cơ sở dữ liệu pháp lý

04/2014/KDTM-ST: Ngân hàng không đòi được hơn 330.000.000đ nợ gốc và tiền lãi do sai sót đánh máy Thông báo giải chấp

Từ ngày NĐ_Ngân hàng Hằng Nga ban hành thông báo giải chấp (ngày 01/11/2011) đến nay không có văn bản nào xác nhận BĐ_Công ty M.E.B còn nợ số tiền vốn gốc 30.000.000 (Ba mươi triệu) đồng. Trong khi NĐ_Ngân hàng Hằng Nga đã xác nhận tất toán khoản vay là kết thúc hợp đồng vay tiền của BĐ_Công ty M.E.B tại thông báo giải chấp ngày 01/11/2011. Do đó, nguyên đơn cho rằng thông báo giải chấp có nội dung BĐ_Công ty M.E.B đã tất toán khoản vay là do nhầm lẫn đánh máy không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Đọc thêm

35/2015/DS-ST: Luật sư kiện đòi Khách hàng trả tiền phí dịch vụ pháp lý

Luật sư đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Khách hàng là hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, thậm chí đến thời điểm hiện nay Khách hàng vẫn chưa trả tiền. Việc Khách hàng yêu cầu kéo dài thời gian trả nợ của Khách hàng là ngoài khả năng Luật sư, bởi nếu kéo dài thời gian trả nợ sẽ ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết của Tòa án. Do Khách hàng không thực hiện đúng thỏa thuận nên cần buộc Khách hàng phải có trách nhiệm trả cho Luật sư số tiền 20.000.000 đồng.

Đọc thêm

Người sử dụng lao động bị Người lao động kiện ra Tòa vì bị cho rằng ban hành quyết định kỷ luật trái pháp luật

Xét Người lao động yêu cầu Người sử dụng lao động bồi thường 93.000.000 đồng thiệt hại tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm, do Người lao động chưa chứng minh được thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là do Người sử dụng lao động gây ra nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu của Người lao động. Nguyên đơn không cung cấp được đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình vì vậy Hội đồng xét xử xét thấy không có đủ cơ sở chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.

Đọc thêm

Bồi thường hơn 5 tỷ đồng vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ là người nước ngoài

Ngày 08/7/2015, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tp. HCM đã ra phán quyết buộc Người sử dụng lao động (Bị đơn) phải bồi thường cho Người lao động (Nguyên đơn) 5.173.884.044 đồng vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trái pháp luật, gồm các khoản (1) Tiền lương trong những ngày không được làm việc: 5.035.763.893 đồng (năm tỷ không trăm ba mươi lăm triệu bảy trăm sáu mươi ba ngàn tám trăm chín mươi ba đồng); (2) Bồi thường 02 tháng tiền lương là 378,154,985 đồng; (3) Trợ cấp thôi việc 425.424.358 đồng; (4) Tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm 113.446.495 đồng.

Đọc thêm

Hợp đồng hợp tác góp vốn vô hiệu do nhầm lẫn

Tại Tòa, BĐ_bà Anh lý giải nguyên nhân cho các hành vi của mình là bởi NĐ_ông Nam đã lừa dối BĐ_bà Anh để ký kết hợp đồng góp vốn khi nói rằng bản thân NĐ_ông Nam là bác sĩ chuyên giải phẫu thẩm mỹ nhưng thực tế không có giấy phép hành nghề. Để rồi sau khi được thành lập, Công ty Xuân Trường không đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề giải phẫu thẩm mỹ. Điều này cũng được thể hiện qua Công văn số 78 ngày 29/82006 của Thanh tra Sở Y tế Tp. HCM có nội dung thể hiện NĐ_ông Nam hành nghề không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Bị đơn cũng nhận thức được rằng đây là hành vi kinh doanh trái phép.

Đọc thêm

01/2014/DS-ST: Di chúc không có hiệu lực vì di sản để lại không còn tại thời điểm lập di chúc

Ngày 27/7/1994, bà Lý Thị Mị đã lập di chúc để chia phần diện tích đất 2.309,5m2 thành 05 phần bằng nhau cho 05 người con, gồm: (1) Ông Nguyễn Văn Long, (2) ông Nguyễn Văn Thuần, (3) Nguyễn Văn Tính, (4) Nguyễn Tiến Lúc và (5) Nguyễn Thị Mỹ Linh mỗi người được hưởng 461,9m2 đất. Trước đó, diện tích đất 2.309,5 m2 này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần lượt vào các năm 1989 và 1999 (cấp lại). Đến năm 2001, bà Lý Thị Mị đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho 3 người khác và cả 3 người này đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù tờ di chúc bà Mị lập ngày 27/7/1994 là hợp pháp nhưng Tòa cho rằng: Đến thời điểm bà Mị chết ngày 21/10/2011 thì di chúc này không có hiệu lực pháp luật bởi lẽ tại thời điểm này, các tài sản bà Mị định đoạt trong di chúc không còn theo Khoản 3, Điều 667 của Bộ Luật Dân sự 2005.

Đọc thêm

138/2014/DSST: Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản hình thành trong tương lai vô hiệu do sử dụng ngoại tệ

N.T.T.Đ: [Bản án số: 138/2014/DSST] Hiện nay, vẫn còn tình trạng sử dụng ngoại hối để thanh toán trong các giao dịch dân sự, mặc dù đã có những quy định hạn chế tại Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013 và Thông tư 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 16/2015/TT-NHNN. Theo quy định, các giao dịch này có thể sẽ bị vô hiệu. Cụ thể, tại 01 vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký kết “Thỏa thuận đặt cọc” số 0410/TTĐCHKT ngày 20/9/2010 để đặt cọc mua căn hộ cao cấp bằng đồng Đô-la Mỹ (USD) và thực tế đã thanh toán bằng đồng USD.

Đọc thêm

136/2011/KDTM-PT: Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ - Doanh nghiệp cần tự bảo vệ tài sản

Lê Thị Phương: Trong 1 vụ tranh chấp quyền SHTT và sau này đã bị Nguyên đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm, TAND tối cao tại Tp. HCM năm 2011,Công ty TNHH TM-XD-SX Thuận Tuyền (tên công ty đã được thay đổi) đã khởi kiện Công ty TNHH Điền An (tên công ty đã được thay đổi) về hành vi sử dụng bất hợp pháp Giải pháp hữu ích đã được cấp bằng độc quyền của công ty này và cho rằng đó là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Công ty Thuận Tuyền đã yêu cầu Công ty Điền An chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và xin lỗi công khai. Để có cơ sở xác minh, Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành hành trưng cầu giám định tại Viện khoa học Sở hữu trí tuệ và Cục Sở hữu trí tuệ. Bản kết luận giám định sẽ được coi là bằng chứng trước tòa. Theo hai cơ quan giám định, thiết kế hệ thống của Bị đơn không tương tự gây nhầm lẫn với Giải pháp hữu ích đã được cấp bằng độc quyền của Nguyên đơn...

Đọc thêm

Bản án hình sự sơ thẩm vụ "Con ruồi 500 triệu" trong chai Number One.

Bị cáo Võ Văn Minh bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang truy tố về hành vi phạm tội như sau: Võ Văn Minh cùng với chị Võ Thị Thảo (chị Minh) thuê địa điểm bán bún riêu tại ngã ba An Cư thuộc xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang mỗi người bán một tuần, riêng chị Thảo còn bán thêm phần nước uống như C2, Trà xanh 0°, Pepsi, Number 1,.... Nếu tuần Minh bán có người kêu nước uống thì Minh lấy nước bán giúp cho chị Thảo. Minh khai vào ngày 03/12/2014 khi Minh lấy chai nước Number 1, loại chai nhựa 350 ml là sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát để bán cho khách hàng thì Minh thấy có con ruồi bên trong chai nước

Đọc thêm

08/2014/KDTM-PT: Không được bồi thường bảo hiểm vì nộp phí bảo hiểm chậm.

Ngày 18/9/2008, Nguyên đơn (Bên mua bảo hiểm) và Bị đơn (Bên bao hiểm) ký Hợp đồng bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt. Vào lúc 15 giờ 45 phút ngày 20/8/2008, Nguyên đơn chuyển tiền đóng phí bảo hiểm tại ngân hàng A. Đến ngày 21/10/2008, số tiền trên mới được chuyển vào tài khoản của Bị đơn tại ngân hàng B

Đọc thêm

577/2015/LĐ-ST: Chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp Người lao động không thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ

Một cách để Người sử dụng lao động tránh khỏi việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là biết được các trường hợp nào là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Tòa án cấp Sơ đã ra phán quyết buộc Người sử dụng lao động phải bồi thường 383.807.970 đồng vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không đúng trình tự, thủ tục.

Đọc thêm