngày 02/10/2013 giữa NĐ_Tổng Công Ty Vật Liệu Xây Dựng Minh An-TNHH MTV (sau đây gọi tắt là NĐ_Tổng Công Ty Xây Dựng Minh An) và BĐ_Công ty TNHH Thương Mại Thép Quân Thanh (sau đây gọi tắt là BĐ_Công ty Thép Quân Thanh) đã ký hợp đồng kinh tế số: 686/2013/MB-TCT, về việc mua bán thép xây dựng các loại. Theo đó từ tháng 10/2013 đến tháng 01/2014 NĐ_Tổng Công Ty Xây Dựng Minh An đã bán cho BĐ_Công ty Thép Quân Thanh số lượng thép xây dựng là: 176.471 tấn thép các loại với tổng giá trị là: 2.631.637.250 đồng. Theo Điều 3 của hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên đã quy định về thời hạn thanh toán là: Bên mua hàng phải thanh toán 100% tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng tính theo biên bản nhận hàng và hóa đơn tài chính. Thực tế đã giao nhận hàng, thanh toán và phát sinh tiền lãi như sau: 1/ Ngày 15/10/2013 đã giao hàng là Thép D10, D12, D14, D18 với tổng giá trị phải thanh toán là: 488.067.910 đồng, đã xuất hóa đơn VAT số: 0010679 ngày 15/10/2013, do đó ngày phải thanh toán là ngày 14/11/2013 và BĐ_Công ty Thép Quân Thanh đã thanh toán đầy đủ, đúng hạn nên không phát sinh tiền lãi.


24/2011/KDTM-ST Sơ thẩm Kinh doanh thương mại

  • 1262
  • 17

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

30-09-2011
TAND cấp huyện

Vào ngày 01/10/2009, NĐ_Công ty Thịnh Anvà BĐ_Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Hùng Cường (sau đây gọi tắt là BĐ_Công ty Hùng Cường) có ký hợp đồng nguyên tắc số 10/2009/HĐ-VLXDTT về việc bên BĐ_Công ty Hùng Cường đồng ý mua các mặt hàng thép Pomina của NĐ_Công ty Thịnh An. Sau khi ký hợp đồng trên thì NĐ_Công ty Thịnh Anđã giao hàng và xuất hóa đơn làm 04 lần, với tổng giá trị là 1.142.815.714 đồng, cụ thể theo các hóa đơn sau: Ngày 21/10/2009 số hóa đơn là 0018132 số tiền là 356.127.064 đồng. Ngày 21/10/2009 số hóa đơn là 0018133 số tiền là 5.443.484 đồng. Ngày 30/10/2009 số hóa đơn là 0018151 số tiền là 407.873.360 đồng. Ngày 31/12/2009 số hóa đơn là 0035716 số tiền là 373.371.806 đồng. Theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng thì BĐ_Công ty Hùng Cường phải thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng nhưng từ ngày 03/2010 cho đến nay BĐ_Công ty Hùng Cường vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho NĐ_Công ty Thịnh An.


19/2014/KDTM-ST: Tranh chấp hợp đồng mua bán thép Sơ thẩm Kinh doanh thương mại

  • 887
  • 18

Tranh chấp hợp đồng mua bán thép

21-07-2014
TAND cấp huyện

Trong đơn khởi kiện ngày 20/11/2013 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn có ông Nguyễn Hữu Mẫn đại diện trình bày: Ngày 03/04/2012 NĐ_Công Ty Cổ Phần Thép và Thương Mại HN và BĐ_Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Lắp Dầu Khí SG có ký Hợp đồng nguyên tắc số 0304/HĐNT. Theo đó NĐ_Công Ty Cổ Phần Thép và Thương Mại HN sẽ bán cho BĐ_Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Lắp Dầu Khí SG: thép cốt bê tông cán nóng các loại và các loại hàng hóa, vật tư khác theo thỏa thuận. Phương thức thanh toán: theo thỏa thuận từng văn bản hoặc báo giá. Trường hợp bên mua chậm thanh toán nợ thì sẽ chịu tiền lãi với mức lãi suất là 0,1%/ngày trong suốt thời gian quá hạn.