cơ sở dữ liệu pháp lý

Bỏ qua mức lương theo HĐLĐ, Tòa sử dụng mức lương thực lãnh để làm cơ sơ tính tiền bồi thường cho Người lao động

Tiền lương để làm căn cứ bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra. Song hiện nay do nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội nên rất nhiều doanh nghiệp khi ký hợp đồng lao động thường ký với mức lương thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế người lao động thực lãnh

Đọc thêm

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu qua mặt công chứng viên

Hai bên chỉ giao dịch mua bán căn nhà trên gồm trệt, sàn gỗ lầu 1, lầu 2, mái tole, còn sàn bê giả lầu 1, lầu 2 (tầng 2,3), bao gồm lầu 2 không có trong hợp đồng mua bán nên văn bản công chứng bao gồm hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của căn nhà trên và lời chứng của công chứng viên không có tính xác thực, vi phạm pháp luật theo như qui định tại Điều 2 Luật công chứng nên vô hiệu theo qui định tại điều 127,128 BLDS 2005

Đọc thêm

Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ: Áp dụng Khoản 8 Điều 409 về giải thích hợp đồng mẫu, bác kháng cáo của chủ đầu tư

Nếu giải thích theo như đại diện BĐ_Công ty Lê Tuấn như trên thì căn cứ vào Khoản 8 Điều 409 Bộ Luật dân sự về giải thích hợp đồng dân sự có quy định: “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”. Trong trường hợp này bên mạnh thế phải được hiểu là BĐ_Công ty Lê Tuấn.

Đọc thêm

Vi phạm hợp đồng đào tạo, phi công phải bồi thường chi phí đào tạo cho hãng hàng không

Nhận thấy việc ông BĐ_Hà nghỉ việc trước thời hạn cam kết trong các hợp đồng đào tạo và việc nghỉ này đã vi phạm thời hạn báo trước nên ngày 21/11/2012 NĐ_AIRWAY có gửi thông báo cho ông BĐ_Hà và yêu cầu ông BĐ_Hà bồi thường chi phí đào tạo là 55.171USD và bồi thường theo qui định tại Khoản 2 Điều 41 Bộ luật lao động

Đọc thêm

Thỏa thuận không rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp tại VIAC bị Tòa bác để thụ lý và giải quyết tranh chấp

Sự thỏa thuận về Trọng tài giải quyết khi có tranh chấp như trên là không rõ ràng, không cụ thể và trái với qui định về quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài theo qui định tại Khoản 4 Điều 10, Điều 50 Pháp lệnh. Do vậy, thỏa thuận trọng tài của hai bên theo Điều 20.6 Hợp đồng số P2/LCB/07 là vô hiệu.

Đọc thêm

Tranh chấp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là Tranh tết dân gian

Nguyên đơn cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận bàn quyền là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012, ông lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tết dân gian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng của mình, do vậy, hình ảnh đăng ký bản quyền này là tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền

Đọc thêm

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu bị vô hiệu khi bên chuyển nhượng chưa có quyền sở hữu

Bị đơn chưa phải là cổ đông của Công ty do xác nhận tại thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu, Công ty chưa phát hành cổ phiến và chưa chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của mỗi cổ đông góp vốn, chưa cấp sổ cổ đông cho ông BĐ_Linh, đồng thời không biết việc chuyển nhượng và cũng không xác nhận việc ông BĐ_Linh chuyển nhượng cổ phần cho ông NĐ_Vân.

Đọc thêm

Vận dụng Điều 21 (Luật Kinh doanh bảo hiểm) để thắng kiện Doanh nghiệp bảo hiểm

"quy định tại Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm trong trường hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Áp dụng quy định trên do nội dung thông báo không ghi rõ tên tàu và địa điểm tàu cập bến nên quy định này giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm"

Đọc thêm

Góp vốn mua căn hộ hình thành trong tương lai: Mất quyền phạt chủ đầu tư bàn giao nhà chậm vì không khiếu nại trong thời gian quy định

Điều 5 của Hợp đồng góp vốn mua bán căn hộ số 178/HĐ ngày 14/3/2007 thể hiện: Thời gian bàn giao căn hộ dự kiến từ tháng 7/2008 - tháng 10/2008, dự kiến không phải là điều chắc chắn đến đúng thời điểm tháng 10/2008 bắt buộc Chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao ngay căn hộ cho nguyên đơn.

Đọc thêm

Tranh chấp HĐ bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Không được bồi thường bảo hiểm vì không có bên thứ ba bị thiệt hại

Nguyên đơn là chủ sở hữu của cả hai chiếc xe ô tô đã va chạm với nhau. Như vậy, Nguyên đơn không thể là bên thứ ba-tức là bên bị thiệt hại (chủ sở hữu xe ô tô số 52P-8057) để yêu cầu bên gây thiệt hại (chủ sở hữu xe ô tô số 54X-9388) phải bồi thường thiệt hại cũng chính là Nguyên đơn và yêu cầu Bị đơn thực hiện trách nhiệm bảo hiểm

Đọc thêm

Phân biệt tiền đặt cọc và tiền trả trước qua 2 vụ án tranh chấp

Bị đơn cho rằng nhân viên của Bị đơn đã tư vấn cho Nguyên đơn nội dung về việc đặt cọc nhưng Bị đơn lại không cung cấp được chứng cứ xác nhận đã phổ biến hay giao văn bản thể hiện cụ thể quy chế, chế tài này khi vi phạm thời hạn thanh cho bên mua vé. Nên yêu cầu của Nguyên đơn chấp nhận. Nguyên đơn bị mất (1) tiền đặt cọc và Bị đơn phải trả lại số tiền thanh toán đợt hai 57.000.000 đồng là (2) khoản tiền thanh trước.

Đọc thêm

Phân loại 9 trường hợp Hợp đồng vô hiệu và tuyển tập 53 bản án mô tả

1. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm; 2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo; 3. Hợp đồng vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; 4. Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn; 5. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; 6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; 7. Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức; 8. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần; 9. Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Đọc thêm

Hợp đồng lao động không được ký kết đúng thẩm quyền nhưng quan hệ lao động vẫn được xác lập?

Tại Bản án số 973/2015/LĐ-PT ngày 17/8/2015, Tòa án nhân dân Tp. HCM đã tuyên hợp đồng lao động mặc dù được ký kết bởi người không có thẩm quyền nhưng quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn được xác lập. Từ đó, tuyên người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải bồi thường cho người lao động là người nước ngoài hơn 3 tỷ đồng, bao gồm tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với 02 tháng tiền lương và 2 tháng tiền trợ cấp thôi việc.

Đọc thêm

Tranh chấp bảo lãnh ngân hàng: Bên nhận bảo lãnh không được thụ hưởng bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh do không xuất trình bản gốc thư bảo lãnh

Theo qui định tại Khoản 1 Điều 27 Quy chế bảo lãnh ngân hàng thì bên nhận bảo lãnh phải xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng cứ kèm theo thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đã qui định trong cam kết bảo lãnh. Do NĐ_Công ty Thanh Minh chưa xuất trình đúng và đầy đủ cho BĐ_Ngân hàng Hải Hà các hồ sơ, tài liệu theo điều kiện của Thư bảo lãnh nên BĐ_Ngân hàng Hải Hà không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là đúng qui định

Đọc thêm

HĐ lao động ký với người lao động là người nước ngoài không có giấy phép lao động có bị vô hiệu?

Một số vấn đề pháp lý: 1) Nguyên đơn (Người lao động) làm việc tại chi nhánh của công ty (Người sử dụng lao động) thì khi khởi kiện về tranh chấp lao động, Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý đơn? Tòa nơi đặt trụ sở của chi nhánh hay là Tòa nơi đặt trụ sở của công ty? 2) Hợp đồng lao động ký với người lao động là người nước ngoài không có giấy phép lao động thì có bị vô hiệu? 3) Người lao động hay là Người sử dụng lao động có nghĩa vụ xin giấy phép lao động? 4) Hợp đồng có bị vô hiệu hoặc chấm dứt trong trường hợp pháp luật thay đổi dẫn đến việc không thể thực hiện hợp đồng?

Đọc thêm