cơ sở dữ liệu pháp lý

Ra mắt công cụ Tải dữ liệu mã HS (HS Code) – tất cả thông tin mã HS gói gọn trong 1 file word

Kính chào Quý khách hàng,

Caselaw Việt Nam trân trọng thông báo về việc ra mắt tính năng mới: nút Tải dữ liệu mã HS  – được tích hợp để cho phép tải 1 file word duy nhất chứa tất cả thông tin của 1 mã HS (HS Code).

 

Nhằm giúp Quý khách hàng tối ưu hóa thời gian tìm kiếm mã HS trên website, cũng như tạo sự linh hoạt chủ động trong quá trình làm việc liên quan tới mã HS, Caselaw Việt Nam đã tích hợp nút Tải dữ liệu mã HS. Sau khi tải file Thông tin mã HS về folder máy tính, Quý khách hàng có thể lưu trữ và sử dụng offline mọi nơi mọi lúc, có thể chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp của mình.

File Thông tin mã HS có định dạng file .doc/docx và chứa các thông tin hữu ích bao gồm (tùy vào vào mỗi mã HS):

- Tên Phần, Chương, phân Chương và Mô tả hàng hóa theo Biểu thuế hiện hành mới nhất (Thông tư số 65/2017/TT-BTC);

- Chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng với mã HS;

- Mã HS tương tự;

Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật ;

- Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định FTAs mà Việt Nam là thành viên, Thuế suất nhập khẩu thông thường, Thuế suất nhập khẩu ưu đãi, Thuế VAT, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Văn bản pháp luật liên quan tới mã HS;

- Mô tả khác (tham khảo các mô tả hàng hóa khác của hàng hóa để thông quan)

Caselaw Việt Nam luôn mong muốn mang đến cho Quý khách hàng các tiện ích nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công việc. 

Chúng tôi rất vui khi được đồng hành cùng Quý khách hàng.

Trân trọng,

Caselaw Việt Nam Team

Dự thảo án lệ số 06/2024 về xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng xây dựng

DỰ THẢO ÁN LỆ SỐ 06/2024[I]

ÁN LỆ SỐ .../2024/AL

Về xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng xây dựng

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày ... tháng ... năm 2024 và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng . năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/DS-GĐT ngày 24/9/2019 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng khoan phá đá” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q với bị đơn là Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ V.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 5 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ:

Các bên ký kết hợp đồng thi công xây dựng và có tranh chấp về hợp đồng này.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải áp dụng quy định của pháp luật xây dựng để giải quyết; trường hợp pháp luật xây dựng không có quy định thì áp dụng quy định Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014;

- Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Từ khoá của án lệ:

“Hợp đồng xây dựng”; “Luật Xây dựng”; “Luật Thương mại”; “Bộ luật Dân sự”; “Pháp luật điều chỉnh hợp đồng xây dựng”; “Hợp đồng thi công xây dựng”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại Đơn khởi kiện đề ngày 02/12/2014, Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày 28/01/2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q - sau đây viết tắt là Công ty Q (do ông Phạm D đại diện) trình bày:

Ngày 22/02/2012, Công ty Q và Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ T (là Chi nhánh thuộc Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V; sau đây viết tắt là Công ty T) ký Hợp đồng kinh tế số 16/HĐTC/12 về việc Công ty Q khoán cho Công ty T khoan, phá đá tại công trình xây dựng Nhà máy thủy điện H (thành phố B, tỉnh Đắk Lắk), Công ty Q cho rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty T đã thi công chậm tiến độ và tự ý di dời máy móc, thiết bị, nhân lực ra khỏi công trình, để lại khối lượng việc dở dang mà không thông báo bằng văn bản cho Công ty Q biết. Để kịp bàn giao công trình cho chủ đầu tư, Công ty Q phải thuê Công ty khác tiếp tục thi công phần việc dở dang. Ngày 25/9/2013, hai bên đã lập biên bản nghiệm thu công trình nhưng sau đó Công ty T vẫn không lập đủ hồ sơ thanh quyết toán và cũng không đồng ý bồi thường cho Công ty Q các thiệt hại do việc thi công chậm tiến độ gây ra (chi phí xử lý khối lượng việc còn lại, chi phí kéo dài dự án, thiệt hại do chủ đầu tư không chấp nhận bù trượt giá). Vì vậy, Công ty Q khởi kiện yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V bồi thường thiệt hại do Công ty T gây ra cho Công ty Q với số tiền 3.400.000.000 đồng.

Bị đơn là Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ V (do ông Nguyễn Văn S đại diện) trình bày.

Ngày 22/02/2012, Công ty Q và Công ty T có ký Hợp đồng kinh tế số 16/HĐTC/12 thỏa thuận về việc khoan, phá đá tại công trình xây dựng Nhà máy thủy điện H. Sau khi ký hợp đồng, Công ty T tiến hành thi công khoan nổ mìn 4 đợt từ ngày 06/4/2012 đến 18/12/2012 với tổng giá trị thực hiện là 4.963.278.539 đồng. Tổng số tiền Công ty Q còn nợ Công ty T qua 04 đợt thi công là 3.279.084.691 đồng và hai bên đã ký Biên bản họp thanh lý hợp đồng ngày 07/11/2014. Riêng phần công việc còn dở dang hai bên thống nhất để lại 25% giá trị nghiệm thu của đợt 4 để xử lý. Công ty T đã gửi hóa đơn, chứng từ hợp lệ nhưng Công ty Q không thanh toán tiền. Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V không đồng ý với yêu cầu của Công ty Q về việc bồi thường thiệt hại tương ứng với số tiền 3.400.000.000đ.

Ngày 23/3/2015, Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ V có đơn phản tố, đề nghị Tòa án buộc Công ty Q trả số tiền còn nợ trong 4 đợt thi công là 3.279.084.691 đồng và lãi chậm trả theo quy định của pháp luật.

Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 18/5/2016, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã quyết định:

Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q về việc yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V bồi thường thiệt hại do chi nhánh của mình là Công ty công nghiệp hóa chất mỏ T gây thiệt hại cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q với số tiền là 3.400.000.000 đồng.

Chấp nhận yêu cầu phản tố của Tổng Công ty công nghiệp hỏa chất mỏ - V.

Buộc Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q phải thanh toán cho Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V thông qua Công ty công nghiệp hóa chất mỏ T số tiền là 3.279.084.691 đồng (trong đó tiền nợ gốc là 3.279.084.691 đồng và tiền nợ lãi là 432.019.407 đồng).

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí sơ thẩm và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 25/5/2016, Công ty Q kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2016/KDTM-PT ngày 26/9/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã quyết định:

Không chấp nhận kháng cáo của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q; giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/20Ỉ6/KDTM- ST ngày 18/5/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 33/2017/KN-KDTM-VC2 ngày 05/5/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2016/KDTM-PT ngày 26/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm nêu trên và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 18/5/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm lại.

Quyết định giám đốc thẩm số 25/2017/KDTM-GĐT ngày 21/8/2017, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định:

Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2016/KDTM- PT ngày 26/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 18/5/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 19/12/2017, ông Võ Văn Bình, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai có đơn đề nghị xem xét Quyết định giám đốc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 08/2019/KN-KDTM ngày 17/6/2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số 25/2017/KDTM-GĐT ngày 21/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Quyết định giám đốc thẩm nêu trên, hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2016/KDTM-PT ngày 26/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 18/5/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Căn cứ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thấy rằng: Theo Biên bản làm việc ngày 25/9/2013 giữa Công ty Q và Công ty T thì tính đến ngày 25/9/2013 Công ty T vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định và chưa thi công hoàn thiện hố móng theo thiết kế; Công ty Q phải đưa búa căn vào đục để kịp tiến độ bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Điều này thể hiện Công ty T đã thi công chậm tiến độ theo hợp đồng. Phía Công ty Q cũng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của 4 đợt nghiệm thu theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 3 của Hợp đồng. Tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 05/5/2014, ngày 30/8/2014 và Biên bản họp thanh lý hợp đồng ngày 07/11/2014, Công ty Q đã thừa nhận còn nợ Công ty T số tiền 3.279.084.691 đồng và cam kết sẽ trả cho Công ty T 500.000.000 đồng vào cuối mỗi tháng (tính từ cuối tháng 11 năm 2014) nhưng sau đó Công ty Q không thực hiện. Như vậy, trong quá trình thực hiện Hợp đồng, cả Công ty Q và Công ty T không tuân thủ các nội dung của Hợp đồng về thời gian thi công và nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá nguyên nhân của các vi phạm này, ý chí của các bên trong quá trình thực hiện để xét lỗi.

[2] Đối với phần công việc còn dang dở, tại Biên bản họp thanh lý Hợp đồng ngày 07/11/2014, Công ty Q và Công ty T thống nhất giữ lại 25% giá trị nghiệm thu của đợt 4 để làm chi phí xử lý các công việc tồn đọng của hố móng do việc không thi công hoàn thiện hố móng bằng công tác nổ nhỏ. Trong trường họp này, khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp phải xác định khối lượng công việc thực tế còn lại là bao nhiêu, có tương ứng với với 25% giá trị nghiệm thu của đợt 4 hay không? Trường hợp số tiền 25% giá trị nghiệm thu của đợt 4 không đủ để chi phí xử lý các công việc tồn đọng thì Công ty T phải trả cho Công ty Q số tiền còn thiếu. Trường hợp khối lượng công việc còn lại trong thực tế ít hơn 25% giá trị nghiệm thu của đợt 4 thì Công ty Q phải trả Công ty T phần giá trị dư ra. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ để làm rõ và tính cụ thể khối lượng công việc thực tế còn tồn đọng là bao nhiêu, mà lại bác yêu cầu bồi thường thiệt hại của Công ty Q là không có căn cứ.

[3] Quyết định giám đốc thẩm của ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng không xem xét sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm mà nhận định rằng: số tiền 25% của đợt 4 giữ lại để xử lý khối lượng công việc mà Công ty T chưa hoàn thiện không liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó, cấp giám đốc thẩm nhận định đối với yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn trên cơ sở so sánh giá trị tạm tính của hợp đồng với giá trị khối lượng công việc đã nghiệm thu để cho rằng Công ty T mới hoàn thành 50% khối lượng công việc nhận khoán là không đúng. Trường họp này cần căn cứ vào Biên bản thanh lý Hợp đồng ngày 07/11/2014 để xác định khối lượng công việc thực tế theo thỏa thuận giữa hai bên trong Hợp đồng và thu thập chứng cứ để làm rõ những thiệt hại (nêu có) mà Công ty Q phải gánh chịu như nguyên đơn yêu cầu.

[4] Ngày 23/3/2015, Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - V có đơn phản tố, đề nghị Tòa án buộc Công ty Q thanh toán số tiền còn thiếu trong 4 đợt thi công là 3.279.084.691 đồng và lãi chậm trả theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét, giải quyết cả yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn, nhưng Quyết định giám đốc thẩm số 25/2017/KDTM-GĐT ngày 21/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chỉ nhận định đối với phần yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn, còn đối với yêu cầu phản tố của bị đơn thì không xem xét, nhưng lại tuyên hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm để giao xét xử sơ thẩm lại là không đúng.

[5] Ngoài ra, Hợp đồng số 16/HĐTC/12 ngày 22/02/2012 giữa Công ty Q và Công ty T liên quan đến hoạt động xây dựng, được xác lập trên cơ sở Hợp đồng thi công xây dựng số 01/HP-XD/HĐ ngày 18/8/2011 giữa Công ty cổ phần điện M với Công ty Q, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng Luật Thương mại để giải quyết vụ án là không đúng. Trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp luật xây dựng. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 337, Điều 342, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 08/2019/KN-KDTM ngày 17/6/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 25/2017/KDTM-GĐT ngày 21/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2016/KDTM-PT ngày 26/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngàyX 18/5/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai về vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng khoan phá đá” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Xây dựng thương mại và Dịch vụ Q với bị đơn là Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - V.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ:

“[5] ... Hợp đồng số 16/HĐTC/12 ngày 22/02/2012 giữa Công ty Q và Công ty T liên quan đến hoạt động xây dựng, được xác lập trên cơ sở Hợp đồng thi công xây dựng số 01/HP-XD/HĐ ngày 18/8/2011 giữa Công ty cổ phần điện M với Công ty Q, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng Luật Thương mại để giải quyết vụ án là không đúng. Trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp luật xây dựng. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.”

DO ĐỀ XUẤT ÁN LỆ

Hợp đồng xây dựng giữa các doanh nghiệp rất phổ biến và thường xuyên có tranh chấp. Khi tranh chấp, cần áp dụng pháp luật dành riêng cho hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, đối với nhiều vấn đề, pháp luật xây dựng lại chưa có quy định như thời hiệu khởi kiện, mức phạt vi phạm hợp đồng (khi không dùng ngân sách nhà nước), mức lãi chậm trả. Vì vậy, cần phải xác định nguồn pháp luật bổ sung để điều chỉnh.

Hiện nay có sự không thống nhất giữa các chuyên gia và Tòa án địa phương: Hướng thứ nhất là áp dụng Luật thương mại (và khi Luật thương mại không có quy định thì lại quay sang áp dụng Bộ luật dân sự) và hướng thứ hai là áp dụng Bộ luật dân sự (mà không qua trung gian là áp dụng Luật thương mại). Việc áp dụng hướng nào trong hai hướng vừa nêu có hệ quả rất quan trọng vì Luật thương mại và Bộ luật dân sự thường rất khác nhau về nội dung. Trong Quyết định giám đốc thẩm này, Hội đồng thẩm phán đã có hướng giải quyết rõ: Không áp dụng Luật thương mại mà áp dụng Bộ luật dân sự. Hướng này phù hợp với Luật Xây dựng năm 2014 khi Luật này khẳng định hợp đồng xây dựng là “hợp đồng dân sự” (khoản 1 Điều 138) và Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định “Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng” (khoản 3). Nội dung đoạn in nghiêng trong quy định vừa nêu cho thấy, khi luật có liên quan (và Luật Xây dựng là một dạng Luật có liên quan) không quy định, Bộ luật Dân sự không theo hướng áp dụng Luật Thương mại mà khẳng định “Bộ luật này được áp dụng”. Trong vụ án này, quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, Hội đồng thẩm phán đã xác định rõ cần áp dụng pháp luật xây dựng; trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Do đó, để áp dụng thống nhất pháp luật trong các vụ án có tình huống pháp lý tương tự thì việc phát triển án lệ về vấn đề này là cần thiết.

Nguồn Trang tin điện tử về án lệ (anle.toaan.gov.vn)

[I] Dự thảo án lệ này do GS. TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.

Sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản: Khi cuộc sống “đổi kịch bản” hợp đồng

Trong đời sống pháp luật, hợp đồng giống như một bản cam kết: hai bên hứa sẽ làm đúng những gì đã thỏa thuận. Nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng êm ru – đôi khi, những chuyện ngoài tầm tay xảy ra, khiến việc thực hiện hợp đồng trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”. Lúc đó, pháp luật Việt Nam đưa ra hai “cứu tinh”: sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản. Hai khái niệm này thoạt nhìn giống nhau, nhưng lại có những điểm khác biệt thú vị, và mối quan hệ giữa chúng cũng đáng để nghiền ngẫm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Sự kiện bất khả kháng: Khi “trời đất” không cho phép

Sự kiện bất khả kháng, theo Điều 156, Khoản 1, Bộ luật Dân sự 2015, là “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Nói dễ hiểu, đây là những chuyện “từ trên trời rơi xuống” mà bạn không kiểm soát nổi, như thiên tai, chiến tranh, hay dịch bệnh lớn.

Ví dụ nhé: Bạn ký hợp đồng thuê một hội trường để tổ chức hội thảo vào tháng 3/2020. Nhưng đúng lúc đó, dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ ban hành lệnh giãn cách, cấm tụ tập đông người. Bạn không thể tổ chức hội thảo, bên cho thuê cũng không thể giao hội trường. Đây là sự kiện bất khả kháng, vì không ai ngờ được đại dịch, và dù có muốn, bạn cũng không thể “chống lệnh” Chính phủ. Theo Điều 351, Khoản 2, bên vi phạm hợp đồng vì bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm – tức là bạn không phải bồi thường, và bên cho thuê cũng không thể kiện bạn.

Sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản: Khi mọi thứ “đổi game”

Còn sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản thì sao? Theo Điều 420, Khoản 2, Bộ luật Dân sự 2015, đây là trường hợp hoàn cảnh thay đổi quá lớn so với lúc ký hợp đồng, đến mức nếu biết trước, các bên đã không ký hoặc ký với điều kiện khác. Khác với bất khả kháng, nó không hẳn là “bất khả thi” để thực hiện hợp đồng, mà là thực hiện thì quá bất công hoặc thiệt hại nặng nề.

Hãy tưởng tượng bạn ký hợp đồng mua 100 tấn gạo với giá 10 triệu đồng/tấn để bán lại kiếm lời. Nhưng ngay sau đó, Chính phủ đột ngột cấm xuất khẩu gạo do thiếu hụt trong nước, khiến giá gạo vọt lên 20 triệu đồng/tấn. Bạn vẫn có thể giao gạo, nhưng nếu giao với giá cũ, bạn lỗ to! Đây là sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản, vì tình hình thị trường thay đổi ngoài dự đoán, làm mục đích kinh doanh của bạn tan vỡ. Lúc này, luật cho phép bạn thương lượng lại hợp đồng, hoặc nếu không thỏa thuận được, tòa án can thiệp để điều chỉnh hay chấm dứt hợp đồng.

Điểm giống nhau: Đều là “cú twist” ngoài ý muốn

Nhìn qua, bạn sẽ thấy sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản có một điểm chung: chúng đều là những “cú twist” bất ngờ, không ai lường trước khi ký hợp đồng. Cả hai đều nhằm bảo vệ các bên khỏi những rủi ro không đáng có, để không ai phải “gánh” hậu quả từ những chuyện ngoài tầm kiểm soát.

Chẳng hạn, trong vụ Covid-19, một công ty thuê mặt bằng mở nhà hàng có thể viện dẫn bất khả kháng để xin miễn tiền thuê khi phải đóng cửa hoàn toàn do giãn cách. Nhưng nếu nhà hàng vẫn mở bán mang về mà doanh thu giảm thê thảm vì khách ngại ra ngoài, họ có thể dùng lý do thay đổi hoàn cảnh cơ bản để xin giảm tiền thuê. Dù cách xử lý khác nhau, cả hai đều xuất phát từ tình huống bất ngờ: đại dịch.

Điểm khác nhau: “Không thể” hay “không nên”?

Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau hoàn toàn. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở mức độ ảnh hưởnggiải pháp:

  • Sự kiện bất khả kháng: Là khi thực hiện hợp đồng trở nên bất khả thi. Như vụ hội thảo bị cấm vì giãn cách, không ai có thể làm gì để thay đổi tình hình. Giải pháp ở đây là miễn trách nhiệm, coi như “huề cả làng”.
  • Sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản: Là khi thực hiện hợp đồng vẫn có thể nhưng quá bất lợi hoặc không còn ý nghĩa. Như vụ giá gạo tăng vọt, bạn vẫn giao được hàng nhưng giao thì lỗ nặng. Giải pháp là thương lượng lại hoặc nhờ tòa án điều chỉnh, không phải miễn trách nhiệm hoàn toàn.

Ví dụ nữa cho rõ nha: Bạn thuê một chiếc thuyền để chở khách du lịch trên sông. Nếu bão lớn bất ngờ ập đến, nước ngập, không ai ra sông được – đó là bất khả kháng, bạn được miễn trách nhiệm. Nhưng nếu nước sông đột nhiên cạn bất thường do hạn hán, thuyền vẫn chạy được nhưng khách không muốn đi vì cảnh xấu – đó là thay đổi hoàn cảnh cơ bản, bạn có thể xin điều chỉnh hợp đồng thuê thuyền.

Mối quan hệ: Bổ sung hay chồng lấn?

Vậy mối quan hệ giữa hai khái niệm này là gì? Chúng không đối lập mà bổ sung cho nhau, như hai mặt của một đồng xu vậy. Sự kiện bất khả kháng thường là “cấp độ cao” hơn, khi hoàn cảnh không chỉ thay đổi mà còn ngăn cản hoàn toàn việc thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản là “cấp độ nhẹ” hơn, khi hợp đồng vẫn khả thi nhưng không còn công bằng.

Tuy nhiên, đôi khi ranh giới giữa chúng khá mong manh, dễ gây nhầm lẫn. Chẳng hạn, trong vụ Covid-19, nếu một bên cho rằng giãn cách là bất khả kháng (vì không thể mở cửa hàng), bên kia có thể lập luận đó chỉ là thay đổi hoàn cảnh cơ bản (vì vẫn bán online được). Tòa án sẽ xem xét cụ thể: nếu việc thực hiện hợp đồng hoàn toàn bất khả thi, đó là bất khả kháng; nếu chỉ bất lợi hơn, đó là thay đổi hoàn cảnh. Điều này đòi hỏi người áp dụng luật – từ luật sư đến thẩm phán – phải linh hoạt và hiểu rõ bản chất hợp đồng.

Ứng dụng thực tế: Hiểu để không “đứt gánh”

Hiểu rõ hai khái niệm này rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam thường xuyên đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, hay biến động kinh tế. Khi ký hợp đồng, bạn nên thêm điều khoản về bất khả kháng (như “nếu có bão, lũ, dịch bệnh, hai bên được miễn trách nhiệm”) và thay đổi hoàn cảnh (như “nếu giá thị trường biến động quá 30%, hai bên sẽ phải thương lượng lại”). Điều này giúp giảm rủi ro và tránh tranh chấp sau này.

Ví dụ, một doanh nghiệp nhập khẩu trái cây ký hợp đồng mua container cam từ Mỹ. Nếu bão lớn làm tàu không cập cảng được – bất khả kháng, họ được miễn trách nhiệm. Nhưng nếu thuế nhập khẩu đột ngột tăng từ 50%, khiến bán cam không còn lời – thay đổi hoàn cảnh cơ bản, họ có thể đề nghị điều chỉnh giá mua.

Luật là “cái phao” khi đời đổi thay

Sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản là hai “cái phao” mà pháp luật Việt Nam đưa ra để cứu hợp đồng khỏi những cú sốc bất ngờ. Chúng không mâu thuẫn mà hỗ trợ nhau, giúp các bên vượt qua khó khăn một cách công bằng. Dù bạn là sinh viên luật, luật sư, hay chỉ là người ký hợp đồng, hiểu hai khái niệm này sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi cuộc sống “đổi kịch bản”. Vì trong thế giới pháp luật, không phải lúc nào mọi thứ cũng đi đúng kế hoạch – nhưng luật luôn có cách để giữ mọi thứ cân bằng!

Tác giả: Hà Mạnh Tú

Luật sư cấp cao Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam

THÔNG BÁO: TẠM DỪNG TIẾP NHẬN KHAI HẢI QUAN TỪ 23H00 NGÀY 14/3/2025 ĐẾN 05H00 NGÀY 15/3/2025

Cục Hải quan – Bộ Tài chính vừa ban hành Thông báo số 130/CHQ-CNTT ngày 13/3/2025, thông báo về việc tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong khoảng thời gian từ 23h00 ngày 14/3/2025 đến 05h00 ngày 15/3/2025.

Nguyên nhân tạm dừng tiếp nhận khai hải quan

Cục Hải quan đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới, phù hợp với mô hình tổ chức được quy định tại Nghị định 29/2025/NĐ-CP của Chính phủ. Việc nâng cấp này nhằm cải thiện hiệu suất xử lý khai báo hải quan, tối ưu quy trình số hóa và nâng cao chất lượng phục vụ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đối tượng bị ảnh hưởng & khuyến nghị cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp forwarder, logistics, xuất nhập khẩu cần đặc biệt lưu ý để tránh gián đoạn quy trình khai báo hàng hóa. Cục Hải quan khuyến nghị các đơn vị chủ động sắp xếp thời gian nộp tờ khai trước hoặc sau khung giờ nâng cấp hệ thống để đảm bảo tiến độ giao nhận hàng hóa.

Các đơn vị nhận thông báo chính thức

  • Kho bạc Nhà nước
  • Cục Thuế
  • Cục CNTT và Chuyển đổi số – Bộ Tài chính
  • Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng
  • Các ngân hàng thương mại

Thông tin quan trọng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai báo hải quan và thông quan hàng hóa. Forwarder, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần theo dõi sát sao để chủ động điều chỉnh kế hoạch vận hành.

Nghị quyết 42 phiên bản nâng cấp: Cơ hội mới cho ngân hàng trong xử lý nợ xấu

Trong một hội nghị gần đây, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của NHNN về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2024.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo là việc luật hóa một số quy định từ Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trước đó, Nghị quyết 42 đã được gia hạn đến hết năm 2023 và nay đã hết hiệu lực. Điểm đáng chú ý của nghị quyết này là cho phép các tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu.

Phiên bản nâng cấp của Nghị quyết 42, sau khi được luật hóa, sẽ mang lại cơ chế pháp lý chặt chẽ hơn, giúp ngân hàng có thêm quyền trong việc thu giữ, xử lý và phát mại tài sản bảo đảm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản đã có quyết định từ tòa án và đang trong giai đoạn thi hành án.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dự kiến Chính phủ sẽ trình dự thảo lên Quốc hội trong kỳ họp tháng 5. Nếu chưa kịp, việc xem xét có thể chuyển sang kỳ họp vào tháng 9. Đây là tín hiệu tích cực cho các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn trong xử lý nợ xấu.

Hoàn thiện khung pháp lý để tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu

NHNN, với vai trò là cơ quan soạn thảo, đã trình Chính phủ dự thảo từ đầu tháng 3. Theo NHNN, việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong xử lý nợ xấu, giúp tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức tín dụng và đơn vị xử lý nợ.

Một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay là việc xử lý tài sản bảo đảm. Trong nhiều trường hợp, người nắm giữ tài sản không tự nguyện bàn giao, buộc tổ chức tín dụng phải tiến hành khởi kiện và chờ phán quyết từ tòa án, dẫn đến quá trình xử lý kéo dài. Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định quyền yêu cầu tòa án can thiệp khi tài sản không được bàn giao, nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền thu giữ trực tiếp của bên nhận bảo đảm. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện thu giữ tài sản khi bên vay không hợp tác hoặc có hành vi trì hoãn.

Ngoài ra, một vấn đề khác là tài sản bảo đảm có thể bị kê biên để thi hành án cho các nghĩa vụ không liên quan đến khoản vay, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức tín dụng và đơn vị xử lý nợ.

Dự thảo Luật sửa đổi đề xuất quy định rằng sau khi hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ và đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng có trách nhiệm hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự theo đề nghị của tổ chức tín dụng hoặc đơn vị xử lý nợ.

Tình hình nợ xấu và tác động của chính sách mới

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết giảm còn 1,92%, giảm 0,31% so với quý III/2024 nhưng vẫn cao hơn 0,42% so với giai đoạn trước năm 2020.

Báo cáo tài chính quý IV/2024 của các ngân hàng cho thấy, tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tại 25 ngân hàng niêm yết lên tới 118.915 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,75 tỷ USD), tăng 39,3% so với đầu năm. Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm dữ liệu từ LPBank và VIB do hai ngân hàng này chỉ công bố số liệu về nợ quá hạn mà không chi tiết theo từng nhóm nợ.

Với các ngân hàng đã công bố báo cáo, có thể thấy nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Một số ngân hàng thậm chí ghi nhận tỷ lệ nợ nhóm 5 lên tới hơn 90% tổng nợ xấu (bao gồm nợ nhóm 3 đến nhóm 5).

Việc nâng cấp Nghị quyết 42 thành luật không chỉ giúp ngân hàng xử lý nhanh hơn các khoản nợ xấu mà còn cải thiện tính thanh khoản và khả năng xoay vòng vốn, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý hơn.

Tác động của việc luật hóa Nghị quyết 42 đến hệ thống ngân hàng

Việc chuyển hóa Nghị quyết 42 thành luật chính thức sẽ có nhiều tác động quan trọng đối với hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Một trong những lợi ích lớn nhất là giúp đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, qua đó cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, việc quy định rõ quyền thu giữ tài sản bảo đảm sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tình trạng nợ xấu tồn đọng kéo dài. Điều này không chỉ giúp tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng mà còn tạo ra một môi trường tài chính minh bạch, lành mạnh hơn, từ đó khuyến khích dòng vốn luân chuyển hiệu quả hơn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, để quá trình thực thi đạt hiệu quả cao nhất, các tổ chức tín dụng cần có kế hoạch triển khai phù hợp, bao gồm việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp lý, tòa án và cơ quan thi hành án để đảm bảo quá trình thu giữ và xử lý tài sản được thực hiện đúng pháp luật, tránh tranh chấp kéo dài.

Cơ hội và thách thức trong triển khai thực tế

Mặc dù việc luật hóa Nghị quyết 42 mang lại nhiều lợi ích, nhưng quá trình triển khai cũng sẽ đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề đáng lo ngại là phản ứng từ các bên vay nợ khi ngân hàng được trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ, có thể xảy ra tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc vi phạm quyền lợi hợp pháp của người vay.

Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn phải tuân thủ quy trình tố tụng và thi hành án, do đó các ngân hàng cần có chiến lược xử lý hợp lý để tránh gây xung đột pháp lý. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm ngân hàng, cơ quan pháp lý và khách hàng để đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên được bảo vệ công bằng.

Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang chịu nhiều tác động từ biến động toàn cầu, các ngân hàng cần linh hoạt trong việc tái cơ cấu nợ và tìm kiếm các giải pháp xử lý phù hợp thay vì chỉ tập trung vào việc thu giữ tài sản. Việc kết hợp giữa các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.

Kết luận

Việc luật hóa Nghị quyết 42 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm. Nếu được triển khai đúng cách, chính sách này không chỉ giúp giảm áp lực nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà còn góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy dòng vốn luân chuyển hiệu quả hơn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi trong thực tế, các ngân hàng và cơ quan quản lý cần có những biện pháp đồng bộ nhằm kiểm soát rủi ro, tránh lạm dụng quyền thu giữ tài sản và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Khi các vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả giúp hệ thống ngân hàng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Nguồn: tổng hợp

Nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng: Khi luật pháp và sự tử tế gặp nhau

Hợp đồng – nghe có vẻ khô khan, đúng không? Nhưng thực ra, nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc thuê nhà, mua điện thoại trả góp, đến ký hợp đồng làm việc, tất cả đều xoay quanh những thỏa thuận được ghi trên giấy (hoặc đôi khi chỉ là lời nói). Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: điều gì khiến một hợp đồng không chỉ là một mớ chữ ký và điều khoản, mà còn là một mối quan hệ có thể vận hành trơn tru giữa các bên? Câu trả lời nằm ở một nguyên tắc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng: thiện chí.

Thiện chí trong thực hiện hợp đồng không phải là một khái niệm mơ hồ hay chỉ để làm đẹp văn bản pháp lý. Nó là một nguyên tắc được công nhận trong luật pháp của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, và đóng vai trò như người giữ hòa khí để đảm bảo các bên không chỉ tuân thủ luật mà còn hành xử công bằng, hợp lý với nhau. Vậy thiện chí là gì, nó hoạt động ra sao, và tại sao nó lại quan trọng với những người như chúng ta – từ sinh viên luật đến người dân bình thường? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thiện chí là gì mà nghe “cao siêu” thế?

Trước tiên, hãy tưởng tượng bạn ký hợp đồng thuê một căn hộ. Chủ nhà đồng ý cho bạn thuê với giá 5 triệu đồng mỗi tháng, nhưng trong hợp đồng không ghi rõ ai sẽ trả tiền sửa ống nước nếu nó hỏng. Một ngày không đẹp trời lắm, mà ống nước bị bục, nước tràn lênh láng. Bạn gọi cho chủ nhà, và họ bảo: “Hợp đồng không ghi là tôi phải sửa, nên cô/chú tự lo đi!”. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bực mình, đúng không? Đây là lúc nguyên tắc thiện chí xuất hiện.

Trong pháp luật, thiện chí (thường được gọi là good faith trong hệ thống pháp luật Anh-Mỹ hoặc nguyên tắc trung thực, thiện chí ở Việt Nam) có nghĩa là các bên trong hợp đồng phải hành xử trung thực, công bằng và hợp lý với nhau, ngay cả khi hợp đồng không ghi rõ từng chi tiết. Nó không chỉ là việc làm đúng theo chữ viết, mà còn là tinh thần hợp tác để đạt được mục đích mà cả hai bên đã thỏa thuận ban đầu.

Ở Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể tại khoản 3 Điều 3, khi nói rằng các bên phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Nói cách khác, thiện chí giống như một “luật bất thành văn” trong lòng luật thành văn, giúp lấp đầy những khoảng trống mà các điều khoản cụ thể không thể bao quát hết.

Thiện chí hoạt động như thế nào trong thực tế?

Quay lại câu chuyện ống nước hỏng. Nếu cả hai bên đều hành xử theo thiện chí, thay vì đẩy trách nhiệm qua lại, bạn và chủ nhà có thể ngồi xuống bàn bạc: “Ống nước hỏng do sử dụng lâu năm hay do tôi vô ý làm hỏng?”. Nếu là do thời gian, chủ nhà có thể chịu chi phí sửa chữa vì đó là trách nhiệm bảo trì tài sản. Nếu do bạn vô tình làm hỏng, bạn có thể đề nghị chia sẻ chi phí. Kết quả? Cả hai đều hài lòng, mối quan hệ thuê nhà vẫn tốt đẹp, và không ai phải kiện tụng, tranh cãi mất thời gian.

Trong thực tế, thiện chí còn xuất hiện trong nhiều tình huống phức tạp hơn. Chẳng hạn, bạn ký hợp đồng mua một lô hàng vải để may quần áo. Trong hợp đồng ghi rõ số lượng là 1000 mét vải, nhưng khi giao hàng, bên bán chỉ giao 950 mét vì “hết hàng”. Nếu không có thiện chí, bên bán có thể viện cớ “hợp đồng không nói rõ phải giao đủ ngay lập tức” để thoái thác. Nhưng nếu áp dụng thiện chí, họ sẽ thông báo trước, giải thích lý do, và tìm cách bù đắp – ví dụ giao thêm 50 mét sau hoặc giảm giá. Điều này không chỉ giữ uy tín mà còn tránh được tranh chấp.

Tại sao thiện chí lại quan trọng?

Đến đây, bạn có thể nghĩ: “Ừ, thiện chí nghe hay đấy, nhưng nếu ai cũng tốt thì cần gì luật?”. Thực tế không đơn giản vậy. Con người không phải lúc nào cũng hành xử tử tế tự nhiên, nhất là khi có lợi ích tiền bạc xen vào. Đó là lý do pháp luật cần đặt ra nguyên tắc này để nhắc nhở – và đôi khi ép buộc – các bên phải chơi đẹp.

Với sinh viên luật hay người hành nghề luật, hiểu về thiện chí giúp bạn nhìn sâu hơn vào cách luật không chỉ là “đúng hay sai” mà còn là “công bằng hay không”. Với người dân bình thường, nó là kim chỉ nam để biết mình có quyền đòi hỏi sự hợp lý từ đối tác, và ngược lại, cũng phải hành xử sao cho xứng đáng. Hơn nữa, trong một thế giới mà tranh chấp hợp đồng có thể kéo dài hàng năm trời ở tòa án, thiện chí giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cả sự bình yên trong tâm hồn.

Nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng: Khi luật pháp và sự tử tế gặp nhau

Thiện chí trong luật Việt Nam và cái nhìn quốc tế

Ở Việt Nam, nguyên tắc thiện chí không phải là điều gì mới mẻ. Như đã nhắc ở trên, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận rõ ràng rằng mọi giao dịch dân sự – bao gồm hợp đồng – phải được thực hiện dựa trên sự trung thực và thiện chí. Nhưng bạn có biết không, khái niệm này không chỉ nằm trong luật Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều hệ thống pháp luật khác trên thế giới, mỗi nơi lại có cách áp dụng hơi khác nhau.

Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Common Law), “good faith” thường được hiểu là hành xử trung thực và không lừa dối đối tác. Tuy nhiên, ở Mỹ, không phải bang nào cũng bắt buộc áp dụng thiện chí trong mọi hợp đồng – nó phụ thuộc vào loại hợp đồng và luật địa phương. Ngược lại, ở các nước theo hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law) như Pháp hay Đức, thiện chí là một nguyên tắc cốt lõi, gần như “luật sống” trong mọi giao dịch. Bộ luật Dân sự Pháp thậm chí còn yêu cầu các bên phải đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với tinh thần thiện chí, nếu không có thể bị coi là vi phạm.

Vậy Việt Nam thì sao? Chúng ta nằm ở hệ thống pháp luật dân sự, nên thiện chí được nhấn mạnh khá mạnh mẽ. Điều thú vị là luật Việt Nam không chỉ dừng ở việc yêu cầu các bên “tử tế” với nhau, mà còn gắn nó với văn hóa truyền thống. Chẳng hạn, câu “lời nói gói vàng” hay tinh thần “thuận mua vừa bán” trong dân gian cũng phản ánh phần nào ý nghĩa của thiện chí – làm ăn phải sòng phẳng, giữ chữ tín.

Khi thiện chí “cứu” hợp đồng khỏi tranh chấp

Bây giờ, hãy tưởng tượng một tình huống thực tế khác. Bạn là chủ một quán cà phê nhỏ, ký hợp đồng mua hạt cà phê từ một nhà cung cấp. Hợp đồng ghi rõ mỗi tháng giao 50kg cà phê rang xay, giá 200.000 đồng/kg. Nhưng giữa chừng, giá cà phê trên thị trường tăng vọt lên 300.000 đồng/kg vì mất mùa. Nhà cung cấp gọi bạn: “Tôi lỗ quá, giao tiếp thì không đủ vốn, mà ngừng giao thì vi phạm hợp đồng. Giờ tính sao?”. Nếu không có thiện chí, bạn có thể kiện họ ra tòa vì không giao đủ hàng. Nhưng nếu cả hai cùng thiện chí, bạn có thể đồng ý tăng giá tạm thời hoặc giảm số lượng giao hàng để họ không lỗ, đổi lại họ cam kết ưu đãi cho bạn khi thị trường ổn định. Kết quả là đôi bên cùng có lợi, không ai phải mất công chạy theo luật sư để thưa kiện lôi thôi.

Nhưng thiện chí có giới hạn không?

Đúng vậy, không phải lúc nào thiện chí cũng là “cây đũa thần” giải quyết mọi vấn đề. Nó không có nghĩa là bạn phải nhượng bộ vô điều kiện hay chấp nhận thiệt hại chỉ để giữ hòa khí. Thiện chí phải đi đôi với lẽ công bằng (Khoản 2 Điều 6). Nếu một bên cố tình lợi dụng thiện chí của bạn để trục lợi, bạn hoàn toàn có quyền bảo vệ mình, thậm chí đưa vụ việc ra tòa.

Chẳng hạn, quay lại vụ mua vải lúc nãy. Nếu bên bán liên tục giao thiếu hàng, viện đủ lý do mà không chịu khắc phục, thì thiện chí của bạn không bắt buộc phải kéo dài mãi. Lúc này, luật pháp sẽ đứng về phía bạn để đòi lại công bằng, dựa trên các điều khoản hợp đồng và nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.

Thiện chí: Bài học cho tất cả chúng ta

Với sinh viên và người hành nghề luật, nguyên tắc thiện chí là một cánh cửa để hiểu sâu hơn về cách luật điều chỉnh hành vi con người, không chỉ qua chữ viết mà còn qua tinh thần. Bạn sẽ thấy rằng luật không phải lúc nào cũng cứng nhắc, mà đôi khi rất linh hoạt để thích nghi với cuộc sống. Còn với những người không học luật, thiện chí nhắc nhở chúng ta rằng trong bất kỳ giao dịch nào – dù là mua bán nhỏ lẻ hay hợp đồng lớn – cách hành xử tử tế và hợp lý luôn mang lại giá trị lâu dài.

Hãy thử nghĩ xem: Nếu bạn ký hợp đồng với một người bạn thân, bạn sẽ muốn cả hai đều thoải mái và vui vẻ, đúng không? Thiện chí chính là cách để biến điều đó thành hiện thực, ngay cả khi đối tác của bạn là người xa lạ. Nó không chỉ giúp hợp đồng được thực hiện suôn sẻ, mà còn xây dựng niềm tin – thứ quý hơn cả tiền bạc trong bất kỳ mối quan hệ nào.

Nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng: Khi luật pháp và sự tử tế gặp nhau

Thiện chí trong những câu chuyện đời thường

Để hiểu rõ hơn về thiện chí, hãy nhìn vào một vài tình huống gần gũi quanh ta. Giả sử bạn đặt một chiếc bánh sinh nhật từ một tiệm bánh nhỏ. Hợp đồng miệng là 500.000 đồng cho một chiếc bánh kem socola giao đúng ngày sinh nhật. Nhưng đến ngày giao, tiệm bánh gọi bạn: “Do lò hỏng bất ngờ, tụi mình chỉ làm được bánh vani thôi. Nếu bạn không lấy, tụi mình hoàn tiền, còn nếu lấy thì giảm giá còn 400.000 đồng.” Bạn đồng ý lấy bánh vani vì thấy họ đã cố gắng và trung thực thông báo. Đó chính là thiện chí từ cả hai phía: tiệm bánh không giấu giếm, còn bạn linh hoạt chấp nhận giải pháp thay vì nổi cáu và mất thời gian, công sức đi tìm bánh ở tiệm khác.

Một câu chuyện khác từ góc độ doanh nghiệp: Một công ty ký hợp đồng thuê mặt bằng để mở cửa hàng. Dịch Covid-19 ập đến, cửa hàng phải đóng cửa, không có doanh thu để trả tiền thuê. Bên cho thuê, thay vì đòi tiền đúng hạn hoặc đuổi công ty ra ngoài, đồng ý giảm 30% tiền thuê trong 3 tháng, với điều kiện công ty cam kết tiếp tục thuê dài hạn sau dịch. Kết quả là cả hai cùng vượt qua khó khăn, không ai phải kiện tụng. Thiện chí ở đây không chỉ cứu vãn hợp đồng mà còn cứu luôn mối quan hệ kinh doanh.

Những câu chuyện như vậy cho thấy thiện chí không phải điều gì xa vời. Nó hiện diện trong cách chúng ta giải quyết vấn đề, từ những giao dịch nhỏ lẻ đến hợp đồng triệu đô. Quan trọng là cả hai bên đều sẵn lòng đặt mình vào vị trí của nhau một chút, thay vì chỉ chăm chăm bảo vệ lợi ích cá nhân.

Làm sao để áp dụng thiện chí trong đời sống?

Nếu bạn là sinh viên luật hay chỉ đơn giản là người quan tâm đến pháp luật, có thể bạn đang tự hỏi: “Làm thế nào để tôi áp dụng thiện chí mà không bị thiệt?”. Đừng lo, đây là vài gợi ý đơn giản:

  1. Giao tiếp rõ ràng: Khi ký hợp đồng, hãy trao đổi kỹ với đối tác về những tình huống có thể xảy ra. Nếu có vấn đề, thông báo sớm để cùng tìm cách giải quyết, thay vì im lặng rồi đổ lỗi.
  2. Linh hoạt nhưng có giới hạn: Thiện chí không có nghĩa là nhượng bộ hết. Hãy sẵn sàng thỏa hiệp khi cần, nhưng đừng để đối phương lợi dụng lòng tốt của bạn.
  3. Hiểu luật để tự bảo vệ: Biết rằng thiện chí được pháp luật công nhận, nên nếu đối tác không chơi đẹp, bạn có thể dựa vào pháp luật để đòi quyền lợi.

Ví dụ, nếu bạn thuê xe máy và chủ xe giao xe bị xước dù đã hứa là xe mới, bạn có thể nhẹ nhàng yêu cầu giảm giá hoặc đổi xe. Nếu họ từ chối và cố tình gây khó dễ, thiện chí của bạn đã hết, và bạn có quyền khiếu nại dựa trên thỏa thuận ban đầu.

Kết luận: Thiện chí – chiếc cầu nối giữa luật và đời

Cuối cùng, nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng không chỉ là một điều khoản pháp lý khô khan. Nó là minh chứng rằng luật pháp không chỉ tồn tại để trừng phạt hay ép buộc, mà còn để khuyến khích con người đối xử tử tế với nhau. Với sinh viên và người hành nghề luật, đây là bài học về cách nhìn luật từ góc độ con người, không chỉ là văn bản. Với những người bình thường không học luật, nó nhắc nhở rằng một chút trung thực và linh hoạt có thể biến một giao dịch căng thẳng thành một trải nghiệm dễ chịu.

Hãy thử nghĩ mà xem: Nếu ai cũng mang tinh thần thiện chí vào các mối quan hệ, từ việc mua bán, thuê mướn, đến làm ăn lớn, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn biết bao. Lần tới khi bạn ký một hợp đồng hay thỏa thuận điều gì, đừng chỉ đọc kỹ điều khoản – hãy nhớ thêm một điều: hãy đối xử với đối phương như cách bạn muốn được đối xử. Đó chính là tinh thần của thiện chí, và cũng là cách để luật pháp trở thành người bạn đồng hành, mà không phải kẻ phán xét.

Tác giả: Hà Mạnh Tú

Luật sư cấp cao Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam

Áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía (AC02.AD13-AS01)

Giới thiệu tổng quan

Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại (PVTM), bao gồm chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC), đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, và Myanmar. Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lẩn tránh các biện pháp phòng vệ trước đó, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp này chính thức có hiệu lực từ ngày 9/8/2022 và dự kiến kéo dài đến ngày 15/6/2026, trừ trường hợp có thay đổi theo quy định pháp luật.

1. Thông tin vụ việc

1.1. Bên yêu cầu

  • Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương
  • Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La
  • Công ty Cổ phần TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
  • Công ty Cổ phần Mía đường 333
  • Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng

1.2. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM

  • Tên khoa học: Đường sacarose (sucrose)
  • Tên gọi thông thường: Đường cát, đường mía, đường kính, đường thô, đường trắng, đường tinh luyện, đường RE, đường RS
  • Phân loại mã HS: 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.91.00, 1701.99.10, 1701.99.90, 1702.90.91
    (Danh sách mã HS có thể được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế)

1.3. Xuất xứ hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM

  • Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia

2. Mức thuế và thời gian áp dụng biện pháp

Mức thuế CBPG và CTC

Bảng 1 (AC02.AD13-AS01): Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp (áp dụng từ 9/8/2022 đến 15/6/2026)

Quốc gia

Thuế CBPG

Thuế CTC

Campuchia

42,99%

4,65%

Indonesia

42,99%

4,65%

Lào

42,99%

4,65%

Malaysia

42,99%

4,65%

Myanmar

42,99%

4,65%

Loại trừ áp dụng biện pháp PVTM đối với:

Hàng hóa được sản xuất bởi các công ty sau không thuộc phạm vi áp dụng biện pháp:

  • Kampong Speu Sugar Co., Ltd.
  • Kasekam Youveakchun Svay Rieng Co., Ltd.
  • PT. Kebun Tebu Mas
  • Mitr Lao Sugar Company Limited
  • Savannakhet Sugar Corporation
  • TTC Attapeu Sugar Cane Sole Co., LTD
  • Than Daung OO Company Limited
  • Ngwe Yi Pale Sugar Company Limited

Thời hạn áp dụng

  • Thời gian hiệu lực: Từ 9/8/2022 đến 15/6/2026
  • Gia hạn và rà soát: Có thể thay đổi theo các quyết định bổ sung của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

3. Tình trạng vụ việc hiện nay

  • Hiện tại: Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đang được áp dụng đối với hàng hóa từ các quốc gia nêu trên.

4. Văn bản pháp luật liên quan đến vụ việc

  • Quyết định 1407/QĐ-BCT năm 2024: Công bố kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới.
  • Quyết định 494/QĐ-BCT năm 2024: Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu mới.

Các sự kiện đáng chú ý

Thời gian

Sự kiện

21/09/2021

Khởi xướng điều tra

01/08/2022

Ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM

28/03/2023

Công bố kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới

11/12/2023

Ban hành quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới

11/03/2024

Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu mới

10/06/2024

Công bố kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới

Xem thêm: Toàn cảnh áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam – 29 vụ việc từ 2009 đến 2024

7 mẫu hợp đồng được sử dụng để thực thi quyền sử dụng đất (đặt cọc, góp vốn, cho mượn, chuyển nhượng, thế chấp, hợp tác kinh doanh...)

1. Thỏa Thuận Đặt Cọc Mua Đất Nông Nghiệp

2. Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Góp Vốn Bằng Giá Trị Quyền Sử Dụng Đất

3. Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Và Tài Sản Gắn Liền Trên Đất (Xây Dựng Cửa Hàng Xăng Dầu)

4. Hợp Đồng Cho Mượn Đất

5. HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (MS 01)

6. HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (MS 01)

7. HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP Quyền sử dụng đất và căn hộ (MS 01)

LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CHO LUẬT SƯ: Khác biệt giữa làm việc tại HÃNG LUẬT và PHÁP CHẾ? (Phần 2/2)

Tác giả: Luật sư Trịnh Ngọc Tuấn
Facebook: The skilled lawyers - Kỹ năng luật sưhttps://www.facebook.com/theskilledlawyers/   

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(Những bạn nào đã đọc phần 1 có thể đọc tiếp trên post này, những bạn nào chưa đọc có thể xem phần 1 tại: https://caselaw.vn/phap-che/lua-chon-nghe-nghiep-cho-luat-su-khac-biet-giua-lam-viec-tai-hang-luat-va-phap-che-phan-1)

6. THĂNG TIẾN

Trong hãng luật sẽ có nhiều thứ bậc để thăng tiến: trợ lý luật sư (paralegal/legal assistant), luật sư cấp dưới (junior associate), luật sư (associate), luật sư cấp cao (senior associate), luật sư thành viên (partner), luật sư điều hành (managing partner)…Bên cạnh đó con đường cấp bậc cũng khá hấp dẫn nếu bạn thể hiện tốt bởi đó là môi trường dễ dàng hơn để đo đếm được hiệu quả kinh tế bạn mang lại cho văn phòng. 

Phần lớn các phòng pháp chế thường được cấu trúc thành hai loại vị trí, điều hành và nhân viên. Bạn hiểu việc thăng tiến sẽ như thế nào rồi chứ. Đừng nhầm lẫn rằng tôi nói bạn sẽ không có cơ hội để được thăng tiến, tôi chỉ muốn nói là nó ít hơn so với trong hãng luật. Về cơ bản, đó là một cái thang ít bậc. Và môi trường pháp chế cũng khó đong đếm hiệu quả của từng nhân viên hơn.

7. CHUYỂN ĐỔI MÔI TRƯỜNG

Việc một luật sư tại hãng luật chưa hề có kinh nghiệm pháp chế chuyển sang làm tại ban pháp chế sẽ dễ dàng hơn nhiều so với điều ngược lại. Tại sao? Lý do như đã nói đến ở trên, giờ làm việc, phong cách làm việc, chuyên môn…v.v. Tổng quát lại thì những kinh nghiệm có được tại hãng luật có thể áp dụng khi chuyển sang môi trường pháp chế một cách dễ dàng hơn. Điều này không có nghĩa là bạn không thể vào một hãng luật sau một thời gian dài chỉ làm pháp chế. Nó chỉ có nghĩa là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để chứng tỏ sự xứng đáng của mình với nhà tuyển dụng của hãng luật, những người thường sẽ ưu tiên cho các ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại hãng luật tương tự.

8. DANH TIẾNG

Bạn thường nhìn thấy tên ai trên truyền thông, báo chí, bảng xếp hạng các luật sư như Legal 500, chambers and partners, Asia law, who is who legal, hay IRFL 1000 …v.v Đúng vậy, đó là các luật sư tại các hãng dẫn đầu và những luật sư có văn phòng riêng. Vậy, có phải vì những luật sư đó có chuyên môn vượt trội so với những đồng nghiệp làm pháp chế? Không, họ là những luật sư hàng đầu nhưng bạn không nên tự động nghĩ rằng chuyên môn của họ tốt hơn tất cả những luật sư pháp chế nội bộ khác. Nếu họ nhận vị trí của một TBPC, họ sẽ vấn gặp rất nhiều khó khăn như họ chưa từng gặp. 

Một điều đương nhiên, một hãng luật, văn phòng luật vẫn là một công ty, một thực thể kinh doanh. Nó cũng cần phải marketing, quảng cáo như tất cả các loại công ty khác. Chắc bạn hiểu tầm quan trọng của marketing trong thời đại này rồi. Như một điều tất yếu, khi một hãng luật xây dựng danh tiếng, các luật sư của họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất hiện trên tạp chí, truyền thông và danh sách bảng xếp hạng luật sư. 

Trong khi đó, các công ty mong muốn luật sư nội bộ chỉ làm việc cho riêng mình. Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một công ty và có luật sư riêng, bạn sẽ mong muốn luật sư đó dành toàn bộ thời gian và nỗ lực để phục vụ công ty của bạn hay luật sư đó vẫn cung cấp dịch vụ cho những người khác, đó là còn chưa tính đến tư vấn cho các đối thủ kinh doanh của bạn? Rất nhiều công việc TBPC sẽ gắn với một hạn chế công việc kinh doanh riêng. Đúng vậy, đối với TBPC (mức độ cao nhất của luật sư nội bộ), họ ít khi xuất hiện trên tạp chí hay bảng xếp hạng các luật sư. 

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành luật sư “có tiếng”, làm việc trong hãng luật sẽ tốt hơn cho bạn. Nếu bạn làm việc trong phòng pháp chế, đừng ngây ngô nghĩ rằng nếu bạn sở hữu vốn kiến thức uyên bác và kỹ năng xuất sắc thì cộng đồng sẽ tự động biết đến bạn. Bạn phải bước ra sân khấu và thể hiện cho mọi người xung quang bạn khá như thế nào. Khi bạn làm cho một hãng luật, khách hàng và các hãng luật khác sẽ là khán giả cho sân khấu đó, và nếu bạn làm tốt, sẽ có nhiều người biết đến bạn hơn.

9. PARTNER so với TBPC

Tôi không biết nên dùng từ gì gọn gàng trong tiếng Việt để chỉ “Partner” (có thể dịch là “luật sư thành viên”), vì vậy nên xin giữ nguyên từ này cho nó gọn. Một partner tức là một luật sư có vốn sở hữu trong hãng luật. Thường thường thì một hãng luật sẽ có nhiều partner. 

Nếu bạn vẫn đọc phần này thì xin cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn! Và tôi đoán rằng bạn có thể là một người tham vọng hoặc khá tò mò…Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ trải qua hai vị trí cao nhất này và nó là xa vời. Nhưng tôi đã làm việc rất gần với những người nắm giữ vị trí này nên tôi có thể tiết lộ một số điều mà tôi biết. 

Cả hai đều là những vị trí rất thử thách! Là TBPC có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm toàn bộ cho hoạt động của phòng pháp chế và các vấn đề pháp lý. Bạn sẽ phải làm việc rất gần với các lãnh đạo công ty và chịu sự ảnh hưởng bởi phong cách của họ. Nếu sếp của bạn làm việc ngày đêm thì bạn cũng phải sẵn sàng ngày đêm. Cho dù bạn có là một luật sư xuất sắc thì một điều kiện tiên quyết để bạn có thể gắn bó và trụ được lâu dài như một TBPC đó là bạn phải rất “hợp” với phong cách của lãnh đạo công ty. 

Nói về việc làm partner. Ok, bạn bắt đầu là một trợ lý luật sư, bạn làm tốt và tiến bộ, bạn trở thành một luật sư cấp cao thành công và gắn bó lâu dài với hãng luật. Tiếp theo thế nào? Hãng luật sẽ đề xuất bạn trở thành partner để ghi nhận những cống hiến của bạn. Vâng, trở thành một partner, nhiều quyền lực hơn khiến cuộc sống trở nên dễ dàng… Đó là một phần thôi, thực tế khác như vậy. Đây là một điều đã từng làm tôi rất ngạc nhiên: tôi biết và đã nghe về một số tình huống mà các luật sư Việt Nam/hay cả luật sư nước ngoài của các công ty luật nước ngoài từ chối với đề nghị trở thành partner của hãng luật mà mình đang làm việc. Vâng, đó là sự thật. Tại sao? Đề nghị trở thành partner thường gắn với điều kiện về mua phần vốn kèm theo các cam kết hiệu quả khác, điều này dẫn đến sự sụt giảm về thu nhập trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, trở thành partner, bạn không còn đơn thuần chỉ là một luật sư nữa, bạn là một doanh nhân điều hành dịch vụ pháp lý. Đó không chỉ đơn giản là một món quà mà còn là một thử thách. 

Công việc thử thách gắn liền với phần thưởng xứng đáng. Một anh bạn luật sư của tôi từng tiết lộ anh nhận được đề nghị làm luật sư nội bộ với mức lương tháng 10K USD từ một tập đoàn trong nước! Một con số thật lớn, và đó là con số lớn nhất tôi được biết cho vị trí luật sư nội bộ. Con số trung bình thấp hơn nhiều, bạn có thể lên Vietnamwork để kiểm tra. Tôi không biết các partner thu nhập bao nhiêu nhưng tôi đoán rằng partner sẽ thu được nhiều hơn. Bạn có thể xem mục 2 - Lương để biết cách tìm hiểu so sánh lương. Ngoài khoản lương ra, partner sẽ có cổ tức/lợi nhuận từ hãng luật nhưng TBPC cũng có thể nhận thưởng và cổ phiếu thưởng từ công ty của họ, điều này làm khoảng cách nhỏ lại. 

Hy vọng qua bài này bạn sẽ có được một cái nhìn nhất định về sự khác biệt giữa hai môi trường phổ biến của nghề luật sư hiện nay. Không có lựa chọn nào là hoàn hảo, tuy nhiên sẽ luôn có cái phù hợp hơn cho một mục tiêu nào đó của bạn.

Chúc may mắn!

(Dự thảo án lệ số 1) Quyết định GĐT số 01/2017/KDTM-GĐT ngày 1/3/2017 về công nhận hợp đồng thế chấp QSDĐ mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp

Án lệ số  /2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày…  tháng … năm 2017 và được công bố theo Quyết định số …/QĐ-CA ngày … tháng … năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 01/2017/KDTM-GĐT ngày 01-3-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là Ngân hàng A với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 10 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4 phần “Nhận định của Toà án”

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ 1:

Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác;hình thức và những nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Giải pháp pháp lý 1:

Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.

- Tình huống án lệ 2:

Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn liền với đất không thuộc sở hữu của người sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý 2:

Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2015); Điều 715, Điều 721Bộ luật Dân sự năm 2005; mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (pháp điển hóa tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Từ khóa của án lệ:

“Thế chấp quyền sử dụng đất”; “Trên đất có tài sản của người khác”; “Thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp”; “Ưu tiên nhận chuyển nhượng”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện đề ngày 6/10/2011 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là Ngân hàng A trình bày:

Ngày 16-6-2008, Ngân hàng A (sau đây viết tắt là Ngân hàng)và Công ty trách nhiệm hữu hạnB (sau đây viết tắt là Công ty B) ký Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142. Theo đó, Ngân hàng cho Công ty B vay 10.000.000.000 đồng và/hoặc bằng ngoại tệ tương đương. Mục đích cấp tín dụng để bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh theo nghề đăng ký của Công ty B.

Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng đã giải ngân tổng cộng 3.066.191.933 đồng cho Công ty Btheo các Hợp đồng tín dụng kiêm Khế ước nhận nợ. Tính đến ngày 05-10-2011, Công ty Bcòn nợ gốc và lãi của 03 Khế ước là 4.368.570.503 đồng (trong đó nợ gốc là 2.943.600.000 đồng, nợ lãi là 1.424.970.503 đồng).

Tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên là nhà, đất [thửa đất số 43, tờ bản đồ số 5I-I-33 (1996)] tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông H và bà N (theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 10107490390 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 07-12-2000), do ông H, bà N thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008. Hợp đồng thế chấp này được Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội công chứng ngày 11-6-2008 và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 11-6-2008.

Ngày 30-10-2009, Ngân hàng và Công ty Btiếp tục ký Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200900583. Theo đó, Ngân hàng cho Công ty B vay 180.000 USD. Mục đích vay để thanh toán tiền vận chuyển hàng hóa lô hàng xuất khẩu; thời hạn vay 09 tháng; lãi suất vay 5,1%/năm; lãi suất quá hạn bằng 150%.

Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng đã giải ngân đủ số tiền vay 180.000 USD cho Công ty B. Công ty B mới trả cho Ngân hàng số tiền nợ gốc là 100.750 USD và số nợ lãi là 1.334,50 USD. Tính đến ngày 05-10-2011, Công ty Bcòn nợ gốc là 79.205 USD và nợ lãi là 16.879,69 USD. Tổng cộng cả nợ gốc và lãi là 96.120,69 USD.

Tài sản bảo đảm cho khoản vay của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-2009058 gồm:

- Lô hàng 19 xe ô tô tải thành phẩm trọng tải 1,75 tấn hiệu JMP mới 100% trị giá 2.778.750.000 đồng (do Công ty B lắp ráp theo phương thức hàng để kho đơn vị, Ngân hàng giữ Giấy chứng nhân đăng kiểm chất lượng xe xuất xưởng) do Công ty Bthế chấp theo Hợp đồng thế chấpsố 219/2009/EIBHBT-CC ngày 29-10-2009. Hợp đồng thế chấp này được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thành phố Hà Nội ngày 02-11-2009;

- Số dư tài khoản tiền gửi kỳ hạn 03 tháng trị giá 1.620.000.000 đồng do Ngân hàng phát hành. Do Công ty Bđã thực hiện được một phần nợ vay nên Ngân hàng đã giải chấp số tiền 1.620.000.000 đồng tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm của Công ty B, tương ứng với số nợ đã thanh toán.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ngân hàng xác nhận: đối với khoản vay 180.000 USD, Công ty B đã trả xong nợ gốc; chỉ còn lại nợ lãi là 5.392,81 USD; tài sản bảo đảm là 19 xe ô tô, hiện đã bán 18 chiếc, còn lại 01 chiếc; đề nghị Tòa án cho xử lý nốt chiếc xe còn lại để thu hồi nợ vay còn thiếu.

Ngân hàng yêu cầu Tòa án buộc:

- Công ty Bthanh toán số nợ gốc và lãi bằng VNĐ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142 là 4.368.570.503 đồng;

- Công ty Bthanh toán 5.392,81 USD nợ lãi bằng USD của Hợp đồng tín dụng số 1702-LVA-200900583.

Trong trường hợp, Công ty Bkhông thanh toán hoặc thanh toán không đủ đề nghị Tòa án phát mãi tài sản thế chấp là:

- Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông H và bà N;

- 01 xe ô tô tải thành phẩm, trọng tải 1,75 tấn, hiệu JMP mới 100% do Công ty Blắp ráp theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 219/2009/EIBHBT- CC ngày 29-10-2009.

Đại diện bị đơn là anh T - Tổng Giám đốc Công ty B trình bày: Thừa nhận số tiền nợ gốc, lãi và tài sản thế chấp như Ngân hàng trình bày nhưng đề nghị Ngân hàng cho trả nợ dần.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông H và bà N trình bày: Ông bàthừa nhận ký hợp đồng thế chấp nhà, đất số 432 nêu trên để bảo đảm cho khoản vay tối đa là 3.000.000.000 đồng của Công ty B. Hợp đồng thế chấp được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Gia đình ông H và bà N cũng đã hỗ trợ Công ty trả được gần 600.000.000 đồng cho khoản vay có tài sản thế chấp là nhà và đất của ông bà. Ông, bà đề nghị Ngân hàng gia hạn khoản nợ của Công ty Bđể Công ty có thời gian phục hồi sản xuất, thu xếp trả nợ cho Ngân hàng; đề nghị Tòa án không triệu tập các con trai, con dâu, con gái và con rể của ông bà đến Tòa án làm việc.

Anh P thay mặt cho những người con, cháu của ông H, bà N đang sống tại nhà, đất số 432 trình bày:

Cuối năm 2010, anh mới biết bố mẹ anh thế chấp nhà đất của gia đình đang ở để bảo đảm cho khoản vay của Công ty B. Sau khi ông H, bà N được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2000, anh Pvà anh Q đã bỏ tiền ra xây dựng thêm một ngôi nhà 3,5 tầng trên đất và 16 người trong gia đình hiện đang ở tại nhà, đất số 432 nêu trên. Khi ký hợp đồng thế chấp, Ngân hàng không hỏi ý kiến các anh và những người đang sinh sống tại nhà, đất này. Do đó, anh đề nghị Tòa án không công nhận hợp đồng thế chấp và xem xét số tiền 550.000.000 đồng mà anh em các anh đóng góp vào trả nợ cho Công ty B theo Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là nhà, đất số 432 nêu trên nhưng Ngân hàng tự ý trừ vào khoản vay ngoại tệ có tài sản bảo đảm là 19 xe ô tô là không đúng.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24/9/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A đối với Công ty TNHH B.

- Buộc Công ty TNHH B phải thanh toán trả cho Ngân hàng A số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142, bao gồm:nợ gốc 2.813.600.000 đồng; nợ lãi trong hạn 2.080.977.381 đồng; nợ lãi quá hạntính đến ngày 23-9-2013 1.036.575.586đồng; tiền lãi phạt chậm trảtính đến ngày 23-9-2013123.254.156 đồng; Tổng cộng:  6.054.407.123 đồng.

- Buộc Công ty TNHHBphải thanh toán trả cho Ngân hàng A số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800583, gồm số tiền nợ lãi quá hạn là 5.392,81 USD.

Trong trường hợp Công ty TNHH Bkhông trả nợ hoặc trả không đủ số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142, thì Ngân hàng Acó quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại thửa số 43, tờ bản đồ số 5I-I-33 (1996) theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 10107490390 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 07-12-2000 cho ông H và bà N tại địa chỉ số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội để thu hồi nợ…

Trường hợp Công ty TNHH Bkhông trả nợ hoặc trả không đủ số tiền nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800583, thì Ngân hàng A có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử lý tài sản bảo đảm là 01 chiếc xe ô tô tải, trọng tải 1,75 tấn hiệu JMP do Công ty TNHH Blắp ráp theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 219/2009/EIBHBT-CC ngày 29-10-2009 để thu hồi nợ.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày 07-7-2014, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

Giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về Hợp đồng tín dụng, về các khoản tiền vay và tiền Công ty B phải trả Ngân hàng A;hủy phần quyết định của Bản án sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về  phần hợp đồng thế chấp, bảo đảm của người thứ 3, cụ thể:

… Hủy phần quyết định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người thứ 3 (nhà đất số 432, tổ 28 phường E, quận G, thành phố Hà Nội) ký ngày 11-6-2008 tại Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội và đăng ký tài sản bảo đảm tại Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội ngày 11-6-2008…

Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, thu thập chứng cứ và xét xử lại, xác định phần tài sản hợp pháp thuộc sở hữu của ông H, bà N làm tài sản thế chấp bảo đảm cho Công ty TNHH B đối với khoản tiền vay ở Ngân hàng A theo Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142 ngày 16-6-2008.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 14/2016/KDTM-KN ngày 12-4-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày 7-7-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày 7-7-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Hồ sơ vụ án thể hiện, để đảm bảo cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142 ngày 16-6-2008 tại Ngân hàng của Công ty B do anh T là con trai ông H, bà N làm Giám đốc, thì ngày 11-6-2008, ông H và bà N đã thế chấp nhà, đất tại số 432,tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông H, bà N theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008. Hợp đồng thế chấp này được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

[2] Theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 07/12/2000, thì nhà, đất tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là nhà, đất số 432), gồm: diện tích đất ở 147,7 m2, diện tích nhà ở 85 m2, kết cấu nhà: bê tông và xây gạch; số tầng: 02+01. Khi thẩm định tài sản thế chấp, Ngân hàng biết trên diện đất 147,7 m2 ngoài căn nhà 02 tầng đã được đăng ký sở hữu, còn có căn nhà 3,5 tầng chưa đăng ký sở hữu nhưng Ngân hàng chỉ định giá quyền sử dụng đất và căn nhà 02 tầng đã đăng ký sở hữu với tổng giá trị nhà, đất là 3.186.700.000 đồng, mà không thu thập thông tin, tài liệu để xem xét làm rõ nguồn gốc cũng như ai là chủ sở hữu căn nhà 3,5 tầng là thiếu sót, không đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

[3] Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 06-6-2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, xác định: nhà, đất số 432 có 02 khối nhà (gồm: khối nhà thứ nhất: diện tích chiếm đất là 37,5 m2, chiều dài 5,9 m, chiều rộng 6,35 m; khối nhà thứ hai là nhà bê tông ba tầng có ban công, diện tích 61,3 m2) và hiện có 16 người thường trú, đăng ký dài hạn, thường xuyên sinh sống. Trước khi xét xử sơ thẩm, ngày 21-9-2013, anh P (con trai ông H, bà N) có Đơn kiến nghị gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2000, do khó khăn về chỗ ở, năm 2002, gia đình ông H, bà N đã thống nhất để anh P và những người con của ông H, bà N bỏ tiền ra xây dựng thêm căn nhà 3,5 tầng bên cạnh căn nhà 02 tầng cũ trên thửa đất nói trên. Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội biết trên thực tế hiện trạng thửa đất khi thế chấp đã có 02 căn nhà (căn nhà 02 tầng cũ và căn nhà 3,5 tầng) không đúng theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2000 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008. Khi giải quyết vụ án, mặc dù Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có xem xét yêu cầu của anh P và những người con ông H, bà N liên quan đến căn nhà 3,5 tầng nhưng Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không quyết định rõ có xử lý phát mãi căn nhà 3,5 tầng hay không là không đúng, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

[4] Theo quy định tại mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất”. Trong vụ án này, khi ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bên thế chấp (ông H, bà N) và bên nhận thế chấp (Ngân hàng) đều biết rõ trên thửa đất của ông H, bà N ngoài căn nhà 02 tầng đã được đăng ký quyền sở hữu thì trên đất còn có một căn nhà 3,5 tầng chưa được đăng ký quyền sở hữu nhưng các bên chỉ thỏa thuận thế chấp tài sản gồm quyền sử dụng đất và căn nhà 02 tầng gắn liền với đất. Trường hợp trên đất có nhiều tài sản gắn liền với đất mà có tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất, có tài sản thuộc sở hữu của người khác mà người sử dụng đất chỉ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình, hợp đồng thế chấp có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008 có một phần bị vô hiệu (phần có căn nhà 3,5 tầng); xử hủy phần quyết định của bản án sơ thẩm về phần hợp đồng thế chấp và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, thu thập chứng cứ xác định phần tài sản hợp pháp thuộc sở hữu của ông H, bà N và xét xử lại là không đúng. Lẽ ra, với các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm cần xem xét, quyết định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông H, bà N theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm cần yêu cầu đương sự cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc hình thành căn nhà 3,5 tầng nêu trên để giải quyết vụ án bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những người đã bỏ tiền ra xây dựng nhà và đang sinh sống tại đó. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm cần hỏi ý kiến, động viên, khuyến khích các đương sự thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp. Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên đất có nhà thuộc sở hữu của người khác không phải là người sử dụng đất thì cần dành cho chủ sở hữu nhà đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu mua (nhận chuyển nhượng).

[5] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ theo thỏa thuận của các bên tại khoản 5.4 Điều 5 Hợp đồng tín dụng về lãi phạt chậm trả trên số lãi chưa thanh toán “lãi phạt chậm trả là quá 10 ngày kể từ ngày đáo hạn, mức lãi phạt là 2% trên số lãi chưa thanh toán; quá 30 ngày kể từ ngày đáo hạn, mức lãi phạt là 5% trên số lãi chưa thanh toán” để chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng buộc Công ty B phải trả số tiền lãi phạt chậm trả123.254.156 đồng là không đúng pháp luật, không được chấp nhận vì đây là lãi chồng lãi. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai sót này, vẫn giữ nguyên quyết định này của bản án sơ thẩm cũng là không đúng.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự;

1. Chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 14/2016/KDTM-KN ngày 12-4-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2.  Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày 07-7-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng A, bị đơn là Công ty TNHH B và 10 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[4] Trường hợp trên đất có nhiều tài sản gắn liền với đất mà có tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất, có tài sản thuộc sở hữu của người khác mà người sử dụng đất chỉ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình, hợp đồng thế chấp có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật…

…Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên đất có nhà thuộc sở hữu của người khác không phải là người sử dụng đất thì cần dành cho chủ sở hữu nhà đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu mua (nhận chuyển nhượng).”

(nguồn: anle.toaan.gov.vn)