cơ sở dữ liệu pháp lý


Những tranh chấp sau đây có thể hoặc đã xảy ra đối với loại hợp đồng này. Vui lòng tham khảo chi tiết từng vụ việc để phòng tránh rủi pháp lý có thể xảy ra
Tìm được 181 vụ tranh chấp đã xảy ra đối với loại HĐ này.
67/2014/KDTM-GĐT: Tranh chấp hợp đồng tín dụng
25-12-2014
67/2014/KDTM-GĐT

NĐ_Ngân hàng TMCP Phú Phong- Chi nhánh TB (sau đây viết tắt là Ngân hàng) và BĐ_Công ty TNHH xây dựng - Thương mại dịch vụ Đồng Khởi (sau đây viết tắt là BĐ_Công ty Đồng Khởi) ký Hợp đồng cấp hạn mức tín dụng số 187/09/VAB-TB/HĐCHM ngày 09/12/2009, cụ thể bằng Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 187/09/VAB-TB/HĐNH-01 ngày 14/4/2010, số tiền cho vay 4.200.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng (15/4/2010-15/4/2011), lãi suất 1,4%/tháng, lãi suất thay đổi 03 tháng một lần kể từ ngày bên vay nhận tiền vay lần đầu, lãi suất quá hạn 150% lãi suất trong hạn; lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn, mục đích: để bổ sung vốn lưu động.

37/2014/KDTM-ST: Tranh chấp hợp đồng tín dụng
22-12-2014
Sơ thẩm
37/2014/KDTM-ST
TAND cấp huyện

NHẬN THẤY: Theo nội dung đơn khởi kiện ngày 28 tháng 5 năm 2014 và các lời khai tiếp theo, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Tô Phi Hùng trình bày: Ngày 27/9/2010 Ngân hàng và ông BĐ_Lê Văn Phụng - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Pháp Đức có ký hợp đồng tín dụng số: 100265/HĐTD để vay số tiền là: 3.500.000.000 đồng (ba tỷ năm trăm triệu đồng); Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu kinh doanh vận tải và quần áo may sẵn; Thời hạn vay: 12 tháng (kể từ ngày 28/9/2010 đến ngày 28/9/2011); Lãi suất ban đầu: 1,4%/tháng; Lãi suất hiện tại: 1,517%/tháng, áp dụng kể từ ngày 27/10/2010 cho đến nay theo thông báo số: 2776/CV – QHKH DN.10 ngày 23/12/2010; Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; Ngày chuyển nợ quá hạn: 19/10/2011; Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ.

52/2014/KDTM-ST
16-12-2014
Sơ thẩm
52/2014/KDTM-ST
TAND cấp huyện

NĐ_Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Khang và BĐ_Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thương mại Chi Minh ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức số 0507/13/TD/I.16 ngày 13/5/2013. Theo đó, Ngân hàng cho BĐ_Công ty Chi Minh vay với các nội dung thoả thuận như sau: Hạn mức tín dụng tổng: 2.000.000.000 đồng. Mục đích vay: bổ sung vốn kinh doanh. Lãi suất cho vay: được quy định tại các Giấy nhận nợ. Lãi suất thay đổi định kỳ 01 tháng/lần theo quy định của ngân hàng từng thời kỳ và/hoặc ngay khi Ngân hàng thông báo thay đổi lãi suất. Lãi quá hạn là : 150% lãi^suất trong hạn. Thời hạn hiệu lực rút vốn của hạn mức tín dụng: 12 tháng, kể từ ngày 13/5/2013 đến ngày 13/5/2014. Thời hạn vay của mỗi món vay: Được ghi trên giấy nhận nợ, không quá 06 tháng. Quá thời hạn này, việc cho vay sẽ do Ngân hàng xem xét chấp thuận.

64/2014/KDTM-GĐT: Tranh chấp hợp đồng tín dụng
27-11-2014
64/2014/KDTM-GĐT

Mặc dù quá trình giải quyết vụ án, bà BĐ_Chung, anh BĐ_Mạnh đã thừa nhận số nợ gốc, nợ lãi như đại diện Ngân hàng trình bày. Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng buộc bà BĐ_Chung, anh BĐ_Mạnh có trách nhiệm thanh toán số nợ nêu trên là có căn cứ. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực và NĐ_Ngân hàng phát triển nhà Cẩm Vân (do NĐ_Ngân hàng phát triển nhà Cẩm Vân - Chi nhánh tỉnh VL đại diện) thì bà BĐ_Nguyễn Thị Chung và anh BĐ_Nguyễn Công Mạnh còn phải chịu lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 305 của Bộ Luật dân sự cho đến khi thi hành án xong” là không đúng. Trường hợp này cần phải tuyên buộc bà BĐ_Chung, anh BĐ_Mạnh tiếp tục phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng trên số nợ gốc kể từ sau ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi trả hết số nợ gốc.

61/2014/KDTM-GĐT: Tranh chấp hợp đồng tín dụng
28-10-2014
61/2014/KDTM-GĐT

Quá trình hiện thực hợp đồng tín dụng, BĐ_Công ty I.S.C đã thanh toán cho Ngân hàng được 1.089.949.408 đông (bao gồm tiền gốc 800.000.000 đồng và tiền lãi 236.738.524 đồng) nên Ngân hàng đã giải chấp nhà và đất tại phường ĐP, thành phố BN, tỉnh BN và các bên đương sự không có tranh chấp đối với tài sản này. Do BĐ_Công ty I.S.C vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc BĐ_Công ty I.S.C phải thanh toán tiền gốc còn lại và lãi phát sinh tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/4/2011) tổng cộng là 5.482.040.705 đồng, bao gồm: nợ gốc 3.250.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn 181.128.214 đồng, nợ lãi quá hạn 2.050.912.500 đồng; đồng thời yêu cầu được phát mại tài sản bảo đảm trong trường hợp BĐ_Công ty I.S.C không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.